Thứ tư 19/03/2025 22:09Thứ tư 19/03/2025 22:09 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Hải Dương: Khởi công xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo năm 2025

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Theo thống kê của tỉnh Hải Dương tính đến ngày 15-2, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng nhà tạm, nhà dột nát được 515/1638 căn nhà cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo gia đình chính sách. Tiến độ đạt được 31,4%, trong đó có 29 hộ dân đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
Hải Dương: Khởi công xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo năm 2025
Ban cán bộ và người dân tỉnh Hải Dương chung tay lao động hỗ trợ xây dựng nhà mới cho hộ nghèo. Ảnh cổng thông tin điện tử Hải Dương.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, vừa qua Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch hội đồng thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua "Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025", phấn đấu hoàn thành mục tiêu trước 5 năm so với Nghị quyết của Đảng đề ra.Theo đó, UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt 1.638 hộ gia đình nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách đủ điều kiện được hỗ trợ xây dựng nhà ở mới và sửa chữa. Trong đó, có 984 hộ thuộc đối tượng người có công với cách mạng và thân nhân liệt sỹ, 654 hộ thuộc diện hộ nghèo cận nghèo. Đối với xây dựng nhà mới theo kế hoạch có 782 hộ, nhà sửa chữa là 856 hộ với tổng kinh phí hỗ trợ dự kiến 121 tỷ đồng.

Tính đến nay, một số địa phương có tiến độ thực hiện khởi công đạt kết quả cao như: huyện Nam Sách (66%), Kinh Môn (42,3%), Gia Lộc (40,1%). Huyện Thanh Miện đang là địa phương có tỉ lệ khởi công thấp nhất toàn tỉnh với 14,5%.

Cùng với đó, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Hải Dương quyết tâm cao để xây dựng chương trình xóa nhà tạm nhà dột nát triển khai hiệu quả và đảm bảo tiến độ. Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp thường xuyên kiểm tra tiến độ xây dựng, sửa chữa nhà. Đôn đốc, động viên các gia đình thuộc đối tượng được hỗ trợ xoá nhà tạm, dột nát sớm động thổ, khởi công. Chỉ đạo cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể phát huy tinh thần “tương thân, tương ái”, đẩy mạnh tuyên truyền. Vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tích cực ủng hộ kinh phí, vật liệu xây dựng, ngày công giúp các hộ có thêm nguồn lực triển khai xây dựng, sửa chữa nhà ở. Phấn đấu toàn tỉnh Hải Dương hoàn thành trong tháng 6 trong chiến dịch 450 ngày đêm cao điểm để xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025./.

Bài liên quan

Xóa nhà tạm, nhà dột nát nhiều địa phương có nhiều cách làm hay

Xóa nhà tạm, nhà dột nát nhiều địa phương có nhiều cách làm hay

Chiều 10/3, phiên họp lần thứ 3 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo, tại Trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến đến trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Xóa nhà tạm, nhà dột nát với quyết tâm cao, nỗ lực lớn cả nước chung sức đồng lòng thực hiện

Xóa nhà tạm, nhà dột nát với quyết tâm cao, nỗ lực lớn cả nước chung sức đồng lòng thực hiện

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, nhiệm vụ hoàn thành xoá nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 là rất nặng nề, đòi hỏi phải có sự vào cuộc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước chung sức, đồng lòng thực hiện.
Hải Dương: Nông dân trồng hành tỏi Kinh Môn đạt sản lượng cao

Hải Dương: Nông dân trồng hành tỏi Kinh Môn đạt sản lượng cao

Thời tiết thuận lợi cộng với người nông dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc nên sản lượng hành tỏi ở Kinh Môn (Hải Dương) tăng cao.
Hải Dương: Tăng cường quản lý nuôi thủy sản lồng bè trên sông

Hải Dương: Tăng cường quản lý nuôi thủy sản lồng bè trên sông

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo tiếp tục thực hiện công tác quản lý nuôi thủy sản lồng bè trên sông tại Công văn số 254/SNN-TS ngày 6/2.
Hải Dương: Gieo cấy vụ lúa đông xuân 2024 - 2025 cơ bản hoàn thành

Hải Dương: Gieo cấy vụ lúa đông xuân 2024 - 2025 cơ bản hoàn thành

Toàn tỉnh Hải Dương đã cơ bản gieo cấy xong vụ lúa đông xuân 2024 - 2025 trong khung thời vụ cho phép.
Hải Dương: Đẩy mạnh trồng rừng thay thế khắc phục thiệt hại do bão Yagi

Hải Dương: Đẩy mạnh trồng rừng thay thế khắc phục thiệt hại do bão Yagi

Tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu trong năm 2025 trồng gần 700.000 cây phân tán, cây rừng các loại. Trong đó có hơn 255 ha rừng thay thế để khắc phục thiệt hại do bão Yagi.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU: Bình Thuận tăng cường kiểm soát nguồn gốc thủy sản

Nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU: Bình Thuận tăng cường kiểm soát nguồn gốc thủy sản

Bình Thuận siết chặt kiểm soát cảng cá, ứng dụng công nghệ, quyết tâm gỡ "thẻ vàng" IUU trước thềm thanh tra EC lần 5.
Thủy sản Việt Nam nắm bắt cơ hội từ FTA thế hệ mới

Thủy sản Việt Nam nắm bắt cơ hội từ FTA thế hệ mới

Ngành thủy sản Việt Nam, với tiềm năng lớn và lợi thế từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) thế hệ mới, đang đứng trước cơ hội mở rộng thị trường, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản biển: Gỡ vướng mắc, tăng tốc cấp phép

Quảng Ninh đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản biển: Gỡ vướng mắc, tăng tốc cấp phép

Quảng Ninh đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ cấp phép và giao khu vực biển cho các tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản, với mục tiêu đạt 100% hồ sơ được phê duyệt trong năm 2025.
Ngành dừa xuất khẩu: Cần "cú hích" chính sách để vươn tầm

Ngành dừa xuất khẩu: Cần "cú hích" chính sách để vươn tầm

Ngành dừa, với tiềm năng tỷ đô, đang đứng trước cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, ngành dừa cần vượt qua nhiều thách thức, từ khâu nguyên liệu đến chế biến và nguồn nhân lực.
Xóa đói giảm nghèo: Quá trình không ngừng nghỉ vì cộng đồng

Xóa đói giảm nghèo: Quá trình không ngừng nghỉ vì cộng đồng

Xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đây không chỉ là nhiệm vụ mang tính nhân văn sâu sắc, mà còn là yếu tố then chốt để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã triển khai nhiều chương trình, chính sách nhằm giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân, đặc biệt là ở những vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Thủ tướng chỉ đạo đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước

Thủ tướng chỉ đạo đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế giới và trong nước.
Đóng góp của nông nghiệp vào GDP: Vị trí và tiềm năng

Đóng góp của nông nghiệp vào GDP: Vị trí và tiềm năng

Nông nghiệp từ lâu đã đóng vai trò then chốt trong nền kinh tế Việt Nam, không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tạo công ăn việc làm và mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho người dân, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành Dâu Tằm Tơ Việt Nam” đến năm 2030

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành Dâu Tằm Tơ Việt Nam” đến năm 2030

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành Dâu Tằm Tơ Việt Nam” với mục tiêu thúc đẩy ngành Dâu Tằm Tơ (DTT) phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Lâm Đồng: Công nhận 2 vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao

Lâm Đồng: Công nhận 2 vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ký Quyết định công nhận 2 vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao tại huyện Bảo Lâm và huyện Di Linh.
Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an): Không ngừng nâng cao vị thế vì sức khỏe cộng đồng

Bệnh viện 19-8 (Bộ Công an): Không ngừng nâng cao vị thế vì sức khỏe cộng đồng

Biết tôi chuyển bảo hiểm y tế từ bệnh viện Hữu Nghị về bệnh viện 198 Bộ Công an, một chị bạn cùng học đại học gọi điện thoại cho tôi và kêu lên: - Sao chú lại chuyển bảo hiểm về đấy? mổ 10 ca thì 9 ca phải mổ lại đấy. Họ chỉ ưu tiên cán bộ trong ngành thôi! Chị nghe ở đâu đấy, em khám chữa bệnh ở đây mấy lần rồi, thấy ổn mà, cơ sở vật chất và tay nghề các thày thuốc không thua kém các nơi khác mà em đã từng điều trị, tinh thần thái độ của các bác sỹ, y sỹ, hộ lý, điều dưỡng viên niềm nở, nhiệt tình. Bà chị vớt vát: - Thì chị cũng nghe người ta nói thế, chứ đã điều trị ở đấy bao giờ đâu!
Rác thải y tế: Thực trạng, hậu quả và giải pháp xử lý

Rác thải y tế: Thực trạng, hậu quả và giải pháp xử lý

Rác thải y tế là một vấn đề nhức nhối đối với hệ thống y tế và môi trường trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Với sự gia tăng dân số, mở rộng các cơ sở y tế và sự phát triển của các kỹ thuật y tế hiện đại, lượng rác thải y tế ngày càng tăng lên, đặt ra những thách thức lớn trong việc quản lý và xử lý.
Chính sách hỗ trợ sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai

Chính sách hỗ trợ sản xuất muối bị thiệt hại do thiên tai

Người dân làm muối trên cả nước sẽ được hỗ trợ kinh phí khi gặp phải thiên tai gây thiệt hại cho sản xuất, theo Quyết định 9/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 25/2/2025.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính