Chủ nhật 06/07/2025 08:20Chủ nhật 06/07/2025 08:20 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hiệu quả từ mô hình nuôi, sản xuất con giống

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thay vì trồng ngô, lúa, những cây trồng truyền thống gắn bó bao đời nhưng thu nhập bấp bênh, ông Hoàng Văn Bé, xón Hoà Mục, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng (Cao Bằng), đã chuyển hướng sang chăn nuôi vịt và ấp trứng sản xuất con giống, trở thành nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp tỉnh. Từ vài trăm quả trứng mỗi mẻ ấp, đến nay ông Bé sở hữu cơ sở ấp trứng quy mô lớn, cung cấp hàng nghìn con giống gà, vịt cho thị trường trong tỉnh. Hành trình gần 10 năm lập nghiệp, được sự hỗ trợ của nhà nước cùng với tận dụng lợi thế địa phương, nông dân Hoàng Văn Bé đã gây dựng được thương hiệu, mở ra hướng phát triển kinh tế bền vững.
Hiệu quả từ mô hình nuôi, sản xuất con giống
Nhờ vốn ưu đãi, ông Hoàng Văn Bé, xã Trường Hà huyện Hà Quảng đã mở rộng quy mô chăn nuôi, giúp nhiều hộ dân khác vươn lên thoát nghèo.

Đầu tư chăn nuôi, sản xuất con giống hiệu quả

Ông Hoàng Văn Bé có nhiều đất canh tác nhưng chỉ trồng cây lương thực truyền thống cho thu nhập thấp, không ổn định. Năm 2015, ông mạnh dạn chuyển hơn 3.000 m2 đất để đầu tư mô hình chăn nuôi gà, vịt thương phẩm. Lứa nuôi đầu, ông nuôi hơn 1.000 con gà, vịt, sau khi trừ chi phí, ông thu lợi 20 triệu đồng, gấp 6 lần so với trồng ngô, lúa. Từ đó, ông quyết tâm chuyển hướng sang chăn nuôi và ấp trứng, sản xuất con giống.

Nhận thấy thị trường con giống đang thiếu, nhiều nông dân phải mua từ ngoài tỉnh hoặc nhập từ Trung Quốc, chi phí vận chuyển cao, chất lượng không đảm bảo, ông Bé đầu tư gần 2 tỷ đồng xây dựng chuồng trại, bể nước, mua 1 máy ấp và 1 máy nở, công suất 20.000 quả trứng/tháng, máy phát điện phòng khi mất điện lưới.

Những ngày đầu vận hành sản xuats con giống, qua nhiều lần thử nghiệm, nhưng hiệu quả đạt chưa cao, ông Bé đến Trung tâm Nghiên cứu giống gia cầm Đại xuyên, huyện Phú Xuyên (Hà Nội) để học hỏi quy trình kỹ thuật ấp trứng. Ban đầu ấp theo mô hình đơn kỳ, sau chuyển sang ấp đa kỳ, cứ 5 ngày gom từ 2.000 - 2.5000 quả trứng ấp 1 lần, đạt hiệu suất 72%. Cách làm này giúp ông chủ động trong khâu tiêu thụ, phù hợp với thị trường phiên chợ nông thôn. Cùng với đó, ông áp dụng kỹ thuật úm vịt con: Sử dụng đèn hồng ngoại sưởi ấm, điều chỉnh nhiệt độ, chiếu sáng theo từng tuần, quây úm bằng cót hoặc bạt cao 0,5m, nền chuồng rải trấu hoặc rơm rạ băm nhỏ, luôn sạch sẽ, khô ráo.

“Để chủ động nguồn trứng ấp, tôi duy trì nuôi hơn 1.700 con vịt giống cổ xanh Tá Ná đẻ trứng và hơn 700 con gà đen”. Ông Bé cho biết. Từ kinh nghiệm chăn nuôi nhiều năm, ông luôn chăm sóc kỹ lưỡng vịt bố mẹ, bổ sung vitamin, điện giải khi giao mùa, đảm bảo chế độ dinh dưỡng phù hợp theo mùa.

Hiệu quả từ mô hình nuôi, sản xuất con giống

Máy ấp và máy nở công suất 20.000 quả trứng/tháng, cho ông Hoàng Văn Bé, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng xuất bán gần 180.000 con giống gà, vịt, mỗi năm.

Mở rộng quy mô chăn nuôi nhờ vốn vay ưu đãi

Từ tháng 9/2023, ông Bé tham gia Dự án “Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen gà xương đen, thịt đen bản địa” do Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng phối hợp với Viện Chăn nuôi thực hiện tại hai huyện: Bảo Lâm, Hà Quảng. Qua đó, ông được chuyển giao quy trình nuôi dưỡng gà Mông sinh sản và thương phẩm, hướng tới sản xuất hàng hóa.

Bên cạnh duy trì số lượng vịt đẻ trứng, ông nuôi hàng nghìn con vịt thương phẩm và 600 con gà thịt, góp phần nâng tổng thu nhập mỗi năm lên gần 500 triệu đồng. Với vịt thương phẩm, ông chỉ chăn nuôi bằng thức ăn phối trộn ngô, thóc, cám, cá, bã rượu…, nên chất lượng thịt vịt săn chắc, thơm ngon.

Ông Bé cho biết, chuồng nuôi gà, vịt được sử dụng đệm lót sinh học từ trấu, mùn cưa, lõi ngô pha trộn với chế phẩm sinh học, nên chuồng được giữ ẩm, tiết kiệm công lao động, không gây mùi hôi, làm sạch môi trường, ngăn được dịch bệnh, năng suất đàn vật nuôi tăng.

Để có thêm điều kiện đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi hiệu quả, từ năm 2023, ông Bé vay 100 triệu đồng từ Chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Quảng. Bà Nguyễn Thị Thảo, Phó Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Hà Quảng cho biết, nhờ vốn ưu đãi, ông Bé đã mở rộng quy mô chăn nuôi, sản xuất con giống và chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, giúp nhiều hộ dân khác vươn lên thoát nghèo.

Bà Nông Thị Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Hà, huyện Hà Quảng đánh giá “Mô hình chăn nuôi của gia đình ông Bé đã nâng cao thu nhập cho gia đình, cung cấp giống vịt chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng cho người dân, hạn chế nhập giống trôi nổi, góp phần giảm nghèo bền vững”.

Hiệu quả mô hình chăn nuôi của ông Bé được nhiều người dân trong huyện đến tham quan, học tập. Bằng sự lao động cần cù, quyết tâm vượt khó, được sự hỗ trợ hiệu quả, thiết thực của nhà nước, nhiều mô hình chăn nuôi ở huyện Hà Quảng đã đem lại hiệu quả, mở ra hướng phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững của nông dân trên địa bàn huyện.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực

Sản xuất nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng tích cực

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong 6 tháng đầu năm 2025, sản xuất nông lâm thủy sản tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 34 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường nông sản 04/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản 04/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu quay đầu giảm mạnh

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm, đáng chú ý tiêu quay đầu giảm mạnh từ 2.000 - 7.000 đồng/kg so với hôm qua.
Làm giàu từ dưa lưới công nghệ cao: Hướng đi bền vững của nông dân Hà Tĩnh

Làm giàu từ dưa lưới công nghệ cao: Hướng đi bền vững của nông dân Hà Tĩnh

Trong những năm gần đây, khi biến đổi khí hậu và giá cả nông sản ngày càng khó lường, nhiều hộ nông dân ở Hà Tĩnh đã lựa chọn một lối đi khác: trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ chỗ chỉ là thử nghiệm, mô hình này ngày càng chứng minh hiệu quả vượt trội cả về kinh tế lẫn môi trường, mở ra hướng phát triển mới cho nền nông nghiệp địa phương.
Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Chàng trai thu nhập hơn 1 tỉ mỗi năm với nghề trồng lúa hữu cơ

Tốt nghiệp thạc sĩ ngành luật kinh tế, nhưng anh Trầm Minh Thuần (31 tuổi, ngụ ấp Chợ, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - nay là xã Trà Cú, tỉnh Vĩnh Long) lại về quê thành lập hợp tác xã (HTX) nông nghiệp và đã gặt hái thành công khi thu lãi hơn 1 tỉ đồng mỗi năm.
Lâm Đồng: Đột phá trong phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2021-2025

Lâm Đồng: Đột phá trong phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2021-2025

Lâm Đồng là vùng đất cao nguyên nổi tiếng với khí hậu mát mẻ quanh năm, đang từng bước khẳng định vị thế trong lĩnh vực nuôi trồng và chế biến thủy sản, đặc biệt là cá nước lạnh. Giai đoạn 2021–2025, tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại và thân thiện với môi trường.
Thị trường nông sản 03/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng 5.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 03/7/2025: Giá lúa gạo ít biến động, tiêu tăng 5.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ít biến động, cà phê tăng, đáng chú ý tiêu tăng mạnh từ 2.000 - 5.000 đồng/kg so với hôm qua.
Hà Tĩnh: Nông dân làm giàu nhờ nghề nuôi ong

Hà Tĩnh: Nông dân làm giàu nhờ nghề nuôi ong

Từ một nghề truyền thống, nuôi ong lấy mật đang trở thành hướng phát triển kinh tế tiềm năng, tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân ở địa phương.
Thị trường nông sản 02/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu tăng 4.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 02/7/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu tăng 4.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, tăng nhẹ, trong khi đó tiêu tiếp tục tăng mạnh từ 2.000 - 4.000 đồng/kg so với hôm qua.
Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ 1: Kiến tạo cuộc sống, thắp sáng biên cương

Sao xanh toả sáng biên cương xanh - Kỳ 1: Kiến tạo cuộc sống, thắp sáng biên cương

“Ở nơi chỉ có mây ngàn với gió núi, những cán bộ, chiến sỹ biên phòng Cao Bằng đang ngày đêm lăn lộn với cơ sở, vượt qua muôn vàn khó khăn, bám dân, bám bản, bám địa bàn, tích cực phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương để giúp đồng bào các dân tộc nâng cao đời sống, cải thiện sinh kế, xoá đói, giảm nghèo, góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế, xã hội khu vực biên giới ngày càng phát triển. Các anh là lực lượng nòng cốt xây dựng và củng cố “Thế trận biên phòng toàn dân – Thế trận lòng dân vững chắc”, tạo sức mạnh tổng hợp bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia - nhiệm vụ thiêng liêng được Đảng, Nhà nước và nhân giao phó”. Những thông tin ngắn gọn mà Thượng tá Bế Hồng Cương, Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ đội Biên phòng Cao Bằng cho biết đã thôi thúc tôi thêm phấn chấn suốt dọc dài hành trình lên biên giới, đến với các cán bộ, chiến sỹ biên phòng, những người luôn “mang trong tim dáng hình Tổ quốc” – Những “Ngôi sao xanh toả sáng biên cương xanh”.
Thái Nguyên: Những lợi thế để nông, lâm nghiệp bứt phá

Thái Nguyên: Những lợi thế để nông, lâm nghiệp bứt phá

Sau khi sáp nhập, tỉnh Thái Nguyên sẽ có diện tích đất nông, lâm nghiệp khá lớn (trên 700 nghìn héc-ta), trong đó có hơn 150 nghìn héc-ta đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng lúa, trồng cây hằng năm, cây lâu năm
Quỹ Hỗ trợ nông dân Ninh Thuận tiếp sức cho nông dân làm giàu

Quỹ Hỗ trợ nông dân Ninh Thuận tiếp sức cho nông dân làm giàu

Trong thời gian qua, từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ Nông dân (HTND), Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận (nay là tỉnh Khánh Hòa) đã tích cực triển khai nhiều dự án hỗ trợ nông dân, các chi tổ hội nghề nghiệp về vốn, khoa học kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập, làm giàu cho nông dân.
Ốc bươu vàng dày đặc ngoài đồng, nông dân Nghệ An vất vả cứu mùa vụ

Ốc bươu vàng dày đặc ngoài đồng, nông dân Nghệ An vất vả cứu mùa vụ

Trên nhiều cánh đồng Nghệ An, ốc bươu vàng đang sinh sôi dày đặc, gây hại nghiêm trọng đến trà lúa non mới gieo cấy. Để giữ lại vụ mùa, hàng trăm hộ nông dân phải soi đèn ra đồng từ nửa đêm, bắt ốc bằng tay, dẫn dụ bằng lá khoai, thân chuối. Cảnh tượng cả làng đổ ra đồng giữa đêm khuya không còn xa lạ, mà trở thành “cuộc chiến” dai dẳng để giữ từng khóm mạ khỏi bị cắn trụi.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính