Thứ tư 11/12/2024 06:48Thứ tư 11/12/2024 06:48 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Lượng khí thải CO2 toàn cầu đạt mức kỷ lục mới

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Báo cáo mới nhất cho thấy lượng khí thải CO2 toàn cầu năm 2024 sẽ lên mức cao kỷ lục, gây lo ngại về khả năng kiểm soát sự nóng lên toàn cầu và ngăn chặn các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Lượng khí thải CO2 toàn cầu đạt mức kỷ lục mới
Lượng khí thải CO2 toàn cầu dự kiến đạt 41,6 tỷ tấn trong năm nay, tăng so với mức 40,6 tỷ tấn của năm 2023 - Ảnh minh họa.

Theo Báo cáo Ngân sách Carbon Toàn cầu công bố tại Hội nghị COP 19 ở Azerbaijan, lượng khí thải CO2 toàn cầu dự kiến đạt 41,6 tỷ tấn trong năm nay, tăng so với mức 40,6 tỷ tấn của năm 2023. Con số này bao gồm cả lượng khí thải từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch và thay đổi sử dụng đất.

Các nhà khoa học cảnh báo, nếu không có những biện pháp cắt giảm khí thải quyết liệt và ngay lập tức, thế giới sẽ khó đạt được mục tiêu kiểm soát sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C theo Thỏa thuận Paris.

"Chúng tôi không thấy dấu hiệu nào cho thấy lượng phát thải nhiên liệu hóa thạch sẽ đạt đỉnh vào năm 2024", ông Pierre Friedlingstein, tác giả chính của báo cáo, cho biết. "Nếu không cắt giảm khí thải ngay lập tức và mạnh mẽ trên toàn thế giới, chúng ta không chỉ tiến thẳng đến mục tiêu 1,5 độ C mà còn sẽ tiếp tục vượt qua."

Mặc dù lượng khí thải từ sử dụng đất đã giảm trong những năm gần đây, nhưng hạn hán nghiêm trọng ở Amazon năm nay đã gây ra cháy rừng trên diện rộng, khiến lượng khí thải từ hoạt động này tăng 13,5% lên 4,2 tỷ tấn.

Báo cáo cũng chỉ ra sự chênh lệch trong nỗ lực cắt giảm khí thải giữa các quốc gia. Trong khi các nước công nghiệp phát triển đang chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và xe điện, thì lượng khí thải của các nền kinh tế mới nổi vẫn tiếp tục tăng.

Cụ thể, lượng khí thải của Mỹ và Liên minh châu Âu dự kiến giảm lần lượt 0,6% và 3,8% trong năm nay. Ngược lại, lượng khí thải của Ấn Độ tăng 4,6% do nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng kinh tế, trong khi Trung Quốc tăng nhẹ 0,2%.

Một điểm đáng chú ý khác là lượng khí thải từ hàng không và vận tải biển quốc tế dự kiến tăng 7,8% do nhu cầu đi lại phục hồi sau đại dịch.

Những phát hiện này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Các quốc gia cần khẩn trương hành động để cắt giảm khí thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và bảo vệ hành tinh khỏi những tác động thảm khốc của biến đổi khí hậu. COP29 là cơ hội để các quốc gia thể hiện cam kết và hành động mạnh mẽ hơn nữa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tín chỉ carbon: Mở ra tương lai mới cho giao thông Việt Nam

Tín chỉ carbon: Mở ra tương lai mới cho giao thông Việt Nam

Dự án thí điểm tín chỉ carbon cho xe máy điện của do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) mở ra hướng đi mới cho giao thông xanh tại Việt Nam, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050.
Huyện Kiến Thụy (TP.Hải Phòng): Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng

Huyện Kiến Thụy (TP.Hải Phòng): Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng

Huyện Kiến Thụy (TP.Hải Phòng), phát động ra quân thu dọn, vệ sinh diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 gây ra phòng, chống cháy rừng với phương châm “4 bốn tại chỗ”.
Châu Á chìm trong khói bụi: Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe hàng triệu người

Châu Á chìm trong khói bụi: Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe hàng triệu người

Bầu không khí ô nhiễm đang bao trùm châu Á, đe dọa sức khỏe hàng triệu người và hối thúc hành động khẩn cấp để cải thiện chất lượng không khí.
Tín chỉ carbon và giao dịch chứng chỉ carbon

Tín chỉ carbon và giao dịch chứng chỉ carbon

Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thông qua vào năm 1997. Theo đó, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết.
Hà Giang chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại

Hà Giang chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại

Trước những đợt rét đậm, rét hại đang ảnh hưởng đến tỉnh Hà Giang, đặc biệt là các huyện vùng cao như Đồng Văn, Mèo Vạc, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống rét cho người và gia súc, nhằm hạn chế thiệt hại.
Việt Nam chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Việt Nam chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

Chính phủ vừa ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thể hiện quyết tâm cao trong việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Cơ hội và thách thức cho Việt Nam sau COP29

Cơ hội và thách thức cho Việt Nam sau COP29

COP29 đánh dấu bước ngoặt lịch sử với việc thông qua Khuôn khổ thị trường carbon toàn cầu, mở ra cơ hội giảm phát thải hiệu quả nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức.
Rác thải điện tử tại Việt Nam: Báo động đỏ cho môi trường và sức khỏe

Rác thải điện tử tại Việt Nam: Báo động đỏ cho môi trường và sức khỏe

Rác thải điện tử đang là mối đe dọa nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người tại Việt Nam do chứa nhiều chất độc hại và quá trình xử lý còn nhiều bất cập.
Vingroup và PV Power hợp tác thúc đẩy năng lượng xanh và giao thông bền vững

Vingroup và PV Power hợp tác thúc đẩy năng lượng xanh và giao thông bền vững

Vingroup và PV Power vừa bắt tay hợp tác chiến lược, tập trung phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc và thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo, góp phần kiến tạo hạ tầng giao thông xanh và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam.
La Nina xuất hiện yếu, tác động khó lường đến thời tiết

La Nina xuất hiện yếu, tác động khó lường đến thời tiết

La Nina có thể xuất hiện vào cuối năm 2024 và đầu năm 2025 nhưng với cường độ yếu và thời gian ngắn, trái ngược với dự báo hồi đầu năm.
Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ hướng tới Net Zero

Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu khoa học công nghệ hướng tới Net Zero

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 với mục tiêu nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) tại Việt Nam.
Yên Bái: Khẳng định vị thế tiên phong trong thị trường Carbon rừng

Yên Bái: Khẳng định vị thế tiên phong trong thị trường Carbon rừng

Yên Bái đang nỗ lực khẳng định vị thế tiên phong trong thị trường carbon rừng đầy triển vọng, bằng việc phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng phong phú với độ che phủ lên tới 63%, kết hợp bảo vệ rừng với nâng cao chất lượng, hiệu quả rừng trồng, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính