Thứ tư 21/05/2025 18:13Thứ tư 21/05/2025 18:13 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Lào Cai: Huyện Bắc Hà vươn lên từ nông nghiệp hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Đến hết năm 2023, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã trở thành địa phương sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất tỉnh Lào Cai với hơn 3.388 ha (gồm chè, quế) đạt chứng nhận hữu cơ. Năm 2024 huyện tiếp tục phát huy thành quả đã gây dựng từ nhiều năm.

“Quả ngọt” từ nông nghiệp hữu cơ

Nông nghiệp hữu cơ đang là xu thế chung của nông nghiệp toàn cầu, hướng đến những giá trị bền vững, an toàn, thân thiện với môi trường sống. Đối với huyện vùng cao như Bắc Hà, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt là thói quen canh tác truyền thống rất phù hợp để chuyển đổi theo hướng hữu cơ. Có thể nói đây là thế mạnh, tiềm năng trong phát triển nông nghiệp của huyện. Đến hết năm 2023, toàn huyện có 3.388,44ha (gồm chè, quế) đạt chứng nhận hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ của Bắc Hà đã từng bước hình thành, gắn với sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà vươn lên từ nông nghiệp hữu cơ
Nông dân Bắc Hà tích cực tham gia các lớp tập huấn phát triển nông nghiệp hữu cơ - Ảnh: Lưu Hòa.

Chè shan tuyết Bắc Hà là sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu ra nước ngoài. Năm 2023, Bắc Hà có thêm 444,5ha chè shan tuyết được chứng nhận hữu cơ, nâng tổng diện tích chè shan tuyết được chứng nhận hữu cơ trên địa bàn huyện lên hơn 1.141ha, với các chứng nhận hữu cơ EU, Canada, Hoa Kỳ...

Hiện tổng diện tích quế toàn huyện Bắc Hà đạt 10.471ha, trong đó đã thực hiện chuyển đổi và chứng nhận hữu cơ chuẩn EU, Hoa Kỳ từ năm 2019 đến nay với diện tích 2.247ha/683 hộ tại 03 xã (Nậm Đét, Nậm Lúc và Bản Cái). Sản xuất quế đã mang lại thu nhập trên 252 tỷ đồng mỗi năm cho 14 xã trong huyện Bắc Hà, chiếm 20 - 25% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện, là nguồn thu nhập rất lớn cho các hộ nông dân, góp phần không nhỏ trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số.

Ngoài cây chè và cây quế, các cây trồng, vật nuôi khác cũng đang được huyện Bắc Hà quan tâm, định hướng chỉ đạo thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ để nâng cao giá trị như: Cây ăn quả ôn đới; cây rau trái vụ, rau an toàn; cây dược liệu; chăn nuôi lợn đen bản địa hữu cơ, chăn nuôi gà địa phương hữu cơ...

Lào Cai: Huyện Bắc Hà vươn lên từ nông nghiệp hữu cơ
Nông dân huyện Bắc Hà cùng nhau chia sẻ cách phòng trừ sâu bệnh hại quế theo hướng an toàn sinh học - Ảnh: Lưu Hòa.

Sản xuất hữu cơ đã góp phần giảm thiểu sử dụng các chất hóa học trong sản xuất nông nghiệp, đưa hoạt động sản xuất nông nghiệp lại gần với thiên nhiên. Thời gian tới, huyện Bắc Hà tiếp tục định hướng duy trì và phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn, cụ thể: Đến năm 2025, mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác thông thường sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên 5.000ha bao gồm quế, chè (chuẩn hệ thống Hiệp hội Hữu cơ Quốc tế - IFOAM), dược liệu tự nhiên, cây ăn quả ôn đới, rau (chuẩn hữu cơ Việt Nam)… Giai đoạn 2026 - 2030 phấn đấu tổng diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên 10.000ha gồm quế, chè, dược liệu tự nhiên (chuẩn IFOAM), cây ăn quả ôn đới, rau, lúa đặc sản, chăn nuôi bản địa (chuẩn hữu cơ Việt Nam)…

Sẽ tổ chức các cuộc thi về nông nghiệp hữu cơ

Bên cạnh kết quả đã đạt được, sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện Bắc Hà còn gặp không ít khó khăn, hạn chế như: Nhận thức của người sản xuất về nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế; phần lớn các hộ nông dân Bắc Hà sản xuất với quy mô hộ gia đình, nhỏ, manh mún nên khó để lập đội, nhóm sản xuất hữu cơ; sản xuất chủ yếu theo phương pháp truyền thống; một bộ phận hộ nông dân chưa quan tâm áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thiếu đầu tư chăm sóc, vì vậy năng suất thấp, bấp bênh… Thời gian tới, huyện Bắc Hà tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển sản xuất hữu cơ, cụ thể:

Lào Cai: Huyện Bắc Hà vươn lên từ nông nghiệp hữu cơ
Vùng chè shan tuyết hữu cơ tạo thu nhập ổn định cho hơn 300 hộ dân với hơn 1.500 lao động của xã Bản Liền (huyện Bắc Hà), tổng thu nhập trên 94 tỷ đồng mỗi năm - Ảnh: Lưu Hòa.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về sự cần thiết, tính tất yếu và hiệu quả của phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung và phát triển cây chè, cây quế nói riêng. Đặc biệt với nông dân phải xóa bỏ tâm lý nghĩ và làm theo kinh nghiệm, ngại thay đổi; có cam kết chặt chẽ trong việc canh tác theo quy trình hữu cơ (không bón phân hóa học, thuốc trừ cỏ, trừ sâu độc hại, không hóa chất, không chất kích thích sinh trưởng...); cam kết bán sản phẩm cho hợp tác xã, doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm.

- Ưu tiên nguồn lực hỗ trợ phát triển cây chè, cây quế hữu cơ. Trong giai đoạn 2023 - 2025, huyện đang xây dựng 02 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cây chè shan tuyết hữu cơ, 02 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cây quế hữu cơ từ nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đồng thời sẽ bố trí ngân sách địa phương để thực hiện một số nội sung, mô hình điểm để từ đó có cơ sở nhân rộng trên địa bàn.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho cán bộ quản lý các cấp, đặc biệt tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp hữu cho người dân. Hàng năm, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về canh tác hữu cơ; phát động các đợt ra quân trồng, chăm sóc các loại cây trồng hữu cơ trên địa bàn huyện.

Lào Cai: Huyện Bắc Hà vươn lên từ nông nghiệp hữu cơ
Nông dân xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) giúp nhau chăm sóc cây quế hữu cơ - Ảnh: Lưu Hòa.

Nông dân huyện Bắc Hà đang đứng trước cơ hội tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, tăng khả năng cạnh tranh trong tiến trình hội nhập quốc tế và bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời thực hiện tốt mục tiêu huyện đã đề ra về sản xuất nông nghiệp trong từng giai đoạn, từng bước thay đổi bộ mặt nông thôn, nâng cao việc làm tại chỗ và phát triển kinh tế gia đình./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nông dân Hải Phòng đón vụ dưa bội thu

Nông dân Hải Phòng đón vụ dưa bội thu

Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng, một số huyện như Tiên Lãng, Vĩnh Bảo và Kiến Thụy đang chứng kiến sự bội thu của các loại dưa như dưa hấu hắc mỹ nhân và dưa vàng.
Hải Phòng: Ra mắt hệ sinh thái số của MTTQ Việt Nam

Hải Phòng: Ra mắt hệ sinh thái số của MTTQ Việt Nam

Ra mắt thí điểm hệ sinh thái số của UBMTTQVN TP. Hải Phòng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của thành phố.
Chữ tín trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Chữ tín trong sản xuất, phân phối và tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

Chữ tín đối với chính trị, xã hội, tình cảm rất quan trọng, trong sản xuất và lưu thông sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, đây không chỉ là một yếu tố đạo đức kinh doanh mà còn là nền tảng sống còn cho sự phát triển bền vững của cả chuỗi giá trị. Nó kiến tạo niềm tin vững chắc giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng, một yếu tố then chốt đối với một thị trường mà sự minh bạch và chất lượng được đặt lên hàng đầu.
Vì sao người sản xuất khó đạt chứng nhận hữu cơ?

Vì sao người sản xuất khó đạt chứng nhận hữu cơ?

Hiện nay tại Việt Nam, nhu cầu về thực phẩm sạch và an toàn ngày càng tăng, đặc biệt là ở đô thị lớn. Tuy nhiên, để được công nhận là sản phẩm hữu cơ và mang nhãn “chứng nhận hữu cơ” trên bao bì, các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm phải vượt qua một quá trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt. Để đạt được chứng nhận cơ không đơn giản là thay đổi phương pháp canh tác mà là cả một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự đầu tư dài hạn, kiến ​​thức chuyên sâu và cam kết cao về đạo đức.
Tiềm năng và thách thức nuôi cá nước lạnh dưới chân rặng Tây Côn Lĩnh

Tiềm năng và thách thức nuôi cá nước lạnh dưới chân rặng Tây Côn Lĩnh

Tây Côn Lĩnh, ngọn núi hùng vĩ được mệnh danh là "nóc nhà Đông Bắc", không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ mà còn ẩn chứa tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng cho tỉnh Hà Giang. Trong những năm gần đây, một hướng đi mới đầy hứa hẹn đang được nhiều người dân và doanh nghiệp địa phương quan tâm, đó chính là nuôi cá tầm. Với nguồn nước lạnh, sạch từ các khe suối trên núi cao, khu vực này được đánh giá là có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển mô hình nuôi cá giá trị kinh tế cao này.
Gạo Già Dui: Tinh túy đất trời, hồn cốt văn hóa vùng cao Hà Giang

Gạo Già Dui: Tinh túy đất trời, hồn cốt văn hóa vùng cao Hà Giang

Giữa bạt ngàn núi non trùng điệp của vùng cao Xín Mần, miền tây Hà Giang, nơi khí hậu khắc nghiệt và đất đai cằn cỗi tưởng chừng chỉ phù hợp với những loài cây mạnh mẽ, lại ẩn chứa một báu vật nông sản độc đáo: gạo Già Dui. Không chỉ là một loại lương thực nuôi sống bao thế hệ người dân tộc thiểu số, gạo Già Dui còn mang trong mình tinh túy của đất trời, hồn cốt văn hóa và những câu chuyện lịch sử đầy tự hào của vùng đất biên cương này.
Thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi nền tảng cho an toàn thực phẩm

Thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi nền tảng cho an toàn thực phẩm

Rau quả tươi đóng vai trò thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và các hợp chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, do đặc tính sinh học và quá trình sinh trưởng tiếp xúc trực tiếp với môi trường, rau quả tươi tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm, từ vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng đến các tác nhân vật lý.
Hiệu quả và bền vững bước chuyển mình tất yếu của nông nghiệp hiện đại

Hiệu quả và bền vững bước chuyển mình tất yếu của nông nghiệp hiện đại

Trong khi dân số toàn cầu ngày càng gia tăng, tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm và những thách thức từ biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp đang trải qua một cuộc cách mạng sâu rộng, chuyển mình từ phương thức canh tác truyền thống sang nông nghiệp hiện đại. Đây không chỉ là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn là sự thay đổi trong tư duy, cách tiếp cận và quản lý toàn bộ chuỗi giá trị nông nghiệp, hướng đến mục tiêu năng suất cao, chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế và đặc biệt là tính bền vững.
Thủy sản hữu cơ hướng đến sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường

Thủy sản hữu cơ hướng đến sự cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi trường

Việt Nam, với bờ biển dài hơn 3.260 km, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, có tiềm năng to lớn để phát triển ngành thủy sản. Thủy sản không chỉ đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu người dân, mà còn là một trụ cột kinh tế quan trọng, mang về nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Phân biệt thủy sản và hải sản: Ranh giới mỏng manh, chung một giá trị

Phân biệt thủy sản và hải sản: Ranh giới mỏng manh, chung một giá trị

Trong thế giới ẩm thực và kinh tế biển, hai thuật ngữ "thủy sản" và "hải sản" thường được sử dụng, đôi khi gây ra sự nhầm lẫn. Mặc dù có những điểm giao thoa nhất định, chúng lại mang những sắc thái riêng biệt về nguồn gốc, môi trường sống và phạm vi bao hàm. Hiểu rõ sự khác nhau và giống nhau giữa thủy sản và hải sản không chỉ giúp chúng ta sử dụng ngôn ngữ chính xác hơn mà còn có cái nhìn toàn diện hơn về nguồn lợi từ môi trường nước.
Mèo Vạc: Vùng đất tiềm năng cho chăn nuôi bò hữu cơ

Mèo Vạc: Vùng đất tiềm năng cho chăn nuôi bò hữu cơ

Mèo Vạc, một huyện vùng cao biên giới của tỉnh Hà Giang, nổi tiếng với Cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ, một Di sản Địa chất toàn cầu UNESCO. Thoạt nhìn, địa hình núi đá cằn cỗi có vẻ không mấy thuận lợi cho nông nghiệp, nhưng chính điều này lại mở ra những cơ hội độc đáo cho phát triển chăn nuôi bò hữu cơ.
Sầu riêng Đam Rông chính thức được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu

Sầu riêng Đam Rông chính thức được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu

Ngày 6/5, UBND huyện Đam Rông ra Quyết định cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu “Sầu riêng Đam Rông”cho Hợp tác xã Nông nghiệp Công Nghệ Cao Sầu Riêng Đam Rông, tại địa chỉ Thôn Liêng Trang 2, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính