Thứ ba 20/05/2025 02:12Thứ ba 20/05/2025 02:12 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi bền vững trước thiên tai

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Xác định rõ phòng chống thiên tai (PCTT) là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội; thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, truyền thông về công tác PCTT phải được ưu tiên hàng đầu vì liên quan đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Thiên tai là phép thử lớn nhất để kiểm chứng năng lực của hệ thống phòng, chống thiên tai - Ảnh minh họa.
Thiên tai là phép thử lớn nhất để kiểm chứng năng lực của hệ thống phòng, chống thiên tai - Ảnh minh họa.

Thiên tai đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng trên toàn cầu, với nhiều loại hình như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, và cháy rừng. Bão và lũ lụt có thể gây thiệt hại lớn về tài sản và cơ sở hạ tầng, đồng thời làm gián đoạn cuộc sống của hàng triệu người dân. Cơn bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào Việt Nam trong năm nay, đã để lại hậu quả rất nghiêm trọng về người và tài sản, tác hại đến sản xuất kinh doanh, sinh kế và đặc biệt là tâm lý của người dân. Với sức tàn phá vượt qua mọi tưởng tượng, bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên biển Đông và 70 năm qua trên đất liền nước ta.

Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho biết, bão số 3 và hoàn lưu mưa sau bão là đợt thiên tai nghiêm trọng, khốc liệt nhất trong nhiều năm qua ở Bắc bộ, xảy ra gần như đồng thời các loại hình thiên tai đặc biệt nguy hiểm (bão rất mạnh, lũ lớn, đặc biệt lớn; lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt xảy ra trên diện rộng). Đã tác động, ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội, thiết chế hạ tầng từ vùng biển đến đồng bằng, trung du và miền núi.

Tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi bền vững trước thiên tai
Bão số 3 là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên biển Đông và 70 năm qua trên đất liền nước ta, ước tính tổng thiệt hại về kinh tế trên 83.746 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về nông nghiệp ước tính 38.086 tỷ đồng, chiếm 45% tổng thiệt hại về kinh tế do bão số 3 gây ra.

Bão và mưa lũ sau bão đã làm 345 người chết, mất tích; 2.041 người bị thương; 5.647 nhà bị sập đổ, 256.923 nhà bị hư hại, tốc mái; 281.153 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; 46.614 con gia súc, 4,8 triệu con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 805 sự cố đê điều; 2.524 công trình thủy lợi bị hư hại, sự cố; 194 tàu, thuyền, 18.220 lồng bè; 82.678 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng, thiệt hại; 548 km đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng, ách tắc với khối lượng sạt lở trên 15 triệu m3.

Ước tính tổng thiệt hại về kinh tế trên 83.746 tỷ đồng, trong đó thiệt hại về nông nghiệp ước tính 38.086 tỷ đồng, chiếm 45% tổng thiệt hại về kinh tế.

Thiên tai là phép thử lớn nhất để kiểm chứng năng lực của hệ thống phòng, chống thiên tai. Qua cơn bão số 3, nhờ sự lãnh đạo sát sao, kịp thời, quyết liệt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, chủ động, phản ứng kịp thời, hiệu quả, từ sớm, từ xa, trực tiếp trên hiện trường của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương; sự ủng hộ, đồng hành của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, cũng như sự ủng hộ, hợp tác của bạn bè, đối tác quốc tế,... vì vậy đã hạn chế tối đa mức độ thiệt hại, nguy cơ có thể xảy ra và khẩn trương khắc phục hậu quả do bão số 3.

Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi)

Các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi)

Quốc tế đồng hành, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai

Quốc tế đồng hành, hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả thiên tai

Tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi bền vững trước thiên tai
Diễn đàn “Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai”.

“Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai” là chủ đề Diễn đàn do Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Sở NN&PTNT tỉnh Yên Bái cùng các đơn vị liên quan tổ chức tại Yên Bái ngày 23/12/2024.

Đây cũng là lời kêu gọi mạnh mẽ sự đồng hành của toàn xã hội trong việc chung sức xây dựng một cộng đồng an toàn, bền vững, sẵn sàng thích ứng với những thách thức mà biến đổi khí hậu và thiên tai khắc nghiệt đặt ra, để các cơ quan quản lý chuyên ngành từ Trung ương đến địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện các cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng bởi thiên tai cùng nhìn nhận, rút ra bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác phòng, chống thiên tai. Từ đó đề xuất các phương án, giải pháp, quan điểm tiến tới xây dựng các cộng đồng xã hội an toàn hơn trước thiên tai.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước kiểm tra việc khôi phục sản xuất nông nghiệp tại huyện Trấn Yên.
Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái (đầu tiên bên trái) kiểm tra việc khôi phục sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại diễn đàn, Ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái, cho biết, công tác khắc phục hậu quả được coi là nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, việc khôi phục sản xuất nông nghiệp được ưu tiên hàng đầu.

Theo lãnh đạo tỉnh Yên Bái, trong các đợt thiên tai, dù có sự chuẩn bị từ trước, nhưng khi bão lớn xảy ra, công tác cứu hộ, cứu nạn vẫn phải huy động rất nhiều nguồn lực. Do đó, việc chuẩn bị sẵn sàng các lực lượng cứu hộ, phương tiện, vật tư và kinh phí sẽ giúp tỉnh nhanh chóng ứng phó và khắc phục hậu quả sau thiên tai.

“Ảnh hưởng từ bão Yagi khiến Yên Bái hứng chịu mưa lớn, lũ quét, sạt lở. Tổng thiệt hại ước tính gần 6.000 tỷ đồng. Do đó, Diễn đàn hôm nay là cơ hội quan trọng cho người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, cơ quan quản lý cùng ngồi lại với nhau, tìm ra hướng đi”, ông Nguyễn Thế Phước, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái, cho biết.

Chủ động ứng phó với mưa bão, tỉnh Yên Bái đã ban hành Nghị quyết chuyên đề để hỗ trợ thiệt hại cho người dân, mức hỗ trợ cao hơn so với Nghị định 02 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái đề nghị nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp cùng các đơn vị của chính quyền tỉnh cùng chung sức tiếp tục khôi phục sản xuất. Thông qua diễn đàn, ông Phước cũng mong muốn nhận được các sáng kiến, sự vào cuộc của các nhà đầu tư để tiếp tục giúp nông dân khôi phục sau bão.

Tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi bền vững trước thiên tai
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phát biểu chia sẻ tại diễn đàn.

Chia sẻ về bài học sau bão số 3, ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho rằng, khi có thông tin về dự báo bão mạnh, cần có sự rà soát đối với các tỉnh, trong đó có các tỉnh miền núi, biên giới, nơi có tình huống về chia cắt giao thông, gây khó khăn cho liên lạc, khắc phục hậu quả thiên tai.

Không những vậy, cần huy động nguồn lực từ Trung ương đến địa phương, cộng đồng trong và ngoài nước vào cuộc, trong đó có phục hồi về nông nghiệp. Phục hồi sản xuất cần gắn với sinh kế và phát triển cộng đồng. Ngoài ra, khối lượng thiệt hại về nông nghiệp công nghệ cao và các sản phẩm giá trị lớn nên cần có giải pháp đảm bảo an toàn trước thiên tai trong thời gian tới.

Ông Hải kiến nghị, trong thời gian tới cần kiện toàn bộ máy nhằm bảo đảm công tác phòng, chống thiên tai được vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả, kịp thời hơn và kế thừa, phát huy những điểm mạnh của tổ chức hiện có trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành.

Thêm vào đó, ông Hải cho rằng, thời gian tới cần rà soát, tổng hợp các dự án bố trí ổn định dân cư cấp bách do các địa phương đề xuất, rà soát, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi ở các vùng, các địa phương theo hướng thuận thiên, hiệu quả, bền vững hơn, an toàn trước thiên tai, nhất là với nông nghiệp công nghệ cao và các sản phẩm có giá trị lớn, xây dựng phương án phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ…

Ước tính thiệt hại về nuôi trồng thủy sản do bão số 3 và mưa lũ sau bão hơn 2.500 tỷ đồng.
Bão và hoàn lưu bão số 3 khiến ngành nuôi trồng thủy sản thiệt hại gần 6.200 tỷ đồng.

Ông Lê Quang Hưng, Chuyên viên Phòng Nuôi trồng Thủy sản (Cục Thủy sản), cho biết, bão và hoàn lưu bão số 3 khiến ngành nuôi trồng thủy sản thiệt hại gần 6.200 tỷ đồng. Theo Cục Thủy sản, đối với việc hỗ trợ tài chính cho người dân, đơn vị này đang tách ra làm “hỗ trợ do thiên tai” và “hỗ trợ do dịch bệnh”.

Một số người nuôi thủy sản ngoài miền Bắc được khuyến cáo chọn đối tượng nuôi phù hợp khí hậu, địa hình. Các doanh nghiệp được đề nghị có các biện pháp hỗ trợ cụ thể như giảm giá con giống, thức ăn...

Về giải pháp lâu dài, đại diện Cục Thủy sản đưa ra các giải pháp: Thống kê thiệt hại trong nuôi trồng thủy sản (NTTS), hỗ trợ kịp thời cho người dân theo quy định. Làm việc với các ngân hàng, tổ chức tín dụng để khoanh nợ, giãn nợ và bổ sung gói vay mới để khôi phục sản xuất cho người dân. Huy động nguồn lực, đầu tư cơ sở hạ tầng vùng NTTS, đáp ứng điều kiện NTTS và phòng chống thiên tai, tổ chức vệ sinh môi trường vùng nuôi bị ngập, lụt sau thiên tai.

Rà soát, dự kiến nhu cầu con giống thủy sản, thức ăn, chất xử lý môi trường NTTS để sớm phục hồi sản xuất.

Theo báo cáo tổng hợp của các tỉnh phía Bắc, diện tích lúa bị ngập úng, ảnh hưởng khoảng 285 nghìn ha, diện tích hoa màu bị ngập úng, ảnh hưởng khoảng 61 nghìn ha và diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp bị ảnh hưởng khoảng 115 nghìn ha.

Phát biểu tại diễn đàn, Ông Nguyễn Văn Vương, Trưởng phòng Cây lương thực, cây thực phẩm (Cục Trồng trọt), cho biết: “Để nhanh chóng khôi phục sản xuất cho bà con, chúng tôi đã chủ động theo dõi sát sao khung thời vụ và diễn biến thời tiết thực tế, từ đó điều chỉnh cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp.

Cụ thể, tập trung vào phát triển các loại cây vụ đông ưa lạnh, có khả năng bảo quản lâu dài và có thị trường tiêu thụ ổn định. Ngoài linh hoạt trong các phương thức làm đất, gieo trồng, chúng tôi đặc biệt chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác, giúp giảm thiểu chi phí đầu vào, tiết kiệm thời gian và lao động. Công tác phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng vụ đông và kiểm soát nguồn vật tư nông nghiệp cũng được triển khai mạnh mẽ.

Trong thời gian tới, Cục trồng trọt tiếp tục theo dõi sát sao tình hình thời tiết và thành lập các đoàn công tác đến tận địa phương để kiểm tra và hỗ trợ kịp thời, giúp bà con ổn định sản xuất và đạt hiệu quả cao nhất”.

Năm 2025 tiếp tục được dự báo là có những biến động thời tiết bất thường, ảnh hưởng đến sản xuất trồng trọt. Thêm vào đó, các thị trường nhập khẩu vẫn đang tăng cường các hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu. Theo ông Vương, trong năm 2025, các tỉnh phía Bắc cần chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp dựa trên tình hình thời tiết khí hậu, cơ cấu mùa vụ, vật tư nông nghiệp và nguồn nước.

“Các tỉnh cần tập trung vào khôi phục sản xuất lúa và nâng cao sản lượng. Dự kiến, diện tích sản xuất lúa năm 2025 đạt khoảng 2.205 nghìn ha, giảm 23 nghìn ha so với năm 2024. Năng suất lúa dự kiến đạt 58,8 tạ/ha, tăng 1,5 tạ/ha, với sản lượng đạt 12,96 triệu tấn, tăng 194 nghìn tấn so với năm 2024. Bên cạnh đó, các địa phương cần chuẩn bị nguồn giống dự phòng và vật tư nông nghiệp để kịp thời ứng phó với thiên tai, đảm bảo duy trì sản xuất trồng trọt ổn định cho bà con nông dân”, ông Vương cho biết.

Tính đến ngày 18-9, tổng số thiệt hại đối với gia súc là hơn 22.800 con, gia cầm hơn 3 triệu con, cùng nhiều máy móc trang thiết bị hư hỏng do ngập nước...
Cần xây dựng và mở rộng các chương trình bảo hiểm nông nghiệp, giúp các hộ chăn nuôi giảm bớt gánh nặng tài chính khi đối mặt với rủi ro thiên tai.

Tại Diễn đàn, ông Trần Trọng Tùng, Phó Trưởng phòng Khoa học, Công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Cục Chăn nuôi) kiến nghị, nên cấp các gói hỗ trợ tài chính hoặc khoản vay ưu đãi cho hộ chăn nuôi bị ảnh hưởng nhằm khắc phục thiệt hại nhanh chóng. Hỗ trợ bằng hiện vật như thức ăn, con giống, thiết bị sửa chữa cơ sở hạ tầng chăn nuôi bị hư hỏng.

Bên cạnh đó, miễn giảm lãi suất hoặc gia hạn nợ cho các hộ chăn nuôi và doanh nghiệp đang vay vốn ngân hàng, tạo điều kiện để phục hồi sản xuất. Đầu tư ngân sách để hỗ trợ xây dựng lại chuồng trại, cơ sở chế biến và hạ tầng kỹ thuật trong các khu vực bị thiệt hại. Khôi phục và cải tạo hệ thống giao thông nông thôn, điện, nước để đảm bảo điều kiện sản xuất.

Đồng thời, cấp bổ sung các nguồn lực để tiêm phòng, kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát trong điều kiện hậu bão, khi môi trường dễ bị ô nhiễm, dịch bệnh có thể lây lan nhanh chóng.

Đề nghị cung cấp các chương trình đào tạo ngắn hạn cho nông dân về kỹ thuật tái sản xuất, quản lý rủi ro sau thiên tai và nâng cao năng suất trong điều kiện khó khăn.

Cử chuyên gia nông nghiệp hỗ trợ trực tiếp tại địa phương để khôi phục đàn gia súc, gia cầm và tối ưu hóa chuỗi cung ứng thức ăn. Ngoài ra, đề xuất các chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, nhất là đối với những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu, giá cả giảm mạnh.

Đặc biệt, cần xây dựng và mở rộng các chương trình bảo hiểm nông nghiệp, giúp các hộ chăn nuôi giảm bớt gánh nặng tài chính khi đối mặt với rủi ro thiên tai.

Tại Diễn đàn “Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai”, nhiều kinh nghiệm, giải pháp thiết thực trước mắt và lâu dài đã được chia sẻ. Diễn đàn, không chỉ là nơi tổng kết những bài học kinh nghiệm quý báu từ thực tiễn mà còn mở ra những hướng đi mới để tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi bền vững trước thiên tai.

Quốc hội và Chính phủ đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống chính sách về PCTT. Có thể kể đến một số văn bản chính được ban hành năm 2020 như: Luật số 60/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCTT và Luật Đê điều; Nghị định số 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai; Chiến lược quốc gia PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030…

Chiến lược Quốc gia về PCTT đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã kế thừa Chiến lược Quốc gia về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Trên cở sở đó, tiếp tục thực hiện chủ tương, chính sách và sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác PCTT, góp phần từng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai.

Theo đó, mục tiêu tổng quát đề ra của chiến lược là “chủ động PCTT, thích ứng với BĐKH, giảm thiểu tổn thất về người và tài sản của Nhân dân và Nhà nước; từng bước xây dựng quốc gia có khả năng quản lý rủi ro thiên tai, cộng đồng, xã hội an toàn trước thiên tai, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng”.

Bởi vậy, trong thời gian tới cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về công tác PCTT đến các cấp, các ngành, các địa phương; quán triệt quan điểm xây dựng một xã hội “an toàn trước thiên tai”. Xác định rõ PCTT là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội; thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước, của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Truyền thông về công tác PCTT phải được ưu tiên hàng đầu vì liên quan đến tính mạng, tài sản của nhân dân.

Bài liên quan

Yên Bái triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Yên Bái triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Công điện số 47/CĐ-TTg ngày 22/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Yên Bái: Bảo đảm an toàn hồ chứa nước thủy lợi trong mùa mưa, lũ

Yên Bái: Bảo đảm an toàn hồ chứa nước thủy lợi trong mùa mưa, lũ

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các giải pháp thực hiện công tác bảo đảm an toàn hồ chứa nước thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2025.
Ấn tượng Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Yên Bái - Bản hùng ca hoà cùng non sông thống nhất”

Ấn tượng Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Yên Bái - Bản hùng ca hoà cùng non sông thống nhất”

Tối 27/4 tại Quảng trường 19/8, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái đã diễn ra Chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Yên Bái - Bản hùng ca hòa cùng non sông thống nhất”.
Phải tuân thủ nghiêm ngặt về kiểm định chất vàng O trong sầu riêng

Phải tuân thủ nghiêm ngặt về kiểm định chất vàng O trong sầu riêng

Trung Quốc vừa thông báo áp dụng quy định 100% lô hàng sầu riêng Thái Lan, Việt Nam phải có thêm giấy chứng nhận kiểm định chất vàng O, nếu không có dư lượng chất vàng O thì mới được thông quan.
Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 237/QĐ-TTg ngày 27/1/2025 điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 trong nội bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Lào Cai: Chủ động phòng chống hạn, thiếu nước sản xuất nông nghiệp

Lào Cai: Chủ động phòng chống hạn, thiếu nước sản xuất nông nghiệp

Mới đây, Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai có công văn đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan có phương án, chủ động phòng, chống hạn, thiếu nước vụ Đông Xuân năm 2024 - 2025 và Hè Thu năm 2025.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bụi mịn - Sát thủ vô hình và những hệ lụy khôn lường

Bụi mịn - Sát thủ vô hình và những hệ lụy khôn lường

Bụi mịn, với kích thước siêu nhỏ bé (PM2.5 và PM10), đang trở thành một trong những vấn đề môi trường cấp bách hàng đầu trên toàn cầu, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển và các đô thị lớn. Những hạt bụi li ti này, mắt thường khó có thể nhìn thấy, len lỏi sâu vào hệ hô hấp và tuần hoàn của con người, gây ra những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường.
Thanh Hóa đẩy mạnh trồng cây lim xanh bản địa

Thanh Hóa đẩy mạnh trồng cây lim xanh bản địa

Từ năm 2014, dự án JICA2 đã thực hiện trồng được 591,08ha cây lim xanh bản địa trên địa bàn huyện Như Thanh. Từ đây góp phần bảo tồn, tái tạo nguồn gen quý hiếm của cây lim xanh.
Net Zero và quyết định của doanh nghiệp

Net Zero và quyết định của doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, "Net Zero" không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn là một yếu tố sống còn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp và nhận thức về phát triển bền vững ngày càng gia tăng. Việc chủ động hướng tới mục tiêu Net Zero không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, tuân thủ các quy định pháp lý mà còn mở ra những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao uy tín thương hiệu và thu hút đầu tư.
Cam kết trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần "3 sẵn sàng"

Cam kết trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần "3 sẵn sàng"

Cam kết kiên định với mục tiêu trung hòa các-bon năm 2050 và phát huy tinh thần 3 sẵn sàng là “sẵn sàng tham gia, sẵn sàng đồng hành, sẵn sàng dẫn dắt”, Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục là bạn tốt, đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trên chặng đường phát triển xanh và bền vững sắp tới.
Hà Tĩnh siết chặt bảo vệ rừng và ứng phó thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Hà Tĩnh siết chặt bảo vệ rừng và ứng phó thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết và nguy cơ cháy rừng ngày càng tăng, tỉnh Hà Tĩnh đang tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng (BVR-PCCCR) và phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN). Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 do UBND tỉnh tổ chức chiều 24/4 đã nêu rõ các tồn tại, thách thức, đồng thời xác định quyết tâm bảo vệ rừng, ứng phó hiệu quả với thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng khó lường.
Net Zero với trách nhiệm của chính quyền các cấp

Net Zero với trách nhiệm của chính quyền các cấp

Đối với chính quyền, "Net Zero" không chỉ là một mục tiêu môi trường mà còn là một định hướng phát triển kinh tế - xã hội mang tính chiến lược, đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ và quyết liệt của tất cả các cấp, các ngành.
Huế: Dông, lốc tàn phá, gây thiệt hại địa bàn huyện A Lưới

Huế: Dông, lốc tàn phá, gây thiệt hại địa bàn huyện A Lưới

Chiều 23/4/2025, một trận mưa dông kèm theo sét và gió giật mạnh đã quét qua huyện miền núi A Lưới, Tp. Huế, gây thiệt hại nghiêm trọng nhiều tài sản của người dân địa phương.​
Quảng Bình: Thành lập Trung tâm Bảo vệ rừng và Di sản thế giới

Quảng Bình: Thành lập Trung tâm Bảo vệ rừng và Di sản thế giới

Tỉnh Quảng Bình vừa có quyết định thành lập một trung tâm mới lấy tên Trung tâm Bảo vệ rừng và Di sản thế giới trên cơ sở tổ chức lại Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (VQG PN-KB) thuộc Ban Quản lý VQG PN-KB.
Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5: Thuận lợi cho các hoạt động du lịch vui chơi, tổ chức sự kiện ngoài trời

Thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5: Thuận lợi cho các hoạt động du lịch vui chơi, tổ chức sự kiện ngoài trời

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, thời tiết trên phạm vi toàn quốc thuận lợi, thuận tiện cho các hoạt động du lịch, vui chơi, tổ chức sự kiện ngoài trời.
Cho tinh cầu mãi mãi xanh tươi

Cho tinh cầu mãi mãi xanh tươi

Theo Wikipedia tiếng Việt, Ngày Trái đất (Earth Day) được Liên hợp quốc phát động, tổ chức vào ngày 22/4 hằng năm nhằm vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị môi trường tự nhiên toàn cầu.
Đắk Nông: Triển khai các biện pháp phòng, chống và ứng phó với thiên tai

Đắk Nông: Triển khai các biện pháp phòng, chống và ứng phó với thiên tai

UBND tỉnh Đắk Nông vừa chỉ đạo việc, tăng cường triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó với mưa giông, lốc xoáy, gió giật và cây xanh ngã đổ.
P4G và sứ mệnh thông qua cơ chế hợp tác phát triển

P4G và sứ mệnh thông qua cơ chế hợp tác phát triển

Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và các Mục tiêu Toàn cầu 2030 (P4G) là một sáng kiến toàn cầu với mục tiêu đầy tham vọng là trở thành diễn đàn hàng đầu thế giới trong việc thúc đẩy các quan hệ đối tác công tư hữu hình ở quy mô lớn. Những hợp tác này được thiết kế để thúc đẩy các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) và Thỏa thuận Paris về Biến đổi Khí hậu.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính