Thứ ba 22/10/2024 15:40Thứ ba 22/10/2024 15:40 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Gỡ "nút thắt" trong quản lý sử dụng đất lâm nghiệp: Cần giải pháp đồng bộ và quyết liệt

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tình trạng lãng phí, thất thoát đất công, tiến độ sắp xếp, chỉnh trang chậm chạp trong nhiều công ty lâm nghiệp đang là những "nút thắt" cần giải pháp đồng bộ và quyết liệt để "gỡ rối".
Gỡ

Ông Hà Công Tuấn, Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế NN-PTNT, nhấn mạnh những đóng góp to lớn của các công ty lâm nghiệp cho sự phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng nông thôn, miền núi - Ảnh: Diễm My.

Sáng ngày 5/10, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo "Giải pháp đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý sử dụng đất đai trong các công ty lâm nghiệp", thu hút sự quan tâm lớn từ các chuyên gia, nhà quản lý và đại diện các cơ quan ban ngành. Hội thảo không chỉ khẳng định tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất đai trong công ty lâm nghiệp, mà còn chỉ ra những "nút thắt" còn tồn tại cần tháo gỡ thông qua những con số cụ thể, góp phần chỉ rõ thực trạng này.

Mặc dù đã có những kết quả nhất định trong việc sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp theo Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị và Nghị định 118 của Chính phủ, nhưng con số thực tế vẫn còn nhiều điểm chưa sáng. Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, đến nay mới chỉ có 161/256 (đạt 63%) công ty nông, lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp, đổi mới. Cụ thể, có 76 công ty tái cơ cấu, giữ nguyên mô hình công ty TNHH MTV nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; 54 công ty thực hiện cổ phần hóa; 22 công ty chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên; 3 công ty chuyển thành Ban Quản lý rừng, 6 công ty thực hiện giải thể. Như vậy, vẫn còn 95/256 (chiếm 37%) công ty chưa hoàn thành theo phương án đã được phê duyệt. Điều này gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các công ty và ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng.

Về công ty lâm nghiệp, cả nước có 36 công ty trực thuộc quản lý của 28 địa phương cấp tỉnh; 2 Tổng công ty gồm Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và Tổng công ty Giấy Việt Nam. Tính đến hết tháng 4/2024, có 92/136 (đạt 67,6%) công ty lâm nghiệp hoàn thành sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động; còn lại 44/136 (32,4%) công ty lâm nghiệp chưa hoàn thành. Con số này cho thấy tiến độ sắp xếp, đổi mới vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.

Điểm đáng chú ý là tình trạng quản lý đất đai tại nhiều công ty lâm nghiệp vẫn còn nhiều bất cập. Phát biểu tại hội thảo, ông Vũ Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và PTNT - Ban Kinh tế Trung ương, cho biết tình trạng cho thuê, cho mượn, liên doanh liên kết, khoán trắng đất công vẫn diễn ra, nguồn lực đất đai chưa thực sự phát huy hiệu quả. "Việc lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, tranh chấp đất đai... cũng là những vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân", ông Hùng nhấn mạnh.

Gỡ
Đại diện Sở NN&PTNT Đắk Lắk chỉ ra những khó khăn nổi cộm của các công ty lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh - Ảnh: Diễm My.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã phân tích nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trên. Theo đó, cơ chế, chính sách về đất đai, đặc biệt là đất lâm nghiệp, còn nhiều kẽ hở, chưa đồng bộ, thống nhất. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát còn buông lỏng, chưa đủ sức răn đe. Bên cạnh đó, nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, người dân về quản lý, sử dụng đất đai còn hạn chế.

Gỡ
Hội thảo đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đất đai theo hướng hoàn thiện cơ chế, chính sách - Ảnh: Diễm My.

Để tháo gỡ những "nút thắt" trên, hội thảo đã đề xuất một số giải pháp như: hoàn thiện cơ chế, chính sách về đất đai theo hướng công khai, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai cho người dân, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng.

Quy hoạch Lâm nghiệp Quốc gia tạo đà cho ngành gỗ Việt Quy hoạch Lâm nghiệp Quốc gia tạo đà cho ngành gỗ Việt
Tiềm năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng ở miền núi phía Bắc Tiềm năng phát triển cây dược liệu dưới tán rừng ở miền núi phía Bắc
Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD Xuất khẩu gỗ tới thị trường Anh 8 tháng đầu năm 2024 đạt 145,7 triệu USD
Hơn 75.000 cây đước được trồng tại ven biển Bạc Liêu Hơn 75.000 cây đước được trồng tại ven biển Bạc Liêu

Bài liên quan

[Longform] Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Tây Nguyên: Tiềm năng, cơ hội và thách thức

[Longform] Phát triển nông nghiệp hữu cơ ở Tây Nguyên: Tiềm năng, cơ hội và thách thức

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, thì nhu cầu về các sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng cao và thân thiện với môi trường ngày càng tăng. Sản xuất hữu cơ, với những ưu điểm vượt trội của nó, đang được coi là một trong những giải pháp quan trọng để phát triển một nền nông nghiệp bền vững.
"Khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững

"Khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững

"Người nông dân không thay đổi thì sẽ không thay đổi được gì. Tăng trưởng xanh, giảm phát thải là xu thế không thể quay lưng được. Thực tế cũng đã cho thấy, thời gian qua hạt gạo Việt Nam đã khẳng được được giá trị khi xuất khẩu và đang bứt tốc so với các quốc gia khác. Và Đề án sẽ "khởi nguồn", "kiến tạo" và tổ chức lại một ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững".
PGS Việt Nam: Đổi mới  để “sống khỏe”

PGS Việt Nam: Đổi mới để “sống khỏe”

Ông Trần Mạnh Chiến, Trưởng Ban điều phối PGS Việt Nam nhiệm kỳ VII (2024-2026) cho biết, PGS Việt Nam được thành lập hơn 15 năm trước và trở thành mô hình phát triển bền vững. Tuy nhiên thời gian gần đây PGS Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại, vì thế cần phải dũng cảm đổi mới mạnh mẽ và thực chất để trở lại đường đua tăng trưởng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Quảng Ninh: Tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ

Quảng Ninh: Tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lớp tập huấn Kỹ thuật nuôi rươi kết hợp canh tác lúa hữu cơ cho 45 cán bộ khuyến nông, nông dân, thành viên hợp tác xã của 2 địa phương là TP Uông Bí, TX Đông Triều.
Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD đến năm 2030

Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD đến năm 2030

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 70 tỷ USD, với sự công nhận thương hiệu của các ngành hàng chủ lực tại các thị trường trọng điểm toàn cầu.
Làng nghề là kết tinh giá trị văn hóa của dân tộc

Làng nghề là kết tinh giá trị văn hóa của dân tộc

Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, ba vấn đề trong chuỗi giá trị ngành hàng thủ công mỹ nghệ phải kết nối, hỗ trợ nhau, đó là "vùng nguyên liệu - nghệ nhân - doanh nghiệp". Cùng với đó là sự hỗ trợ của Nhà nước với những cơ chế, chính sách sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển ngành hàng này trong thời gian tới.
Công bố Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Công bố Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nông nghiệp

Ngày 18/10, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức Lễ Kỷ niệm Ngày Lương thực Thế giới lần thứ 44.
Gà đồi Yên Thế "đọ sắc" tại lễ hội

Gà đồi Yên Thế "đọ sắc" tại lễ hội

Huyện Yên Thế (Bắc Giang) lần đầu tổ chức Lễ hội xúc tiến tiêu thụ gà đồi, với nhiều hoạt động hấp dẫn như thi gà đẹp, thi chế biến món ăn từ gà, nhằm quảng bá thương hiệu gà đồi.
Hội thảo về canh tác cây sầu riêng tổ chức tại TP Cần Thơ thu hút nhiều nhà khoa học

Hội thảo về canh tác cây sầu riêng tổ chức tại TP Cần Thơ thu hút nhiều nhà khoa học

Ngày 17/10, Hội thảo với chủ đề "Những lưu ý trong sản xuất bền vững sầu riêng” được tổ chức tại Huyền Phong Điền, TP Cần Thơ đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học và bà con nông dân.
Quảng Ninh: Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao lớn nhất miền Bắc chuẩn bị hoạt động

Quảng Ninh: Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao lớn nhất miền Bắc chuẩn bị hoạt động

Dự án Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao Greentech sẽ đưa vào vận hành vào cuối tháng 10/2024 với hạng mục chăn nuôi lợn nái và đến trung tuần tháng sau sẽ chính thức chăn nuôi lợn thịt.
Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững

Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng để nông nghiệp phát triển bền vững

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, duy trì an ninh lương thực và phát triển nền nông nghiệp bền vững.
Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X khép lại thành công

Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X khép lại thành công

Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X đã bế mạc thành công tốt đẹp, đánh dấu bước phát triển mới với nhiều nội dung quan trọng được thông qua.
Ninh Bình yêu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho dịp cuối năm

Ninh Bình yêu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm cho dịp cuối năm

UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành văn bản chỉ đạo về việc sớm khôi phục sản xuất nông, lâm, thủy sản do ảnh hưởng của bão số 3 và đẩy mạnh sản xuất vụ Đông năm 2024, đảm bảo nguồn cung lương thực, thực phẩm trong những tháng cuối năm 2024, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Phát huy đa giá trị lâm nghiệp, tạo sinh kế

Phát huy đa giá trị lâm nghiệp, tạo sinh kế

Các địa phương cần rà soát quy hoạch lâm nghiệp để tích hợp vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với các cơ chế, chính sách. Địa phương cần phát huy được đa giá trị lâm nghiệp, qua đó sẽ tạo sinh kế, giảm bớt sự xâm hại với rừng.
Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X

Sáng nay 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029 đã chính thức khai mạc với chủ đề “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính