Chủ nhật 06/07/2025 00:29Chủ nhật 06/07/2025 00:29 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ngày thành tập Hội Nông Dân Việt Nam (14/10)

Hội Nông dân những người lính trong phát triển kinh tế nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã quyết định lấy ngày 14/10/1930 làm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Đây là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Hội Nông dân những người lính trong phát triển kinh tế nông nghiệp
Ảnh minh họa

Hội Nông dân Việt Nam hoạt động với mục tiêu đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi mặt, bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 94 năm qua, với sự định hướng, lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các thế hệ cán bộ, hội viên Hội Nông dân Việt Nam đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang của tổ chức Hội và giai cấp nông dân Việt Nam thi đua lao động sản xuất, kinh doanh, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2024) cùng nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của Hội.

Cuối thập kỷ 20 của thế kỷ XX, Nông hội đỏ đã xuất hiện ở một số địa phương, kêu gọi Dân cày tham gia đấu tranh đòi bỏ thuế người, thuế vườn, thuế chợ, thuế đò, bỏ lệ bắt phu… Tại Hội nghị lần thứ nhất được tổ chức vào tháng 10/1930 tại Hương Cảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết về thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và thông qua Điều lệ Tổng Nông Hội, trong đó nêu rõ mục đích “Thống nhất hết thảy Tổng Nông Hội Đông Dương để tranh đấu bênh vực quyền lợi hàng ngày của nông dân và để thực hiện cách mạng thổ địa”. Việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương (tên gọi đầu tiên của Hội Nông dân Việt Nam ngày nay) đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam, sự trưởng thành và lớn mạnh về của phong trào nông dân. Từ đây, dưới sự lãnh đạo đúng đắn và kịp thời của Đảng, Nông hội khắp nơi trong nước đã phát huy vai trò của mình trong việc tập hợp, lãnh đạo nông dân hợp lực với công nhân và nhân dân lao động đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ.

Nông dân đã cùng các tầng lớp nhân dân đoàn kết đấu tranh, giương cao khẩu hiệu: chống sưu thuế, địa tô, chống nạn thất nghiệp, chống khủng bố trắng, chống cải lương lừa dối, chống chiến tranh… Chỉ tính riêng trong năm 1937, đã có hơn 150 cuộc đấu tranh của nông dân chống cướp ruộng đất, đòi chia ruộng công, giảm tô, tức, khất thuế,... được tổ chức. Từ tháng 01 - 11/1938, có 125 cuộc đấu tranh của nông dân với 55.442 người tham gia.

Theo từng giai đoạn cách mạng, với những đổi mới về hình thức, khẩu hiệu hoạt động và các tên gọi khác nhau, tổ chức Hội Nông dân đã tập hợp nông dân từ miền ngược đến miền xuôi tham gia vào các đoàn thể của Mặt trận Việt Minh. Qua phong trào đấu tranh, các tổ chức cứu quốc của nông dân càng phát triển mạnh mẽ, góp sức vào làn sóng khởi nghĩa từng phần đang nổi lên cuồn cuộn trong cả nước, làm tan rã từng mảng chính quyền cơ sở của phát xít, tay sai, đưa cả nước bước vào cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

Sau Cách mạng tháng Tám, các cấp Hội nông dân đã tập trung vận động thực hiện các phong trào, như: xây dựng "Cánh đồng 5 tấn", "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", phong trào thanh niên nông thôn lên đường tòng quân giết giặc, bảo vệ Tổ quốc. Ngày 21/4/1961, Hội Nông dân Giải phóng miền Nam chính thức ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và hướng dẫn của Hội Nông dân giải phóng, nông dân miền Nam đã vượt qua khó khăn, gian khổ, bám đất giữ làng, giữ vững sản xuất, thực hiện khẩu hiệu “biến nhà thành công sự, biến đồng ruộng thành trận địa”, đã xuất hiện nhiều gương nông dân chiến đấu dũng cảm, kiên cường, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Ngày 27/9/1979, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 78-CT/TƯ về việc tổ chức Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam. Đến ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 42-QĐ/TW về việc đổi tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam. Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị đã đồng ý lấy ngày 14 tháng 10 năm 1930 làm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Các phong trào của Hội đã từng bước đi vào cuộc sống, được đông đảo hội viên nông dân nhiệt tình hưởng ứng và mạng lại hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.

Tiếp nối truyền thống vẻ vang của giai cấp nông dân và tổ chức Hội Nông dân Việt Nam trong 94 năm qua, trong thời gian tới các cấp Hội Nông dân sẽ tiếp tục duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, những việc làm mới, sáng tạo để thực hiện thắng lợi Nghị Đại hội Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VII, góp phần thực hiện mục tiêu “Xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại”. Và để phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ không thể không nói tới vai trò của người nông dân và Hội nông dân các cấp./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Các chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh

Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương...
Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ KH&CN thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vừa ban hành Quyết định số 1412/QĐ-BKHCN về Kế hoạch thu hút 100 chuyên gia giỏi tham gia các chương trình phát triển trí tuệ nhân tạo trọng điểm cấp quốc gia.
Quỹ Hỗ trợ nông dân Ninh Thuận tiếp sức cho nông dân làm giàu

Quỹ Hỗ trợ nông dân Ninh Thuận tiếp sức cho nông dân làm giàu

Trong thời gian qua, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND), Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận (nay là tỉnh Khánh Hòa) đã tích cực triển khai nhiều dự án hỗ trợ nông dân, các chi tổ hội nghề nghiệp về vốn, khoa học kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập, làm giàu cho nông dân.
Từ 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp "sổ đỏ”

Từ 1/7 Chủ tịch UBND cấp xã có quyền cấp "sổ đỏ”

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 151/2025/NĐ-CP, quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp trong nông nghiệp và môi trường

Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp trong nông nghiệp và môi trường

Để thực hiện chính quyền 2 cấp trong lĩnh vực nông nghiệp môi trường, UBND TP. Hà Nội yêu cầu Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương hoàn thiện dự thảo, tham mưu, trình UBND thành phố sửa đổi, bổ sung các quyết định liên quan đến lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng.
Hà Nội: Ban hành kế hoạch cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Hà Nội: Ban hành kế hoạch cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững

Mới đây, UBND T.P Hà Nội ban hành kế hoạch về cấp mã số vùng trồng, thúc đẩy nông nghiệp bền vững, tập trung hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục cấp mã số vùng trồng theo quy định của Nghị quyết 08/2023/NQ-HĐND, đồng thời siết chặt quản lý, giám sát các vùng trồng đã được cấp mã số, đảm bảo tuân thủ yêu cầu kiểm dịch thực vật của các thị trường nhập khẩu.
Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo nhằm ngăn chặn, kiểm soát, xử lý thuốc giả, thực phẩm giả, mỹ phẩm giả.
Thành phố Huế sau sắp xếp, sáp nhập gồm có 40 phường, xã nào?

Thành phố Huế sau sắp xếp, sáp nhập gồm có 40 phường, xã nào?

Tp. Huế sau khi sắp xếp, sáp nhập sẽ có 40 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 phường và 19 xã hình thành. Trong đó, có 01 phường không thực hiện sắp xếp là phường Dương Nỗ.
Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Cấp xã được thực hiện việc giao khu vực biển cho cá nhân Việt Nam nuôi trồng thủy sản

Đây là quy định trong Quyết định 2298/QĐ-BNNMT ngày 23/6/2025 về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực biển và hải đảo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Từ 01/7/2025, hợp tác xã được nâng mức vay không có tài sản bảo đảm lên 5 tỷ đồng

Từ 01/7/2025, hợp tác xã được nâng mức vay không có tài sản bảo đảm lên 5 tỷ đồng

Từ 1/7/2025, các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại từ 300 triệu đến 5 tỷ đồng.
Nhiều chính sách thuế mới có hiệu lực từ 01/7/2025

Nhiều chính sách thuế mới có hiệu lực từ 01/7/2025

Từ 1/7/2025, nhiều chính sách thuế của Việt Nam có hiệu lực, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp và người dân nộp thuế.
Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng

Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng

Đề xuất hợp nhất hai chương trình mục tiêu quốc gia - Xây dựng Nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững - thành một chương trình thống nhất trong giai đoạn 2026 - 2035. Việc hợp nhất không chỉ là bước đi chiến lược để nâng cao hiệu quả đầu tư công, tinh gọn bộ máy, mà còn thể hiện rõ quan điểm phát triển: Lấy người dân làm trung tâm, cộng đồng làm nền tảng, hướng đến một Việt Nam thịnh vượng, bao trùm, dân chủ và hạnh phúc.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính