Thứ sáu 18/04/2025 23:30Thứ sáu 18/04/2025 23:30 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU | Báo Công Thương

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
2 Nghị định mới được ban hành với quy định chặt chẽ, chế tài xử phạt cao hơn;… không chỉ vì mục tiêu gỡ ‘thẻ vàng’ IUU mà hướng đến ngành thủy sản bền vững.

Xóa những "khoảng trống" về chính sách

Chia sẻ tại "Hội nghị triển khai các điểm mới theo Nghị định sửa đổi Nghị định số 26/2017/NQ-CP, Nghị định số 42/2019/NĐ-CP và Thông tư số 23/2018/TT- BNNPTNT" diễn ra chiều 11/4, ông Trần Đình Luân - Cục trưởng Cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho biết, ngày 4/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 37/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU
Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

So với Nghị định số 26/2019/NĐ-CP, Nghị định số 37/2024/NĐ-CP có một số điểm mới nổi bật đó là bổ sung quy định về quản lý hệ thống giám sát tàu cá. Trong đó, quy định rõ trách nhiệm của Trung ương và địa phương trong việc quản lý, sử dụng hệ thống giám sát tàu cá; thuyền trưởng, chủ tàu cá phải chấp hành nghiêm cảnh báo của thiết bị giám sát hành trình tàu cá, không được đưa tàu vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển.

Nghị định sửa đổi cũng quy định rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp thiết bị giám sát lắp đặt trên tàu cá; quy định rõ yêu cầu và quản lý việc lắp đặt đối với thiết bị giám sát tàu cá và quy định yêu cầu đối với việc lắp thiết bị chống va, đâm khi hoạt động trên biển để tránh tình trạng nhiễu loạn thông tin, gây khó khăn trong việc quản lý.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng bổ sung quy định giám sát viên trên tàu cá Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam nhằm tạo khung pháp lý để duy trì và thúc đẩy việc xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ.

Đồng thời, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung quy định kiểm soát tàu nước ngoài khai thác, vận chuyển, chuyển tải thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam và kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác được vận chuyển bằng tàu container nhập khẩu vào Việt Nam nhằm thực hiện Công điện số 1058/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (chống khai thac IUU), gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC)

Nghị định 37 cũng quy định việc kiểm soát tàu nước ngoài khai thác, vận chuyển, chuyển tải thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản có nguồn gốc từ khai thác cập cảng Việt Nam; kiểm soát thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác được vận chuyển bằng tàu container nhập khẩu vào Việt Nam.

Theo đó, trước 48 giờ khi lô hàng được vận chuyển cập cảng, tổ chức, cá nhân khai báo và gửi hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản nhập khẩu không vi phạm IUU.

Cũng theo ông Trần Đình Luân, ngày 5/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16/5/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản. So với Nghị định 42, Nghị định 38 đã quy định tăng thời gian xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản từ 1 năm lên 2 năm.

Ông Trần Đình Luân cho hay, tắt thiết bị giám sát hành trình rất nhiều lần, đây chính là tình tiết tăng nặng. Cụ thể, tàu cá không duy trì việc truyền thông tin từ thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá về hệ thống giám sát tàu cá theo quy định hoặc vô hiệu hoá thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá hoặc không có thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài 24m trở lên sẽ bị xử phạt từ 300 triệu đến 500 triệu đồng, nếu tái phạm có thể bị phạt đến 700 triệu đồng.

Nghị định 38 cũng đưa chủ tàu vào đối tượng chịu chế tài, quy định rõ ranh giới vùng biển được phép khai thác thuỷ sản. “Trước đây khi chúng tôi đi kiểm tra, phát hiện vi phạm, phạt chủ tàu thì chủ tàu bảo thuyền trưởng lái đi đâu không biết. Do vậy, Nghị định 38 cũng quy định bổ sung xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu cá không đồng thời là thuyền trưởng và chủ tàu cá đồng thời là thuyền trưởng để quản lý chặt chẽ hơn” - ông Trần Đình Luân cho biết.

Việc ghi nhật ký khai thác thủy sản vẫn là bắt buộc. Vậy nên, Nghị định 38 quy định với tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên bao gồm không ghi nhật ký khai thác hoặc ghi không chính xác yêu cầu của tổ chức nghề cá khu vực hoặc báo cáo sai quy định của tổ chức nghề cá khu vực khi khai thác thuỷ sản trong vùng biển thuộc quản lý của tổ chức nghề cá khu vực sẽ bị xử phạt từ 500 triệu đến 700 triệu đồng. Hành vi khai thác thuỷ sản tại vùng biển của quốc gia, lãnh thổ khác hoặc vùng biển thuộc quyền quản lý của tổ chức nghề cá khu vực mà không có giấy phép khai thác thuỷ sản sẽ bị phạt tiền từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng.

“Như EC có nói, không có lý gì tàu đi vượt sang vùng biển nước bạn lại bảo là đi chơi được. Trừ trường hợp chết máy, bão gió thì lại khác, nhưng sẽ phải chứng minh” - ông Luân chia sẻ.

Đáng chú ý, Nghị định 38 đã bổ sung thẩm quyền xử phạt của lực lượng Kiểm lâm. Lý do bổ sung để đảm bảo các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn được phát hiện kịp thời và bị xử lý theo quy định. Bên cạnh đó, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính trong hoạt động khai thác thuỷ sản, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và nuôi trồng thuỷ sản.

Hành động vì hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc giavề thủy sản trên trường quốc tế

Nghị định số 37/2024 có hiệu lực từ ngày 19/5 và Nghị định 38/2024 sẽ có hiệu lực từ ngày 20/5, ông Trần Đình Luân, cho biết cả hai Nghị định mới ban hành này đều theo hướng kiểm soát và chế tài một cách nghiêm khắc các hành vi đánh bắt cá hợp pháp theo khuyến nghị của EC, qua đó cho thấy nỗ lực của Chính phủ trong việc chống đánh bắt IUU, không chỉ vì mục tiêu gỡ thẻ vàng trước mắt, mà quan trọng là tạo chuyển biến thực sự của hoạt động thủy sản sang hướng bền vững.

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU
Hội nghị triển khai các điểm mới theo Nghị định sửa đổi các Nghị định về thi hành Luật Thủy sản và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản diễn ra chiều ngày 11/4

Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - nhấn mạnh, Ban Bí thư vừa ban hành Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Cùng với đó, các Nghị định thay thế, sửa đổi, bổ sung đã được ban hành; các công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia… về chống khai thác IUU. Các công cụ pháp lý đã rõ ràng, Trung ương đã nỗ lực thì tất cả địa phương cũng phải vào cuộc để gỡ ‘thẻ vàng IUU.

'Chống khai thác IUU đã có sự chuyển biến nhưng để gỡ được 'thẻ vàng' thì các địa phương cần nỗ lực hơn nữa. Các địa phương cần tiếp tục tập trung vào quản lý giám sát đội tàu; truy xuất nguồn gốc sản phẩm khai thác và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo Nghị định mới', Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu rõ.

Để chuẩn bị tốt nhất cho Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sang Liên minh châu Âu (EU) báo cáo về chống khai thác IUU cũng như tiếp đón đoàn thanh tra của EC sang Việt Nam về gỡ ‘thẻ vàng’ đối với thủy sản Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đề nghị các Bộ, ngành và địa phương cũng như các cơ quan chuyên môn của Bộ trên dưới phải đồng lòng, quyết liệt hành động chống khai thác IUU đáp ứng tốt nhất các khuyến nghị của EC.

Bởi theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đây không chỉ là vấn đề chống khai thác IUU mà chúng ta hành động vì hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Vượt qua chống khai thác IUU đã khó nhưng đây là tiền đề đầu tiên phải vượt qua để hướng tới một ngành ngư nghiệp, ngành kinh tế thủy sản, minh bạch, trách nhiệm bền vững. Từ đó chuẩn bị cho “3 trụ cột” trong phát triển kinh tế thủy sản gồm: khai thác, nuôi trồng và bảo tồn biển. Do đó, chúng ta luôn làm với tâm thế trao đổi thẳng thắn, hành động thực sự và quyết liệt.

congthuong.vn

Bài liên quan

Sóc Trăng siết chặt quản lý, quyết tâm gỡ ‘Thẻ vàng’ IUU

Sóc Trăng siết chặt quản lý, quyết tâm gỡ ‘Thẻ vàng’ IUU

Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý và tuyên truyền, tỉnh Sóc Trăng đã đạt nhiều kết quả tích cực trong công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Việc kiểm soát chặt chẽ đội tàu, giám sát hành trình và thực hiện nghiêm túc các quy định tại cảng cá đã giúp địa phương hạn chế vi phạm, góp phần vào nỗ lực chung của cả nước trong việc gỡ bỏ “Thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC).
Bình Định tăng cường chống khai thác IUU dịp Tết Nguyên đán

Bình Định tăng cường chống khai thác IUU dịp Tết Nguyên đán

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành văn bản yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường các biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), đặc biệt trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Kiểm ngư Việt Nam 2024: Những bước tiến trong cuộc chiến chống IUU

Kiểm ngư Việt Nam 2024: Những bước tiến trong cuộc chiến chống IUU

Kiểm ngư Việt Nam năm 2024 ghi nhận những bước tiến đáng kể trong cuộc chiến chống khai thác IUU với số lượng tàu cá "3 không" giảm mạnh
Nước rút gỡ "thẻ vàng" IUU: Bình Thuận tăng tốc

Nước rút gỡ "thẻ vàng" IUU: Bình Thuận tăng tốc

Bình Thuận đang nỗ lực khắc phục những tồn tại để hoàn thiện các tiêu chí chống khai thác IUU, quyết tâm cùng cả nước tháo gỡ "thẻ vàng" trước thềm kiểm tra của Ủy ban châu Âu.
Không để tàu cá "3 không" ra khơi

Không để tàu cá "3 không" ra khơi

Không chỉ dừng lại ở việc quản lý chặt chẽ đội tàu cá, tỉnh Khánh Hòa đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và siết chặt các quy định nhằm sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU của Ủy ban Châu Âu.
"Thẻ vàng" IUU: Cửa ải quyết định cho thủy sản Việt Nam

"Thẻ vàng" IUU: Cửa ải quyết định cho thủy sản Việt Nam

Đoàn thanh tra của Liên minh châu Âu (EU) đang có mặt tại Việt Nam để thực hiện đợt thanh tra thực địa lần thứ năm, đánh giá nỗ lực gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU của ngành thủy sản.

CÁC TIN BÀI KHÁC

HAN Asia 2025 mở ra cơ hội giao thương, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp khu vực

HAN Asia 2025 mở ra cơ hội giao thương, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp khu vực

Trung tuần tháng 3/2025, Triển lãm Horti Agri Next Asia 2025 (HAN Asia 2025) là sự kiện thương mại quốc tế B2B quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và làm vườn tại khu vực châu Á, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm IMPACT, Bangkok, Thái Lan.
VOAA kết nối thương mại sản phẩm hữu cơ Việt Nam - Trung Quốc

VOAA kết nối thương mại sản phẩm hữu cơ Việt Nam - Trung Quốc

Nhằm nối tiếp các hoạt động kết nối xúc tiến thương mại, sắp tới ngày 27/3/2025, tại Hà Nội, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam (VOAA) gặp mặt kết nối các doanh nghiệp để thảo luận về cơ hội xuất khẩu sản phẩm hữu cơ sang thị trường Trung Quốc, đây được xem là thị trường tiêu dùng hữu cơ lớn thứ ba thế giới.
Thư mời tham gia sự kiện kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm hữu cơ Việt - Trung

Thư mời tham gia sự kiện kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm hữu cơ Việt - Trung

Hiệp hội trân trọng kính mời các doanh nghiệp quan tâm đăng ký tham gia sự kiện kết nối và hội chợ Organic Festa Asia 2025.
Khuyến nông Hà Tĩnh nhân rộng và phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Khuyến nông Hà Tĩnh nhân rộng và phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông, Chi hội Nông nghiệp hữu cơ tỉnh Hà Tĩnh đã được đón Đoàn công tác do TSKH. Hà Phúc Mịch - Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch TW MTTQ Việt Nam đến thăm và làm việc.
Hội chợ Natural Products Expo West 2025 "cánh cửa" mới cho sản phẩm hàng hữu cơ Việt Nam

Hội chợ Natural Products Expo West 2025 "cánh cửa" mới cho sản phẩm hàng hữu cơ Việt Nam

Hội chợ Natural Products Expo West 2025 là sự kiện lớn nhất về sản phẩm tự nhiên và hữu cơ tại bờ Tây nước Mỹ.
Ngày xuân đến chiêm bái Đền Cửa Ông

Ngày xuân đến chiêm bái Đền Cửa Ông

Đền Cửa Ông, tọa lạc tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, là một trong những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng và linh thiêng bậc nhất vùng Đông Bắc. Ngôi đền không chỉ mang giá trị kiến trúc độc đáo mà còn gắn liền với những câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc từ thế kỷ XIII.
Di sản vịnh Hạ Long sôi động chuẩn bị mùa du lịch 2025

Di sản vịnh Hạ Long sôi động chuẩn bị mùa du lịch 2025

Được các đồng nghiệp ở Quảng Ninh giúp đỡ, nhóm phóng viên Tạp chí điện tử Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam đã có chuyến trải nghiệm trên vịnh Hạ Long để cảm nhận dịch vụ và không khí cho mùa du lịch 2025. Đặc điểm của vùng du lịch trọng điểm này là mùa đông khá trầm lắng chỉ sôi động trong mùa hè. Tuy nhiên, thói quen này cũng đang dần thay đổi mùa đông trên vùng di sản thiên nhiên thế giới cũng đang hút khách với vẻ đẹp hư ảo mờ sương của nó.
Hy vọng cuộc thi viết "Nông nghiệp hữu cơ vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững" sẽ được lan tỏa

Hy vọng cuộc thi viết "Nông nghiệp hữu cơ vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững" sẽ được lan tỏa

Được sự nhất trí của lãnh đạo cơ quan chủ quản, Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, sáng 28/2/2025 Tạp chí Hữu cơ Việt Nam đã phát động cuộc thi "Nông nghiệp hữu cơ vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững". Đây là cơ hội để các phóng viên đang công tác tại tạp chí, cộng tác viên trong và ngoài ngành thử sức với đề tài này, một trong những vấn đề không chỉ trong nước mà cả thế giới quan tâm.
Thành phố Cẩm Phả: Vùng đất mỏ anh hùng và trên đường phát triển

Thành phố Cẩm Phả: Vùng đất mỏ anh hùng và trên đường phát triển

Đầu tháng ba chúng tôi có dịp về Cẩm Phả, một thành phố ven biển xinh đẹp thuộc vùng di sản thiên nhiên thế giới Quảng Ninh. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với nguồn tài nguyên than đá dồi dào, mà còn sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế và văn hóa.
Đại hội chi hội nhà báo Tạp chí Hữu cơ Việt Nam: Định hướng phát triển báo chí hiện đại

Đại hội chi hội nhà báo Tạp chí Hữu cơ Việt Nam: Định hướng phát triển báo chí hiện đại

Ngày 27/2, Chi hội Nhà báo Tạp chí Hữu cơ Việt Nam tổ chức Đại hội Chi hội, tổng kết nhiệm kỳ và đề ra định hướng phát triển. Đại hội nhấn mạnh vai trò báo chí trong nông nghiệp hữu cơ, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, chuyển đổi số và mở rộng hợp tác, hướng tới nền báo chí hiện đại, hiệu quả.
Phát động cuộc thi viết “Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”

Phát động cuộc thi viết “Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”

Sáng 27/2/2025, tại Hà Nội, Tạp chí Hữu cơ Việt Nam tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Nông nghiệp Hữu cơ - Vì sự tăng trưởng xanh, phát triển bền vững”.
Ngành nông nghiệp cần sửa đổi những bất cập để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế toàn cầu

Ngành nông nghiệp cần sửa đổi những bất cập để phù hợp với xu thế phát triển kinh tế toàn cầu

Đây là nhận định của TS. Lê Xuân Rao - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Nội tại Hội thảo chuyên đề "Những bất cập trong thực hiện Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp".
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính