Thứ năm 26/12/2024 17:35Thứ năm 26/12/2024 17:35 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn nét độc đáo của một phong tục

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Lễ hội nhảy lửa được dân tộc Pà Thẻn tại Hà Giang và Tuyên Quang tổ chức hằng năm, thể hiện sức mạnh và niềm tin chế ngự thiên nhiên của con người. Đây là lễ hội lâu đời nhất và cũng là lễ hội duy nhất còn duy trì của người Pà Thẻn cho đến ngày nay.
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn nét độc đáo của một phong tục
Trang phục truyền thống của người Pà Thẻn một tộc người ở phía bắc Việt Nam.

Người Pà Thẻn là đồng bào dân tộc thiểu số ở phía Bắc, với dân số tính đến năm 2020 khoảng 3.700 người, tập trung sinh sống tại 2 tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Cũng giống như các dân tộc ở miền núi khác, nghề lao động chính của người Pà Thẻn là làm nương rẫy với lúa, ngô là cây lương thực chủ đạo. Chính trong những công việc hằng ngày vất vả nhưng tràn đầy niềm vui đó đã tạo nên những nét văn hóa riêng biệt của con người nơi đây. Lễ hội nhảy lửa Hà Giang đã ra đời trong điều kiện đó, gửi gắm niềm tin và hy vọng của nhân dân về khao khát chinh phục và làm chủ được thiên nhiên.

Lễ hội nhảy lửa được tổ chức trong khoảnh khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cũng là lúc người dân bắt đầu thu hoạch nông sản sau một năm chăm bón. Tùy vào điều kiện và ngày giờ tốt được chọn mà lễ hội sẽ được tổ chức trong tháng 10, tháng 11 âm lịch đến rằm tháng giêng năm sau.

Khi mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, các thầy cúng sẽ bắt đầu làm lễ để xin phép thần linh cho lễ hội được tổ chức. Các thầy sẽ bày dọn mâm cỗ, thắp nến để soi sáng màn đêm, rồi thắp ba nén nhang cắm vào bát hương đặt ở trên bàn và ba nén nhang khác cắm ngay phía dưới đất cạnh chỗ ngồi của thầy cúng. Sau đó, thầy cúng sẽ làm phép, kêu gọi các vị thần trên trời hạ thế để hòa mình vào tiếng nhạc nhịp nhàng và ban cho những người tham gia sức mạnh để vượt qua thử thách. Khoảng 20 phút đến 30 phút sau, tay chân của những trai tráng tham gia bỗng dưng giật mạnh liên hồi, ánh mắt đầy sự quyết tâm, đầu lắc lư theo sự cổ vũ của người dân xung quanh. Theo tín ngưỡng của người Pà Thẻn, đây là lúc các thần linh giáng trần và nhập hồn vào người tham gia.

Khi đã có được sức mạnh của “bề trên”, trai tráng lần lượt lao vào nhảy múa trên đống lửa đỏ rực ngay giữa vòng tròn tổ chức lễ hội với bàn chân trần không có gì bảo vệ. Một số người tự tin còn bốc hòn than đang cháy rực lên, thậm chí nhai trong miệng trước sự kinh ngạc và hồ hởi của những người xung quanh. Khi đã quen dần với nhiệt độ, những người tham gia sẽ cùng hòa chung một điệu nhảy trên đống lửa đang cháy, miệng ngân nga những câu hát truyền thống của người Pà Thẻn. Đỉnh điểm của lễ hội nhảy lửa là khi đến lượt toàn thân của thầy cúng cũng rung lên bần bật, tung mình thăng hoa vào đám lửa cháy rực. Màu áo đỏ truyền thống của người Pà Thẻn hòa lẫn với màu than hồng rực rỡ tạo nên một khung cảnh khó quên với những ai trực tiếp chứng kiến.

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn nét độc đáo của một phong tục

Dân làng chuẩn bị lễ vật để làm mâm cỗ dâng bề trên

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn nét độc đáo của một phong tục

Thầy cúng cầu thần linh về chung vui và ban phước lành cho dân làng

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn nét độc đáo của một phong tục
Các chàng trai chân đất nhảy qua đống lửa đỏ rực
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn nét độc đáo của một phong tục
Vũ điệu như lên đồng
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn nét độc đáo của một phong tục

Các chàng trai thể hiện sức mạnh trong tiếng reo hò của mọi người xung quanh

Lễ hội nhảy lửa có một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần của người Pà Thẻn. Theo đó, họ quan niệm nhảy lửa là nghi lễ đón các vị thần giáng trần chung vui với xóm làng, phù hộ cho người dân có nhiều sức khỏe, được mùa, mưa thuận gió hòa. Ngoài ra, tín ngưỡng của đồng bào này còn cho rằng việc nhảy lửa sẽ tăng thêm sức mạnh, sự bền bỉ để dân làng vượt lên sự khắc nghiệt của thiên nhiên và lao động tạo ra của cải. Những người thầy cúng hoặc đang học nghề cúng bái cũng được cho là sẽ trở nên thông minh vượt bậc sau mỗi lần tham gia lễ hội./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hải Phòng: Tổ chức Hội nghị kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024

Hải Phòng: Tổ chức Hội nghị kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024

Sở Tài nguyên và Môi trường vừa phối hợp với Cục Đăng ký và dữ liệu thông tin đất đai – Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị tập huấn kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho các sở, ban ngành và UBND các cấp huyện xã thực hiện trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2024.
Quảng Ninh: Cứu hộ thành công 13 ngư dân bị nạn trên biển

Quảng Ninh: Cứu hộ thành công 13 ngư dân bị nạn trên biển

Bộ đội Đồn Biên phòng Cô Tô (Bộ đội Biên phòng tỉnh) vừa cứu hộ thành công 13 ngư dân trên một tàu cá bị chìm về bờ an toàn.
Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc có tân Chủ tịch

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc có tân Chủ tịch

Ông Trần Quốc Vĩnh được bầu bổ sung chức danh Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Nhiều tồn tại cần khắc phục qua việc thanh tra các cơ sở thú y ở TP.HCM

Nhiều tồn tại cần khắc phục qua việc thanh tra các cơ sở thú y ở TP.HCM

Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TP.HCM đã tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với các cơ sở hành nghề dịch vụ thú y trên địa bàn. Kết quả thanh tra cho thấy bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được các cơ sở khắc phục để đảm bảo chất lượng dịch vụ và tuân thủ quy định pháp luật.
Hà Nội đẩy mạnh quảng bá, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng

Hà Nội đẩy mạnh quảng bá, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng

Hà Nội đang nỗ lực đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng bằng nhiều hình thức quảng bá, từ hội chợ, siêu thị đến sàn thương mại điện tử.
Lâm Đồng: Công nhận Làng nghề dâu tằm tơ thôn Đăk Măng

Lâm Đồng: Công nhận Làng nghề dâu tằm tơ thôn Đăk Măng

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quyết định công nhận Làng nghề dâu tằm tơ thôn Đăk Măng, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông đạt tiêu chí Làng nghề.
Quảng Ninh: Thực tập phương án chữa cháy tại Công ty TNHH Thành Thánh Việt Nam

Quảng Ninh: Thực tập phương án chữa cháy tại Công ty TNHH Thành Thánh Việt Nam

Công an thành phố Uông Bí đã phối hợp cùng UBND phường Nam khê tổ chức thực tập phương án chữa cháy tại Công ty TNHH Thành Thánh Việt Nam.
Quảng Ninh: Tập trung khôi phục nuôi trồng thủy sản trên Huyện đảo Vân Đồn

Quảng Ninh: Tập trung khôi phục nuôi trồng thủy sản trên Huyện đảo Vân Đồn

Huyện Vân Đồn đã tập trung sắp xếp vùng nuôi trồng thủy sản giúp người dân nhanh chóng khôi phục lại khôi phục lại nghề nuôi biển.
Cao Bằng: Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Cao Bằng: Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) (22/12/1944 - 22/12/2024); 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), từ ngày 18/12 – 22/12/2024, tại Trung tâm Thành phố Cao Bằng (Cao Bằng), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) chủ trì phối hợp với UBND tỉnh Cao Bằng, Tổng Cục Chính trị QĐNDVN tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng của một dân tộc anh hùng”.
Kết nối di sản và làng nghề, tạo nên trải nghiệm độc đáo

Kết nối di sản và làng nghề, tạo nên trải nghiệm độc đáo

Tuyến du lịch "Con đường di sản Nam Thăng Long – Hà Nội" kết nối di sản văn hóa và làng nghề truyền thống, hứa hẹn mang đến trải nghiệm độc đáo, góp phần thúc đẩy du lịch và phát triển kinh tế bền vững cho khu vực phía Nam Thủ đô.
Dấu mốc quan trọng: Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời - 22/12

Dấu mốc quan trọng: Quân đội Nhân dân Việt Nam ra đời - 22/12

Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được ra đời theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là đội quân Cách mạng được thành lập do dân và vì dân, chiến đấu vì mục tiêu lý tưởng của dân tộc. Năm 1989, theo chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và quyết định của Chính phủ, lấy ngày 22/12 hằng năm làm ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam và là ngày hội quốc phòng toàn dân.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW thông báo số 02/TB-BCĐ kết luận về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính