Thứ tư 16/07/2025 05:37Thứ tư 16/07/2025 05:37 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hòa Bình: Trồng mới 30.000 cây xanh nhằm phục hồi 50 ha rừng tự nhiên

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong khuôn khổ chương trình “Rừng xanh lên” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) khởi xướng, thông qua việc trồng mới 30.000 cây xanh trong năm 2025 nhằm phục hồi 50 hecta rừng tự nhiên tại tỉnh Hòa Bình.
Hòa Bình: Trồng mới 30.000 cây xanh nhằm phục hồi 50 ha rừng tự nhiên
Chương trình “Rừng xanh lên” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) khởi xướng, trồng mới 30.000 cây xanh trong năm 2025 nhằm phục hồi 50 hecta rừng tự nhiên tại tỉnh Hòa Bình. (Ảnh minh họa)

Theo đó, hướng tới Ngày Trái đất (22/4) và nhân dịp kỷ niệm 30 năm hiện diện tại Việt Nam, HP Việt Nam cùng các đối tác - Synnex FPT, Công ty cổ phần thế giới số (Digiworld) và Công ty Cổ phần công nghệ Elite đã chính thức khởi động chiến dịch “Vì Trái đất xanh”.

Chiến dịch lần này không chỉ là hoạt động CSR đơn thuần, mà còn là lời cam kết rõ ràng về một chiến lược phát triển có trách nhiệm với môi trường. Trong khuôn khổ chiến dịch, HP tài trợ cho chương trình “Rừng xanh lên” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) khởi xướng, nhằm phục hồi 50 hecta rừng tự nhiên tại tỉnh Hòa Bình thông qua việc trồng mới 30.000 cây xanh trong năm 2025.

“Bằng việc hợp tác trồng 30.000 cây xanh, chúng tôi mong muốn nhấn mạnh cam kết lâu dài của HP đối với môi trường cũng như thực hiện các hoạt động thiết thực ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam. Chúng tôi tin rằng công nghệ và phát triển bền vững luôn song hành để kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn", ông Nguyễn Minh Đức, Tổng Giám đốc HP Việt Nam chia sẻ.

Trước đó, bắt đầu từ năm 2022, PanNature tiến hành chương trình “Rừng xanh lên” nhằm phục hồi rừng tự nhiên tại khu vực rừng chuyển tiếp giữa huyện Mai Châu (Hòa Bình) và huyện Vân Hồ (Sơn La), nơi có tính đa dạng sinh học cao và là nơi sinh sống lâu đời của các cộng đồng người Mông và Thái.

Chương trình đặt mục tiêu phục hồi 500 ha rừng trong vòng 10 năm bằng các loài cây bản địa như dổi, lát, trám, dâu da, quế… được lựa chọn kỹ lưỡng để phù hợp với thảm thực vật và tầng tán rừng đặc trưng nơi đây. Đặc biệt, PanNature ưu tiên mô hình phục hồi có sự tham gia sâu sắc của người dân bản địa và chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo hiệu quả và tính bền vững về lâu dài.

Không chỉ dừng lại ở việc “trồng cho có”, mỗi cây xanh được gieo trồng trong khuôn khổ chiến dịch đều sẽ được theo dõi tỷ lệ sống, chăm sóc và trồng dặm trong những năm liền sau.

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) - tổ chức phi lợi nhuận với 20 năm kinh nghiệm trong các hoạt động bảo tồn thiên nhiên - sẽ đảm nhiệm việc xây dựng kế hoạch, thiết kế phương án trồng phục hồi, chuẩn bị cây giống, kết nối với cộng đồng và chính quyền địa phương để tổ chức trồng rừng, theo dõi và giám sát để những diện tích rừng này được hồi sinh lâu dài.

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) cho biết, trong các năm qua, PanNature đã triển khai trồng phục hồi rừng tại Sơn La và tiếp tục thực hiện hoạt động này trong Chương trình “Rừng Xanh Lên” nhằm hồi sinh dải rừng tự nhiên nối giữa Hòa Bình và Sơn La, giúp mở rộng sinh cảnh sống cho quần thể Vượn nguy cấp, đồng thời thúc đẩy các giải pháp sinh kế xanh cho khu vực sinh thái trọng yếu này. "Chúng tôi vô cùng trân trọng sự chung tay của các doanh nghiệp, đồng thời hy vọng sẽ nhận được sự tiếp sức của toàn thể cộng đồng thông qua chiến dịch “Vì Một Việt Nam Xanh và Phát Triển Bền Vững” - ông Nguyên nói.

Bài liên quan

Cam kết Net Zero tạo động lực để doanh nghiệp chuyển hướng "xanh"

Cam kết Net Zero tạo động lực để doanh nghiệp chuyển hướng "xanh"

Bốn năm sau khi Việt Nam cam kết Net Zero, doanh nghiệp trong nước đã và đang chuyển hướng "xanh" như thế nào để góp phần hiện thực hóa mục tiêu này.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure đánh giá vẻ đẹp choáng ngợp và kỳ vĩ của hang Sơn Đoòng

Tạp chí Travel+Leisure mô tả Sơn Đoòng như một “kỳ quan thiên nhiên siêu thực” với những mái vòm khổng lồ, hệ sinh thái rừng nguyên sinh nằm sâu trong lòng đất, cùng một hệ thống sông ngầm và vi khí hậu riêng biệt…
Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Xử lý bãi tập kết hàng nghìn đầu trâu, bò bốc mùi nồng nặc ở Nghệ An

Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường bởi bãi tập kết đầu trâu, nội tạng động vật ở phường Vinh Phú (tỉnh Nghệ An), chính quyền địa phương đã có phương án xử lý để đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh lây lan dịch bệnh.
Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Hướng tới Bạch Long Vĩ xanh – đổi mới để phát triển bền vững

Bạch Long Vĩ, hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc, không chỉ giữ vai trò chiến lược quan trọng mà còn là một kho báu tự nhiên với hệ sinh thái biển đa dạng và phong phú. Thế nhưng, sự phát triển kinh tế – xã hội cùng những tác động từ biến đổi khí hậu đang đặt ra không ít thách thức cho việc bảo tồn và phát triển bền vững tại đây. Hướng tới một “Bạch Long Vĩ Xanh” không chỉ là một mục tiêu mà đã trở thành định hướng chiến lược, đòi hỏi sự đổi mới toàn diện từ tư duy đến hành động nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển kinh tế, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Giải bài toán ô nhiễm môi trường là hướng đi bền vững cho làng nghề

Làng nghề truyền thống là một phần không thể tách rời của văn hóa và kinh tế Việt Nam, lưu giữ những kỹ năng thủ công độc đáo và tạo ra nguồn sinh kế cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, sự phát triển tự phát và thiếu quy hoạch của nhiều làng nghề đã và đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường, đe dọa sức khỏe cộng đồng và tính bền vững của chính các làng nghề. Khắc phục ô nhiễm môi trường từ các làng nghề không chỉ là nhiệm vụ cấp bách mà còn là yếu tố then chốt để bảo tồn di sản văn hóa và hướng tới một tương lai phát triển xanh.
Lâm Đồng đẩy mạnh nông nghiệp xanh, tuần hoàn hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0”

Lâm Đồng đẩy mạnh nông nghiệp xanh, tuần hoàn hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng “0”

Lâm Đồng là một trong những địa phương đi đầu trong thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP26, đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 thông qua loạt giải pháp trọng tâm trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn đến ứng dụng năng lượng tái tạo và truy xuất nguồn gốc nông sản theo quy định EUDR của Liên minh châu Âu, tỉnh Lâm Đồng cho thấy quyết tâm mạnh mẽ trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng xanh và bền vững.
Du lịch xanh ở Cát Bà: Hướng đi bền vững cho "viên ngọc

Du lịch xanh ở Cát Bà: Hướng đi bền vững cho "viên ngọc' Vịnh Bắc Bộ

Cát Bà, hòn đảo lớn nhất trong quần thể gần 2.000 hòn đảo trên Vịnh Lan Hạ, từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Với vẻ đẹp hoang sơ của những bãi biển cát trắng mịn, làn nước trong xanh, những dãy núi đá vôi hùng vĩ và Vườn Quốc gia đa dạng sinh học, Cát Bà hứa hẹn mang đến một kỳ nghỉ trọn vẹn với nhiều trải nghiệm khó quên.
Phát triển kinh tế xanh là sứ mệnh vì tương lai bền vững

Phát triển kinh tế xanh là sứ mệnh vì tương lai bền vững

Xanh hóa kinh tế là trách nhiệm toàn cầu, hướng tới phát triển bền vững bằng cách giảm tác động môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên, thúc đẩy năng lượng sạch và tạo ra một tương lai thịnh vượng, hài hòa với thiên nhiên cho mọi quốc gia.
Hướng mở phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp dược liệu tại VQG Bạch Mã

Hướng mở phát triển du lịch sinh thái và nông nghiệp dược liệu tại VQG Bạch Mã

Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã, “viên ngọc xanh của dãy Trường Sơn” hiện là một trong những địa bàn trọng điểm để thí điểm mô hình kinh tế sinh thái tổng hợp trên cả nước.
Đắk Nông: Cảnh báo khẩn cấp tình trạng nhiễm Sudan đỏ trong hồ tiêu và nông sản

Đắk Nông: Cảnh báo khẩn cấp tình trạng nhiễm Sudan đỏ trong hồ tiêu và nông sản

Trong những tháng đầu năm 2025, hàng loạt lô hàng hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu bị trả về do phát hiện nhiễm chất Sudan đỏ, một loại phẩm màu công nghiệp bị cấm sử dụng. Sự cố này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín ngành hồ tiêu mà còn cho thấy những lỗ hổng nghiêm trọng trong khâu sơ chế và bảo quản, đặt ngành xuất khẩu hồ tiêu trước nguy cơ đánh mất thị trường xuất khẩu.
Môi trường, nhận thức và sinh kế  - Kỳ cuối: Nguồn lực và tác động của sáng kiến

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ cuối: Nguồn lực và tác động của sáng kiến

Với những thành quả bước đầu, chúng tôi mong muốn chia sẻ một số bài học kinh nghiệm. Đồng thời bày tỏ sẽ viết tiếp ước mơ đưa Quảng Phú phát triển bền vững ngày càng xanh, sạch, đẹp. Cùng với áp dụng nghiên cứu thực nghiệm vào sản xuất, chúng tôi lại phối hợp với nhà trường làm công tác tuyên truyền vận động tới các em học sinh về việc không đốt rơm, rạ để hạn chế ô nhiễm môi trường và tận dụng tài nguyên rơm, rạ cho cải tiến sân phơi muối, thời gian đốt rơm, rạ thường rơi vào mùa hè là thời điểm bận rộn nên phụ huynh thường giao cho các em vì vậy công tác tuyên truyền không đốt rơm, rạ được chúng tôi “nhắm” vào đối tượng là học sinh.
Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 3: Giải pháp xanh tạo sinh kế gắn với phát triển bền vững

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 3: Giải pháp xanh tạo sinh kế gắn với phát triển bền vững

Từ trong quá khứ xa xưa, tuổi thơ tôi gắn liền với những nắm xôi, nắm cơm có mùi hương thơm nồng lá chuối của mẹ và bẹ cau của bà. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của hiện đại hóa, hộp nhựa dần thay thế các sản phẩm tự nhiên, nếu không có giải pháp thay thế thì chẳng mấy chốc nhựa sẽ bao phủ khắp đại dương và ngay trên mảnh đất Quảng Bình đầy nắng và gió, từ đó sáng kiến giảm nhựa tạo sinh kế xanh đã hình thành.
Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 2:  Khi truyền thông làm thay đổi nhận thức, hành vi

Môi trường, nhận thức và sinh kế - Kỳ 2: Khi truyền thông làm thay đổi nhận thức, hành vi

“Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình”, về với trường THCS Quảng Phú, nghe các em học sinh kể về những hoạt động truyền thông sáng tạo nâng cao nhận thức trong công tác bảo vệ môi trường, các câu lạc bộ truyền thông trong nhà trường được thành lập và đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em học sinh bởi đây là lứa tuổi dễ dàng tiếp nhận, dễ thay đổi hành vi. Với mong muốn học sinh sẽ là cầu nối tuyên truyền tới phụ huynh, người thân, gia đình, bạn bè, xã hội chúng tôi đã sử dụng nhiều biện pháp truyền thông.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính