Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái (đầu tiên bên trái) kiểm tra việc khôi phục sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. |
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Yên Bái, tổng cộng có 54 người chết, 42 người bị thương; 406 công trình thủy lợi hư hỏng, nhiều đê, kè bị vỡ, sạt lở nghiêm trọng; 30 công trình cấp nước sạch bị hư hỏng, ảnh hưởng đến hàng nghìn hộ dân; 7.006ha diện tích cây trồng bị thiệt hại; 336.325 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi; 1.070ha diện tích thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Phát biểu tại diễn đàn “Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai” tổ chức tại Yên Bái ngày 23/12/2024,, Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái, cho biết, công tác khắc phục hậu quả được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, việc khôi phục sản xuất nông nghiệp được ưu tiên hàng đầu.
Theo lãnh đạo tỉnh Yên Bái, trong các đợt thiên tai, dù có sự chuẩn bị từ trước, nhưng khi bão lớn xảy ra, công tác cứu hộ, cứu nạn vẫn phải huy động rất nhiều nguồn lực. Do đó, việc chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng cứu hộ, phương tiện, vật tư và kinh phí sẽ giúp tỉnh nhanh chóng ứng phó và khắc phục hậu quả sau thiên tai.
“Ảnh hưởng từ bão Yagi khiến Yên Bái hứng chịu mưa lớn, lũ quét, sạt lở. Tổng thiệt hại ước tính gần 6.000 tỷ đồng. Do đó, Diễn đàn hôm nay là cơ hội quan trọng cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ quan quản lý cùng ngồi lại với nhau, tìm ra hướng đi”, ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái, cho biết.
Chủ động ứng phó với mưa bão, tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết chuyên đề để hỗ trợ thiệt hại cho người dân, mức hỗ trợ cao hơn so với Nghị định 02 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái đề nghị nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp cùng các đơn vị của chính quyền tỉnh cùng chung sức tiếp tục khôi phục sản xuất. Thông qua diễn đàn, ông Phước cũng mong muốn nhận được các sáng kiến, sự vào cuộc của các nhà đầu tư để tiếp tục giúp nông dân khôi phục sau bão.
Ông Nguyễn Xuân Sang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Yên Bái cho biết, ngay khi có thông tin về bão số 3, Sở đã chủ động phân tích tình hình, dự báo những tác động có thể xảy ra, đặc biệt là đối với các khu vực có nguy cơ cao; Tổ chức sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm và tăng cường tuyên truyền, cảnh báo sớm.
Sở còn tham mưu cho Lãnh đạo tỉnh huy động lực lượng và phương tiện cứu hộ cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”, rất kịp thời ban hành Phương án số 01 nhằm tổ chức thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp để khôi phục sản xuất, góp phần ổn định đời sống người dân và các chỉ tiêu kế hoạch năm 2024.
Đến nay, những kết quả khắc phục, tổ chức sản xuất nông, lâm nghiệp sau bão số 3 là rất khả quan trên toàn lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, đê kè, công trình nước sạch nông thôn tập trung (27/30 công trình)... Theo ông Sang, dự kiến đến hết 31/12, toàn bộ các công trình còn lại để đảm bảo sản xuất nông nghiệp và cấp nước cho dân sinh sẽ hoàn thành.
Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi) Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương
|
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, đa dạng hóa hình thức nâng cao nhận thức cộng đồng, giúp người dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm của thiên tai và chủ động phòng tránh. Duy trì sự phối hợp liên ngành bảo đảm tính kịp thời, vừa nâng cao khả năng ứng phó với thiên tai trong tương lai.
Ba là, công tác di dời và tái định cư cần được chuẩn bị trước. Hiện trạng vẫn còn những trường hợp bị mắc kẹt do địa hình chia cắt, hoặc người dân chưa nhận thức đầy đủ về mức độ nguy hiểm. Do đó, việc xây dựng các phương án di dời, tái định cư cần được chuẩn bị từ trước, với các phương án cụ thể cho từng địa phương và từng khu vực nguy hiểm.
Bốn là, công tác khôi phục hạ tầng thiết yếu sau thiên tai, đặc biệt là các công trình thủy lợi, đường giao thông và nhà ở, phải được triển khai ngay khi tình hình ổn định, hỗ trợ nông dân bằng giống cây trồng, vật tư nông nghiệp kịp thời, tạo điều kiện để họ nhanh chóng khôi phục sản xuất.