Chủ nhật 27/07/2025 16:05Chủ nhật 27/07/2025 16:05 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Nghệ An: Nỗ lực vượt sông chảy xiết, tiếp tế nhu yếu phẩm cho hàng trăm hộ dân bị cô lập

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Với quyết tâm không để nhân dân chịu cảnh thiếu thốn vì bị cô lập do mưa lũ. Chính quyền xã Lượng Minh (Nghệ An) đã nỗ lực vượt sông tiếp cận, cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu cho bà con vơi bớt khó khăn trước mắt.
Nghệ An: Nỗ lực vượt sông chảy xiết, tiếp tế nhu yếu phẩm cho hàng trăm hộ dân bị cô lập
Cầu treo Xốp Mạt bị nước lũ cuốn trôi. (Ảnh: Việt Hòa)

Vượt sông tiếp tế nhu yếu phẩm

Suốt từ 22/7 đến 25/7, ảnh hưởng của mưa lũ khiến dòng sông Nậm Nơn dâng cao. Con đường tỉnh lộ 543B chạy sát dòng sông xuất hiện nhiều điểm sạt lở vì mưa lớn khiến giao thông chia cắt, đi lại khó khăn. Toàn xã Lượng Minh bị cô lập suốt 4 ngày, thì mãi đến sáng 26/7 mới thông tuyến vào đến trung tâm xã.

Đường thông, điện lưới và sóng điện thoại cũng được nối lại. Tuy nhiên, còn 4 bản bên kia sông là bản Đửa, Minh Thành, Chẳm Puông, Minh Tiến với hàng trăm hộ dân, hàng nghìn nhân khẩu vẫn đang bị cô lập do cầu treo Xốp Mạt đã bị lũ cuốn trôi.

Nghệ An: Nỗ lực vượt sông chảy xiết, tiếp tế nhu yếu phẩm cho hàng trăm hộ dân bị cô lập
Chính quyền địa phương vượt sông tiếp tế nhu yếu phẩm cho bà con. (Ảnh: Việt Hòa)

Chủ tịch UBND xã Lượng Minh, ông Nguyễn Văn Hòa sốt ruột kể lại: “Mấy ngày qua chúng tôi rất nóng lòng, đã thử bằng mọi cách nhưng không thể liên lạc cũng như tiếp cận được với các bản nói trên. Nước sông vẫn neo cao, chảy xiết nguy hiểm khiến công tác tiếp cận bằng đường thủy như đánh đu với tính mạng”.

Nghệ An: Nỗ lực vượt sông chảy xiết, tiếp tế nhu yếu phẩm cho hàng trăm hộ dân bị cô lập
Nhu yếu phẩm được vận chuyển lên bờ để phân phát đi các bản. (Ảnh: Việt Hòa)

Với quyết tâm không để bà con dân bản tiếp tục chịu cảnh thiếu thốn vì bị cô lập. Ngay khi nước rút, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn xã Lượng Minh đã quyết định vượt sông tiếp cận, cung cấp nhu yếu phẩm trước mắt như gạo, mì tôm, muối, nước lọc, sữa… cho người dân.

Vượt sông tiếp tế nhu yếu phẩm cho hàng trăm hộ dân đang bị cô lập
Hàng trăm hộ dân được cung cấp thực phẩm, nước uống... kịp thời. (Ảnh: Việt Hòa)

Tại mố cầu treo Xốp Mạt ở phía bên này, 2 con thuyền chờ sẵn được trang bị áo phao đầy đủ. Người lái thuyền cũng được chọn kỹ lưỡng, đảm bảo: lái giỏi, giàu kinh nghiệm để vượt dòng sông một cách an toàn nhất.

Phía bên kia, hàng chục trai tráng của bốn bản đã chờ sẵn để hỗ trợ vận chuyển các nhu yếu phẩm lên bờ. Nỗi thấp thỏm của họ như thu hết sự trông mong sau nhiều ngày bị cô lập.

Nghệ An: Nỗ lực vượt sông chảy xiết, tiếp tế nhu yếu phẩm cho hàng trăm hộ dân bị cô lập
Lãnh đạo địa phương trao quà cho các hộ dân bị cô lập. (Ảnh: Việt Hòa)

Trưởng bản Đửa, anh Lô Văn Du chia sẻ: “Toàn bản có 87 hộ với 409 khẩu, những ngày qua do bị cô lập hoàn toàn nên tất cả lương thực tích trữ đã cạn kiệt, hàng quán không có bán, xăng dầu không có, điện mất, sóng điện thoại mất… Hôm nay, cán bộ xã cùng đơn vị hỗ trợ đã vượt sông cung cấp nhu yếu phẩm cho bà con. Chúng tôi ai cũng rất phấn khởi lắm”.

Nghệ An: Nỗ lực vượt sông chảy xiết, tiếp tế nhu yếu phẩm cho hàng trăm hộ dân bị cô lập
Bà con dân bản vui mừng khi được tiếp tế nhu yếu phẩm sau nhiều ngày bị cô lập. (Ảnh: Việt Hòa)

Mong ngóng xây dựng cầu cứng qua sông

Kể về 5 ngày cô lập vừa qua, Đại úy Lô Hoài Anh - Phó trưởng công an xã Lượng Minh chia sẻ: Chúng tôi đã nỗ lực bằng mọi cách tiếp cận với 4 bản này nhưng đành chịu vì nước sông dân cao, chảy xiết. Nếu cắt rừng đi từ xã Chiêu Lưu cách đó hơn 70km cũng không được vì đường sạt lở quá nhiều. Nay thì yên tâm rồi, cũng may bà con đều bình an cả!

Vượt sông tiếp tế nhu yếu phẩm cho hàng trăm hộ dân đang bị cô lập
Chiếc cầu duy nhất đi trung tâm xã bị cuốn trôi, nhiều người dân chỉ biết đứng nhìn qua sông. (Ảnh: Việt Hòa)

Cùng chúng tôi vượt sông tiếp cận 4 bản bị cô lập nhiều ngày qua, ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Lượng Minh chia sẻ: Trước mắt địa phương mong muốn cấp trên cung cấp nhu yếu phẩm như gạo, mì tôm, cá khô, lạc, thịt hộp, nước lọc... cho người dân bị. Đồng thời bố trí đò ngang để di chuyển nhân dân ở các bản bị cô lập, hỗ trợ tái thiết lại nhà cho nhân dân.

“Không biết sắp tới bà con sẽ đi lại ra sao khi cây cầu duy nhất thì đã bị lũ cuốn trôi. Nhất là khi bước vào năm học mới, các cháu học sinh sẽ đi học như thế nào đây. Chính quyền địa phương mong rằng cấp trên sẽ quan tâm, sớm hỗ trợ xây mới cầu cứng để bà con thuận tiện đi lại, an toàn hơn trong mùa mưa lũ”, ông Hòa lo ngại.

Vượt sông tiếp tế nhu yếu phẩm cho hàng trăm hộ dân đang bị cô lập
Tuyến đường đi qua xã Lượng Minh bị sạt lở nhiều điểm do mưa lũ. (Ảnh: Việt Hòa)

Mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 đã khiến gần 100 nhà dân trên địa bàn xã Lượng Minh bị thiệt hại, 28 lồng cá bị lũ cuốn trôi, hơn 300 con gia súc, gia cầm bị chết và hơn 1,5ha lúa bị gãy đổ.

Nhiều tuyến đường trên địa bàn xã bị sạt lở taluy âm, taluy dương, đất đá sạt lở xuống đường gây ách tắc giao thông. Ước tính thiệt hại ban đầu hơn 100 tỷ đồng.

Bài liên quan

Đắk Lắk : Người dân quyên góp nhu yếu phẩm hỗ trợ đồng bào Nghệ An bị ảnh hưởng bão lũ

Đắk Lắk : Người dân quyên góp nhu yếu phẩm hỗ trợ đồng bào Nghệ An bị ảnh hưởng bão lũ

Ngày 25/7, tại sân Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh Đắk Lắk (số 06 đường Nguyễn Công Trứ, phường Buôn Ma Thuột), nhiều người dân trên địa bàn đã mang theo các nhu yếu phẩm cần thiết để gửi tặng đồng bào tỉnh Nghệ An đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3.
Trung tâm y tế Tương Dương ngổn ngang sau trận lũ lịch sử

Trung tâm y tế Tương Dương ngổn ngang sau trận lũ lịch sử

Cơn "đại hồng thủy" phút chốc nhấn chìm Trung tâm y tế Tương Dương trong chốc lát. Trước tình hình cấp bách, các y bác sỹ ở đây chỉ kịp di tản hàng trăm bệnh nhân đến nơi an toàn, còn trang thiết bị, thuốc men ngập ngụa trong nước lũ, bùn đất.
Những bản làng “ba không” sau cơn lũ dữ ở miền tây xứ Nghệ

Những bản làng “ba không” sau cơn lũ dữ ở miền tây xứ Nghệ

Cơn lũ lịch sử đi qua để lại hậu quả nặng nề, những bản làng miền tây Nghệ An tiêu điều, xơ xác. Đến cuối chiều 25/7 thì nhiều nơi vẫn chưa thể liên lạc, tiếp cận được đối mặt với “nhiều không”.
“Nước mắt Cửa Rào” sau cơn lũ dữ

“Nước mắt Cửa Rào” sau cơn lũ dữ

Cơn lũ lịch sử đã khiến nhiều nhà dân ở bản Cửa Rào 2, xã Tương Dương (Nghệ An) bị hư hỏng, tài sản bị cuốn trôi mất trắng. Nhiều hộ dân rơi vào cảnh “màn trời, chiếu đất”, khó khăn chồng chất.
Xử lý nước thải chưa khử trùng, Công ty CP PT Công nghiệp xanh bị phạt 370 triệu đồng

Xử lý nước thải chưa khử trùng, Công ty CP PT Công nghiệp xanh bị phạt 370 triệu đồng

Vi phạm quy trình xử lý nước thải chưa khử trùng; biện pháp xử lý nhau thai, xác lợn chết không đúng quy trình... Công ty CP PT Công nghiệp xanh đã bị UBND tỉnh Nghệ An xử phạt 370 triệu đồng.
Lấm lem bùn đất, nỗ lực khắc phục hậu quả ở "rốn lũ" Tương Dương

Lấm lem bùn đất, nỗ lực khắc phục hậu quả ở "rốn lũ" Tương Dương

Sau khi nước lũ rút, khung cảnh nơi "rốn lũ" Tương Dương (Nghệ An) ngổn ngang đồ đạc, bùn đất. Người dân cùng các lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực khắc phục hậu quả, sớm ổn định lại cuộc sống.
Trung tâm y tế Tương Dương ngổn ngang sau trận lũ lịch sử

Trung tâm y tế Tương Dương ngổn ngang sau trận lũ lịch sử

Cơn "đại hồng thủy" phút chốc nhấn chìm Trung tâm y tế Tương Dương trong chốc lát. Trước tình hình cấp bách, các y bác sỹ ở đây chỉ kịp di tản hàng trăm bệnh nhân đến nơi an toàn, còn trang thiết bị, thuốc men ngập ngụa trong nước lũ, bùn đất.
Những bản làng “ba không” sau cơn lũ dữ ở miền tây xứ Nghệ

Những bản làng “ba không” sau cơn lũ dữ ở miền tây xứ Nghệ

Cơn lũ lịch sử đi qua để lại hậu quả nặng nề, những bản làng miền tây Nghệ An tiêu điều, xơ xác. Đến cuối chiều 25/7 thì nhiều nơi vẫn chưa thể liên lạc, tiếp cận được đối mặt với “nhiều không”.
Ấm áp những suất cơm miễn phí đầy tình yêu thương ở vùng lũ xứ Nghệ

Ấm áp những suất cơm miễn phí đầy tình yêu thương ở vùng lũ xứ Nghệ

Ở tâm lũ miền Tây xứ Nghệ, không thấy gì ngoài những lớp bùn đất dày hàng mét, những khuôn mặt mệt mỏi, bờ phờ vì chạy lũ và dọn dẹp sau lũ. Thế nhưng, mọi người ai cũng ấm lòng với những suất cơm hỗ trợ miễn phí, tiếp thêm động lực để người dân ổn định lại cuộc sống.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 3: Toả sáng trong lòng dân

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 3: Toả sáng trong lòng dân

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
Gia Lai: Tăng cường bảo vệ các loài thú biển

Gia Lai: Tăng cường bảo vệ các loài thú biển

UBND tỉnh Gia Lai vừa chỉ đạo tăng cường thực hiện quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ các loài thú biển.
Hội Nông dân Việt Nam: Tổ chức tri ân các gia đình chính sách thương binh, liệt sĩ

Hội Nông dân Việt Nam: Tổ chức tri ân các gia đình chính sách thương binh, liệt sĩ

Ngày 24/7, Ban Công tác Nông dân tổ chức buổi gặp mặt các cán bộ là con gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh hiện đang công tác tại Ban Công tác Nông dân nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), tại Hà Nội,.
Đắk Lắk: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày 28 hằng tháng

Đắk Lắk: Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân định kỳ vào ngày 28 hằng tháng

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Kế hoạch số 008/KH-UBND, ngày 23/7/2025 tổ chức tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh.
Những bản làng “ba không” sau cơn lũ dữ ở miền tây xứ Nghệ

Những bản làng “ba không” sau cơn lũ dữ ở miền tây xứ Nghệ

Cơn lũ lịch sử đi qua để lại hậu quả nặng nề, những bản làng miền tây Nghệ An tiêu điều, xơ xác. Đến cuối chiều 25/7 thì nhiều nơi vẫn chưa thể liên lạc, tiếp cận được đối mặt với “nhiều không”.
Lâm Đồng: Hành động quyết liệt vì sự phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng: Hành động quyết liệt vì sự phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong nỗ lực hiện thực hóa các chính sách của Trung ương, tỉnh Lâm Đồng đang chủ động triển khai hàng loạt giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, với tổng nguồn vốn hơn 292 tỷ đồng được phân bổ đến từng xã, từng địa phương.
Lâm Đồng:Tăng cường quản lý đất nông nghiệp, rừng sản xuất tại nơi nguy cơ bị lấn, chiếm trái phép

Lâm Đồng:Tăng cường quản lý đất nông nghiệp, rừng sản xuất tại nơi nguy cơ bị lấn, chiếm trái phép

Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu tăng cường công tác quản lý hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, rừng sản xuất tại các khu vực có nguy cơ bị lấn, chiếm, phân lô bán nền trái phép.
Ấm áp những suất cơm miễn phí đầy tình yêu thương ở vùng lũ xứ Nghệ

Ấm áp những suất cơm miễn phí đầy tình yêu thương ở vùng lũ xứ Nghệ

Ở tâm lũ miền Tây xứ Nghệ, không thấy gì ngoài những lớp bùn đất dày hàng mét, những khuôn mặt mệt mỏi, bờ phờ vì chạy lũ và dọn dẹp sau lũ. Thế nhưng, mọi người ai cũng ấm lòng với những suất cơm hỗ trợ miễn phí, tiếp thêm động lực để người dân ổn định lại cuộc sống.
Đắk Lắk: Giao quyền quản lý 348 công trình thủy lợi, phục vụ hơn 21.000 ha

Đắk Lắk: Giao quyền quản lý 348 công trình thủy lợi, phục vụ hơn 21.000 ha

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định giao Công ty TNHH MTV Quản lý công trình thủy lợi Đắk Lắk tiếp nhận, quản lý và khai thác 348 công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh, với tổng năng lực cung cấp nước đạt hơn 21.000 ha.
Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 2: Biên cương xanh - Có các anh

Vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc - Kỳ 2: Biên cương xanh - Có các anh

Sắt son với Đảng, thuỷ chung với đồng bào, nặng lòng với non sông, những người lính mang quân hàm xanh, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng không quản ngại khó khăn, thử thách, sẵn sàng đương đầu với mây ngàn gió núi, với những bước chân ngày đêm không ngơi nghỉ đã âm thầm vượt mọi gian lao nơi tuyến đầu, lăn lộn với cơ sở, thực hiện “Ba bám, bốn cùng” với đồng bào. Các anh đã viết nên khúc ca người lính biên phòng với niềm tự hào và ý chí kiên cường để thực hiện những khát vọng cháy bỏng bằng cả nhiệt huyết con tim và trách nhiệm của mình, cùng đồng bào gìn giữ, bảo vệ cho đất mẹ Tổ quốc được bình yên, cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc biên giới được ấm no, đủ đầy, cho con trẻ sớm hôm được vui bước đến trường và cho một tương lai tươi sáng nơi biên cương.
Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo

Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo

Ngày 22/7/2025, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Bù Gia Mập phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị ký kết Hợp đồng ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Đắk Lắk: Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt trên 98%

Đắk Lắk: Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt trên 98%

Theo số liệu cập nhật của các địa phương trên địa bàn tỉnh, tính đến chiều ngày 23/7, toàn tỉnh đã khởi công xây mới, sửa chữa 8.814 căn nhà theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, đạt tỷ lệ 98,01%.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính