Thứ ba 18/03/2025 08:07Thứ ba 18/03/2025 08:07 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Lý do loại Yagi và Trà Mi khỏi danh sách đặt tên bão?

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sáng 25/2, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết trong phiên họp thường niên lần thứ 57 tại Philippines, Hội đồng Ủy ban bão thống nhất loại bỏ Yagi ra khỏi danh sách đặt tên bão. Tên bão Trà Mi do Việt Nam đặt cũng bị loại khỏi danh sách do ảnh hưởng nặng nề đến Philippines.
Lý do loại Yagi và Trà Mi khỏi danh sách đặt tên bão?
Bão Yagi (bão số 3) tàn phá tỉnh Quảng Ninh.

Theo quy định được Ủy ban bão quốc tế phê chuẩn năm 1998, các nước thành viên đóng góp 10 tên bão vào ngân hàng tên, sử dụng khi xuất hiện cơn bão mới. Các tên bão được dùng lần lượt, hết vòng sẽ quay trở lại tên cũ.

Các nước thành viên được đề xuất loại bỏ một hay nhiều tên bão trong danh sách nếu bão đó gây hậu quả nghiêm trọng đến cộng đồng. Việt Nam từng đề xuất đổi tên bão Linfa năm 2020, Sao La năm 2023, tên bão Sao Mai 2018 được thay thế bằng Sontinh.

Có nhiều cách gọi khác nhau tùy thuộc vào khu vực phát sinh bão để định danh một cơn bão. Bão hình thành trên biển Đại Tây Dương gọi là Hurricanes. Bão hình thành trên biển Thái Bình Dương gọi là Typhoon. Bão hình thành trên biển Ấn Độ Dương: gọi là Tropical Cyclones.

Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) duy trì danh sách tên luân phiên cho mỗi lưu vực xoáy thuận nhiệt đới vì lợi ích an toàn công cộng và cảnh báo về các mối nguy hiểm sắp xảy ra. Nếu một cơn bão đặc biệt gây chết người hoặc tổn thất lớn, tên của nó sẽ bị gỡ bỏ và thay thế bằng một tên khác. Tên được liệt kê theo thứ tự chữ cái của tên các quốc gia ở Tây Thái Bình Dương.

Bão Yagi do Nhật Bản đặt tên, vào Biển Đông ngày 1/9/2024. Yagi là bão mạnh nhất 30 năm trên Biển Đông, 70 năm trên đất liền Việt Nam, tồn tại trên đất liền hơn 12 giờ đã làm đảo lộn cuộc sống của hàng chục triệu dân miền Bắc và một phần miền Trung.

Bão đổ bộ Quảng Ninh trưa 7/9, gây gió tại Bãi Cháy cấp 14, giật cấp 17, điểm sâu trong đất liền như Hải Dương ghi nhận cấp gió 11, Hà Nội cấp 10. Cây cối đổ rạp, nhà cửa tan hoang.

5 ngày sau bão, miền Bắc chìm trong mưa lớn, phổ biến 250-450 mm, có nơi trên 550 mm. Mưa kéo dài kích hoạt hàng nghìn điểm sạt lở ở miền Bắc. Trong 318 người chết, 26 người mất tích do bão Yagi phần lớn do sạt lở đất. Lào Cai thiệt hại lớn nhất với 132 người chết, 19 người mất tích, riêng điểm sạt lở ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên đã cướp đi 60 sinh mạng, làm 7 người mất tích.

Bên cạnh đó, bão khiến khoảng 282.000 căn nhà, 3.755 trường học, điểm trường bị hư hỏng, tốc mái, bị ngập, vùi lấp do sạt lở đất.

Khoảng 285.000ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, hư hại; 189.982ha rừng; 11.832 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi; khoảng 5,6 triệu con gia súc, gia cầm bị chết.

Thiệt hại kinh tế do bão Yagi lên tới hơn 83.700 tỷ đồng, tương đương thu ngân sách nhà nước của toàn vùng trung du và miền núi phía Bắc năm 2024 (89.200 tỷ đồng) và bằng 0,62% GDP năm 2023, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia và sinh kế của hàng triệu người.

Thư cảm ơn Tạp chí Hữu cơ Việt Nam ủng hộ người dân Chiêm Hóa khắc phục thiệt hại bão số 3 Thư cảm ơn Tạp chí Hữu cơ Việt Nam ủng hộ người dân Chiêm Hóa khắc phục thiệt hại bão số 3

Trong Thư cảm ơn có đoạn viết, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Chiêm Hóa xin trân trọng ...

Kinh nghiệm ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của Yên Bái Kinh nghiệm ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của Yên Bái

Yên Bái là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề của hoàn lưu bão số 3 trong tháng 9. Ước tính tổng ...

Tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi bền vững trước thiên tai Tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi bền vững trước thiên tai

Xác định rõ phòng chống thiên tai (PCTT) là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội; thực hiện ...

Bài liên quan

Quảng Nam cấm biển, Quảng Ngãi hạn chế công tác

Quảng Nam cấm biển, Quảng Ngãi hạn chế công tác

Bão số 6 (Trà Mi) mạnh lên cấp 10, giật cấp 12 khi vào Biển Đông, khiến Quảng Nam cấm biển, sơ tán dân và Quảng Ngãi hạn chế công tác ngoài tỉnh để tập trung ứng phó.
Bão Trà Mi mạnh lên cấp 10, đe dọa khu vực Bắc Biển Đông

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 10, đe dọa khu vực Bắc Biển Đông

Bão Trà Mi mạnh lên cấp 9, giật cấp 11, đang tiến về phía Bắc Biển Đông và dự báo tiếp tục mạnh thêm.
Thái Bình: Tập trung thu hoạch lúa mùa, chuẩn bị sản xuất vụ đông

Thái Bình: Tập trung thu hoạch lúa mùa, chuẩn bị sản xuất vụ đông

Tỉnh Thái Bình tập trung thu hoạch vụ lúa mùa, chuẩn bị cho vụ lúa đông sau bão số 3 (YAGI).
Đà Nẵng khẩn trương ổn định nguồn hàng thiết yếu, hỗ trợ miền Bắc sau bão Yagi

Đà Nẵng khẩn trương ổn định nguồn hàng thiết yếu, hỗ trợ miền Bắc sau bão Yagi

Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão số 3 (Yagi) tại khu vực Bắc Bộ, UBND thành phố Đà Nẵng đã nhanh chóng triển khai hàng loạt biện pháp cấp bách nhằm ổn định nguồn cung hàng hóa thiết yếu, hỗ trợ kịp thời người dân miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai.
Quốc tế sẵn sàng hỗ trợ người dân Việt Nam khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Quốc tế sẵn sàng hỗ trợ người dân Việt Nam khắc phục hậu quả sau bão Yagi

Sáng 9/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức họp chia sẻ thông tin thiên tai khẩn cấp về bão Yagi với Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai (Đối tác) gồm hơn 20 tổ chức quốc tế, đại sứ quán một số nước.
Hà Nội: Mưa lớn kèm dông sét trước khi bão số 3 đổ bộ

Hà Nội: Mưa lớn kèm dông sét trước khi bão số 3 đổ bộ

Mặc dù siêu bão Yagi còn cách xa, Hà Nội đã chịu ảnh hưởng từ hoàn lưu bão với dông mạnh và cây đổ hàng loạt vào chiều 6/9.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đồng bằng sông Cửu Long: Khẩn trương lấy nước ngọt, chuẩn bị cho vụ Hè Thu 2025

Đồng bằng sông Cửu Long: Khẩn trương lấy nước ngọt, chuẩn bị cho vụ Hè Thu 2025

Trước dự báo xâm nhập mặn giảm nhanh sau ngày 15/3, Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi khuyến cáo các địa phương ĐBSCL tăng cường vận hành công trình, lấy nước ngọt, chuẩn bị cho vụ Hè Thu 2025.
Hà Nội báo động đỏ về ô nhiễm không khí

Hà Nội báo động đỏ về ô nhiễm không khí

Chất lượng không khí Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Thành phố đang nỗ lực, cần thêm các biện pháp quyết liệt để cải thiện tình hình.
Hậu Giang: Mặn xâm nhập đột biến, nguy cơ thiếu nước giữa tháng 3

Hậu Giang: Mặn xâm nhập đột biến, nguy cơ thiếu nước giữa tháng 3

Theo dự báo, mặn sẽ tăng cao đột biến trong đợt triều cường giữa tháng 3 này, nhất là tại huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, gây ra nguy cơ thiếu nước ngọt diện rộng.
Năng lượng hóa thạch và bài toán chuyển dịch của nhân loại

Năng lượng hóa thạch và bài toán chuyển dịch của nhân loại

Năng lượng hóa thạch, bao gồm than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên, đã đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại, đặc biệt là từ cuộc Cách mạng Công nghiệp. Chúng cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất điện và sinh hoạt hàng ngày.
Điện mặt trời và điện gió: Hai trụ cột của năng lượng tái tạo

Điện mặt trời và điện gió: Hai trụ cột của năng lượng tái tạo

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và nguồn năng lượng hóa thạch dần cạn kiệt, năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng tất yếu của thế giới. Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, điện mặt trời và điện gió nổi lên như hai trụ cột chính, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu Net Zero: Thực hiện vì các thế hệ mai sau

Mục tiêu Net Zero: Thực hiện vì các thế hệ mai sau

Mục tiêu Net Zero, hay còn gọi là phát thải ròng bằng không, đang trở thành một khái niệm then chốt trong giai đoạn biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Đây không chỉ là một mục tiêu môi trường mà còn là một yêu cầu cấp bách để đảm bảo sự phát triển bền vững của nhân loại.
Tiền Giang khẩn cấp đóng cống ngăn mặn, ứng phó xâm nhập mặn sâu

Tiền Giang khẩn cấp đóng cống ngăn mặn, ứng phó xâm nhập mặn sâu

Tình trạng xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp tại tỉnh Tiền Giang, buộc địa phương phải triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp. Mới đây, cống âu Nguyễn Tấn Thành, một trong những công trình ngăn mặn lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đã chính thức được vận hành đóng để ngăn chặn nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.
Hà Nội: Chất lượng không khí lại "báo động đỏ", người dân cần cẩn trọng

Hà Nội: Chất lượng không khí lại "báo động đỏ", người dân cần cẩn trọng

Sau những ngày cải thiện đáng kể, chất lượng không khí tại Hà Nội lại ghi nhận sự suy giảm nghiêm trọng, nhiều điểm đo vượt ngưỡng "xấu", ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Quảng Ninh: Giữ gìn môi trường - Trách nhiệm cho tương lai bền vững

Quảng Ninh: Giữ gìn môi trường - Trách nhiệm cho tương lai bền vững

Quảng Ninh, với đường bờ biển dài hơn 250km và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, là một trong những địa phương có tiềm năng kinh tế biển và kinh tế du lịch lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và khai thác khoáng sản, đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với môi trường biển. Việc giữ gìn và bảo vệ môi trường biển ở Quảng Ninh không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ tương lai.
Việt Nam thúc đẩy thị trường carbon: Bước tiến hướng tới phát thải ròng bằng 0

Việt Nam thúc đẩy thị trường carbon: Bước tiến hướng tới phát thải ròng bằng 0

Việt Nam đang nỗ lực xây dựng thị trường carbon nhằm thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Việc vận hành thí điểm sàn giao dịch carbon từ tháng 6/2025 được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
Khẩn trương ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển

Khẩn trương ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN&PTDS) tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các ngành liên quan và các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển.
Chủ động ứng phó với hạn mặn

Chủ động ứng phó với hạn mặn

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính