Thứ bảy 24/05/2025 11:33Thứ bảy 24/05/2025 11:33 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Mùa Xuân nghĩ về Tết trồng cây, cảm nhận về tầm nhìn xa của Bác Hồ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Mùa Xuân, mùa tràn trề nhựa sống vốn mang nhiều cung bậc lãng mạn của tâm hồn, đó là mùa của hy vọng, niềm tin, giống như tuổi trẻ luôn ấp ủ những ước mơ, khao khát và hành động...
Mùa Xuân nghĩ về Tết trồng cây, cảm nhận về tầm nhìn xa của Bác Hồ
Bác Hồ trồng cây đa tại xã Vật Lại, Ba Vì, Hà Tây (nay là Hà Nội) ngày 16.2.1969. Ảnh: Tư liệu

Khởi đầu là điểm xuất phát, là những bước đi gian khó, nhưng là bước đi tất yêu của tuổi trẻ, bước đi rất quan trọng của một đời người. Bác Hồ từng nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

Trong xã hội hiện đại, Kinh tế xanh, Tăng trưởng xanh là chủ đề được các nhà lãnh đạo các quốc gia trên thế giới thường đề cập đến, bởi đây là nội dung mang tính chiến lược trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0. Mục tiêu này đã được chính phủ Việt Nam cụ thể hóa thông qua Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Xuân về, nhớ lại Tết trồng cây mà Bác Hồ đã phát động cách đây hơn nửa thế kỷ càng thấy tầm nhìn xa của Người.

Theo nghiên cứu mới nhất do Viện Môi trường - Tài nguyên (Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) công bố, trung bình mỗi năm, tổng phát thải khí nhà kính chỉ riêng trên địa bàn thành phố hơn 60 triệu tấn CO2. Trong đó, có 3 nguồn thải chính là từ hoạt động công nghiệp (khoảng gần 20 triệu tấn), giao thông (khoảng hơn 13 triệu tấn), còn lại là sinh hoạt và các hoạt động khác. Như vậy, nếu không có chiến lược ứng phó kịp thời loài người sẽ là nạn nhân bi thảm của biến đổi khí hậu. Các chính sách liên quan đến phát triển giao thông xanh, chuyển đổi năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh; đô thị thông minh thông qua đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ tăng trưởng xanh đang là nhiệm vụ cấp bách.

Mỗi khi Tết đến, Xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa lá tốt tươi, lòng mỗi người thư thái đón mùa Xuân về và đây là dịp hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây” theo lời dạy của Bác Hồ: “Mùa xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Mùa Xuân, với những cơn mưa Xuân đầu mùa dịu nhẹ, thời tiết ấm áp, là thời điểm thích hợp để cây trồng phát triển. Đó chính là lý do mà Bác cho rằng mùa Xuân là mùa để trồng cây. Trong chiến lược phát triển Bác Hồ thường nhấn mạnh hai thứ rất quan trọng trong đời sống, ấy là “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Đó là tầm nhìn bao trùm vì lợi ích vừa ngắn hạn vừa dài hạn.

Yêu cầu về trồng cây xanh cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên trong bài “Tết trồng cây”, đăng trên báo Nhân dân ngày 28-11-1959. Bài viết nêu rõ, để kỷ niệm ngày thành lập Đảng, tất cả nhân dân miền Bắc mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và chăm sóc cho tốt. “Mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây. Từ năm 1960 đến 1965 (là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất), chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà. Và trong mươi năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta...”.

Yêu con người, yêu nhân dân, Bác còn là người yêu thiên nhiên. Những nơi lưu giữ dấu ấn Hồ Chí Minh như khu Nhà sàn trong Phủ Chủ tịch, Di tích K9 - Đá Chông ở Ba Vì… nơi nào cũng rợp bóng cây xanh. Những khu vườn nhỏ, nơi trồng cây ăn quả, khu vườn trồng quế, trồng rau. Trước nhà có nhiều loài hoa ngát hương khoe sắc. Bác khuyên khi mùa Xuân tới, mỗi người nên trồng ít nhất một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp. Năm 1961, nói chuyện với nhân dân đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Người căn dặn: “Cần trồng nhiều cây ăn quả, cây lấy gỗ, cây ngăn gió. Trồng cây sẽ đưa lại cho nhân dân ta một nguồn lợi to lớn, lại làm cho xứ sở ta thêm đẹp”.

Năm 1969, dù sức khỏe đã yếu nhưng sáng mùng 1 Tết Kỷ Dậu, Bác vẫn đến chúc Tết một số đơn vị và trồng cây lưu niệm tại đồi Đồng Váng, thôn Yên Bồ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì. Đây là cây đa cuối cùng Bác Hồ trồng trong cuộc đời của Người. Và trong bản Di chúc, liên quan đến “việc riêng”, Người còn căn dặn: “Nên có kế hoạch trồng cây trên đồi. Ai đến thăm thì trồng một cây làm kỷ niệm. Trồng cây nào phải tốt cây ấy. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng, sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”... Trong một thời gian dài, nhiều người quên mất mục tiêu lâu dài của việc trồng cây. Hiện nay nhân loại đứng trước những thách thức to lớn là biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng thời tiết cực đoan như trái đất nóng lên, băng tan, bão, lụt, sạt lở, hạn hán, xâm nhập mặn... gây hậu quả nặng nề. Do đó, việc trồng cây càng cấp bách mang nhiều ý nghĩa với cuộc sống của người dân và sự phát triển bền vững đất nước.

Một thời gian dài tăng trưởng kinh tế chỉ chú trọng vào mặt “hiệu quả - lợi nhuận” đơn thuần của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mà ít tính đến các chi phí phải đầu tư để ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã “mất nhiều hơn được”. Bằng chứng là, nó đang gây ra những chu kỳ suy thoái kinh tế, khủng hoảng sinh thái trầm trọng và biến đổi khí hậu. Mô hình phát triển kinh tế truyền thống dường như không còn phù hợp đối với mục tiêu phát triển bền vững. Quá trình tái cấu trúc các nền kinh tế sẽ diễn ra mạnh mẽ, gắn với những bước tiến mới về khoa học kỹ thuật, công nghệ nhằm sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài nguyên. Chiến lược phát triển xanh cũng khẳng định: “phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt” và “phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”.

Việt Nam đang tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, phát triển bền vững từ kinh tế xanh được xác định là xu hướng, nhiệm vụ quan trọng. Ngoài Công nghiệp xanh, Nông nghiệp xanh, tín dụng xanh, du lịch xanh, đô thị xanh… việc trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt di huấn của Bác Hồ về trồng cây, gây rừng là một trong những nội dung rất quan trọng.

Cảnh quan thiên nhiên phong phú với nhiều khu vực được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, truyền thống văn hóa, lịch sử đậm đà bản sắc, mở ra cơ hội để phát triển du lịch giải trí, khám phá và xây dựng nền “kinh tế không khói”. Vị trí địa lý tự nhiên và tính đa dạng sinh học cao, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm làm cây cối tốt tươi là điều kiện thuận lợi để phát triển và sử dụng các loại năng lượng tái tạo, như năng lượng gió, năng lượng Mặt trời, năng lượng thủy triều, năng lượng sinh học… Điều này sẽ tạo nên diện mạo mới của nền kinh tế phát triển bền vững.

Thứ nữa, người dân ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của việc lựa chọn và phát triển mô hình kinh tế xanh vì những vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên về hậu quả và sự trả giá cho mô hình phát triển của nền kinh tế nâu. Có thể nói, Việt Nam đang hội tụ những điều kiện thuận lợi từ chủ trương, chính sách tới điều kiện tự nhiên, xã hội, hợp tác quốc tế... Đây có thể được coi là những yếu tố thúc đẩy việc tiến trình xanh hóa nền kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Sinh thời, dù bận việc Đảng, việc nước, nhưng Bác Hồ vẫn luôn quan tâm tới việc trồng cây, gây rừng, làm đẹp cảnh quan, tạo điều kiện sống trong lành, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tư tưởng, tầm nhìn về trồng cây của Người chính là gắn với Kinh tế xanh mà bây giờ chúng ta theo đuổi. Tư tưởng của Người là di sản vô giá của dân tộc. Học tập Bác Hồ, trong việc trồng cây, các cơ quan, đoàn thể, địa phương trong cả nước hãy hưởng ứng một cách thiết thực có kế hoạch cụ thể, trồng loại cây gì cho phù hợp, số lượng bao nhiêu để cây phát triển tốt, ai sẽ chăm sóc, gìn giữ, khai thác... Phải coi đây là một chiến lược phát triển.

Việc động viên các đơn vị, địa phương và người dân trồng cây hướng đến sự thực chất, tránh làm theo phong trào, hình thức, tránh thái độ đối phó... Cùng với việc trồng cây, gây rừng, các cơ quan chức năng cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc hành vi phá hoại cây xanh, nhất là rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, khu sinh quyển… Mùa Xuân lại về, chúng ta càng nhớ bác. Có thể thời bác sống chưa có khái niệm Kinh tế xanh nhưng xuyên suốt trong tư tưởng và hành động của người là luôn gắn bó và tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên môi trường sống. Đó chính là nền kinh tế cả thế giới ngày nay đang hướng tới.

Bài liên quan

Lào Cai quyết tâm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc năm 2025

Lào Cai quyết tâm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc năm 2025

Với mục tiêu trồng hơn 1.800 ha rừng sản xuất và khoanh nuôi tái sinh trên 2.843 ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%, tỉnh Lào Cai đang nỗ lực triển khai kế hoạch trồng rừng ngay từ những ngày đầu năm 2025.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tích cực vận động hội viên tham gia làm đường giao thông nông thôn

Tích cực vận động hội viên tham gia làm đường giao thông nông thôn

Trong thời gian vừa qua, Hội Nông dân xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình tích cực tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên nông dân và nhân dân hiến đất, tài sản trên đất để làm đường giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới
Công an tỉnh Bắc Kạn thăm hỏi các gia đình có người thân tử vong trong lũ quét

Công an tỉnh Bắc Kạn thăm hỏi các gia đình có người thân tử vong trong lũ quét

Chiều 18/5, tại 2 xã Đồng Phúc và Yến Dương, huyện Ba Bể đoàn công tác của Công an tỉnh Bắc Kạn do Đại tá Thăng Quang Huy, Phó Giám đốc làm trưởng đoàn đã đến thăm hỏi, trao kinh phí 22 triệu đồng hỗ trợ các gia đình có người tử vong trong trận lũ quét đêm 17, rạng sáng 18/5.
Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp từ 1/7/2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp từ 1/7/2025

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 sẽ được triển khai thu thập thông tin trên phạm vi cả nước trong 30 ngày, bắt đầu từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 30/7/2025.
Tăng cường khả năng giám sát, phản biện cho cán bộ, hội viên nông dân

Tăng cường khả năng giám sát, phản biện cho cán bộ, hội viên nông dân

Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị tập huấn về kỹ năng giám sát và phản biện xã hội năm 2025 cho cán bộ, hội viên nông dân tại 5 huyện, thành phố.
Cao Bằng: Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao

Cao Bằng: Nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao

Bảo Lạc là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Cao Bằng – nơi mỗi ngôi nhà nằm tách biệt trên từng triền đồi cao, việc xây một mái nhà kiên cố không chỉ là chuyện tiền bạc, mà còn là hành trình vượt khó, vượt dốc và vượt cả những hủ tục ngàn đời. Ấy vậy mà, bằng sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, sự hỗ trợ của tín dụng chính sách và tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của cộng đồng, hàng trăm ngôi nhà tạm, nhà dột nát ở huyện vùng cao này đã được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang. Đó không chỉ là những viên gạch, bao xi măng được vận chuyển bằng đôi vai qua đồi núi, mà là khát vọng thoát nghèo, là niềm tin của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi địa đầu Tổ quốc.
Cao Bằng: Tiếp sức người nghèo an cư, lạc nghiệp

Cao Bằng: Tiếp sức người nghèo an cư, lạc nghiệp

Tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, đời sống người dân còn khó khăn về nhà ở, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi biên giới của tỉnh. Để cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân, từ năm 2021 đến nay, Cao Bằng đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ từ các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và xã hội hóa, gần 12 nghìn nhà tạm, nhà dột nát đã được xoá bỏ, thay thế bằng các căn nhà xây kiên cố, giúp tiếp sức cho người nghèo an cư lạc nghiệp, ổn định cuộc sống.
Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp tơ lụa vượt khó, khôi phục sản xuất

Lâm Đồng hỗ trợ doanh nghiệp tơ lụa vượt khó, khôi phục sản xuất

Nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 9-10% trong năm 2025, tỉnh Lâm Đồng đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt trong ngành ươm tơ, dệt lụa, đây là một trong những ngành nghề truyền thống có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa phương.
Năm 2025, tách thửa đất nông nghiệp hết bao nhiêu tiền?

Năm 2025, tách thửa đất nông nghiệp hết bao nhiêu tiền?

Khi làm thủ tục tách thửa đất nông nghiêp, người dân sẽ phải trả phí đo đạc, phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ và phí làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tỉnh Kon Tum tiếp tục đẩy mạnh phát triển cà phê xứ lạnh

Tỉnh Kon Tum tiếp tục đẩy mạnh phát triển cà phê xứ lạnh

Kon Tum là một tỉnh miền núi cao nguyên với khí hậu mát mẻ quanh năm, hiện đang từng bước định hình vị thế trong ngành nông nghiệp chất lượng cao thông qua chiến lược phát triển cà phê xứ lạnh.
Nghị quyết số 68-NQ/TW: Xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Xoá bỏ triệt để nhận thức, tư tưởng, quan niệm, thái độ định kiến về kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị vừa ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, Nghị quyết nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia, là lực lượng tiên phong thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, bền vững.
Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Theo Thông tư, Bộ Công Thương quy định lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu (mã HS 2401) năm 2025 là 75.427 tấn.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính