Thứ tư 16/04/2025 05:11Thứ tư 16/04/2025 05:11 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Giải ngân đầu tư công là động lực để phát triển kinh tế - xã hội

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Năm 2024, Chính phủ tiếp tục coi giải ngân đầu tư công là động lực quan trọng để tăng tốc phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.
Các diễn giả trao đổi, thảo luận tại Tọa đàm.
Các diễn giả trao đổi, thảo luận tại Tọa đàm.

Chiều ngày 28/10, tại TP. Hà Nội, Thời báo Tài chính Việt Nam phối hợp cùng Vụ Đầu tư - Bộ Tài chính tổ chức tọa đàm “Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công”.

Ngay từ đầu năm, tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ, việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024 đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xác định là một trong các nhiệm vụ chính trị trọng tâm, quan trọng cần quan tâm, điều hành, chỉ đạo sát sao.

Tại các Phiên họp Chính phủ thường kỳ, nội dung về đầu tư công thường xuyên được Chính phủ thảo luận, phân tích và có các chỉ đạo, giải pháp cụ thể để đưa vào Nghị quyết của phiên họp. Từ đầu năm đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều Chỉ thị, Công điện và văn bản chỉ đạo để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, phát huy vai trò 7 tổ công tác của Thủ tướng và 26 tổ công tác của thành viên Chính phủ làm việc với các địa phương để kiểm tra, đôn đốc công tác giải ngân vốn đầu tư công.

Căn cứ các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính đã có nhiều văn bản đôn đốc, hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương quyết liệt thực hiện các giải pháp thúc đẩy tiến độ, đẩy mạnh giải ngân các dự án quan trọng quốc gia, các công trình trọng điểm; nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công.

Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại
Thị trường sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam: Hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển Thị trường sản phẩm hữu cơ ở Việt Nam: Hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển
Chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn Chuẩn hóa các tiêu chuẩn chất lượng nông sản là vấn đề lớn

Để đưa nguồn vốn đầu tư công đi nhanh vào trong xã hội, giúp thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế khác, với chức năng và nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã thực hiện kịp thời công tác kiểm tra phân bổ vốn chi tiết của các bộ, ngành, địa phương. Đối với những đơn vị phân bổ không đúng quy định, Bộ Tài chính có văn bản gửi từng bộ, cơ quan trung ương đề nghị điều chỉnh lại kế hoạch phân bổ chi tiết, sau đó cơ bản các bộ, cơ quan trung ương đã có báo cáo bổ sung hoặc điều chỉnh lại phương án phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN theo đúng quy định..

Về phía các bộ, ngành, địa phương cũng đưa ra quyết tâm và nỗ lực thực hiện các giải pháp để giải ngân hết số vốn được giao, giúp phát triển kinh tế của cả nước nói chung, của địa phương nói riêng.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước đến hết tháng 10 của cả nước ước đạt 47,43% kế hoạch; đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, chưa đạt kỳ vọng đặt ra.

Bên cạnh các địa phương, bộ, ngành còn lúng túng trong triển khai giải ngân vốn đầu tư công thì có những địa phương, bộ, ngành đã triển khai giải ngân tốt. Đáng chú ý, có 15/44 bộ, cơ quan trung ương và 41/63 địa phương đã nỗ lực phấn đấu, đạt tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công ước 10 tháng đạt trên mức trung bình của cả nước.

 Giải ngân vốn đầu tư công của Bộ Nông nghiệp và PTNT nằm trong nhóm có tỷ lệ giải ngân cao so với trung bình cả nước - Ảnh minh họa.
Giải ngân vốn đầu tư công của Bộ NN&PTNT nằm trong nhóm có tỷ lệ giải ngân cao so với trung bình cả nước - Ảnh minh họa.

Tiêu biểu một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân cao gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Đài Truyền hình Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Long An, Hòa Bình, Tiền Giang, Thanh Hóa…

Theo ghi nhận từ phía Bộ Tài chính, đến nay, nhiều khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vẫn chưa được giải quyết dứt điểm như: vướng mắc về cơ chế chính sách; giải phóng mặt bằng, quy hoạch sử dụng đất và nguồn cung ứng nguyên vật liệu; vướng mắc ở các khâu hoàn thiện thủ tục đầu tư, quy trình giải ngân của các dự án ODA.

Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Đồng thời, Bộ Tài chính đã có nhiều kiến nghị và giải pháp để thực hiện mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch được giao trong năm nay.

Về phía Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), xác định giải ngân đầu tư công là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu, cần phải tập trung ưu tiên lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, Ban Cán sự đảng Bộ thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và đã ban hành các Nghị quyết chuyên đề về thực hiện công tác đầu tư xây dựng giai đoạn trung hạn 2021-2025.

Theo Bộ NN&PTNT, qua 9 tháng năm 2024, công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình của Bộ đã cơ bản đáp ứng kế hoạch, yêu cầu đề ra; về cơ bản các dự án được triển khai đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tiến độ, một số dự án đã đẩy nhanh được tiến độ kịp thời đưa vào phục vụ sản xuất; hoàn thành 2/3 dự án đầu tư (khối trường) do Bộ thực hiện và 46/46 dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, bảo đảm an toàn hồ chứa nước, thích ứng biến đổi khí hậu, khắc phục hậu quả thiên tai do các địa phương thực hiện đã cơ bản hoàn thành, đảm bảo đúng mục tiêu, tiến độ của chương trình. Giải ngân vốn đầu tư công của Bộ NN&PTNT nằm trong nhóm có tỷ lệ giải ngân cao so với trung bình cả nước. Kết quả giải ngân đến nay đạt 65,3 % vốn kế hoạch được giao.

Ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) phát biểu tại tọa đàm.
Ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) phát biểu tại tọa đàm.

Ông Dương Bá Đức, Vụ trưởng Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) cho biết: Trên cơ sở nhận diện được các vướng mắc, tại các Phiên họp Chính phủ thường kỳ, nội dung đầu tư công thường xuyên được Chính phủ thảo luận, phân tích để có các chỉ đạo kịp thời. Từ đầu năm 2024 đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có các Nghị quyết, Chỉ thị, văn bản chỉ đạo điều hành, đôn đốc việc giải ngân vốn đầu tư công (4 Chỉ thị; 5 công điện).

Đồng thời, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo việc sửa đổi, thay thế đồng bộ các cơ chế, chính sách có liên quan đến dự án đầu tư công để trình Quốc hội vào Kỳ họp tháng 10 như: Sửa đổi Luật Đầu tư công, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật đấu thầu; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán, Luật kiểm toán độc lập, Luật Kế toán, Luật ngân sách nhà nước, Luật quản lý sử dụng tài sản công,...

"Vụ Đầu tư cùng kho bạc kiểm tra tìm các nguyên nhân, trong tổ chức triển khai, một số dự án vướng cơ chế chính sách, các bước triển khai các dự án lớn còn dài. Có tiền rồi, làm chủ trương đầu tư, làm dự án, đấu thầu... rất lâu. Vướng luật khó xoay chuyển được", ông Dương Bá Đức nói.

Theo đại diện Bộ Tài chính: Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình sửa các Luật dựa trên nguyên tắc: đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, đáp ứng kịp thời thực tiễn, tăng cường phân cấp, phân quyền, đây được coi là cải cách lớn và đồng bộ nhằm tháo gỡ các khó khăn mang tính điểm nghẽn đối với việc thực hiện và giải ngân các dự án đầu tư công.

Với vai trò là cơ quan quản lý về giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính đã tích cực tổng hợp, rà soát, đánh giá để tham mưu TTCP, Chính phủ nhiều giải pháp chỉ đạo điều hành kế hoạch đầu tư công năm 2024 như: Công khai hàng tháng số liệu giải ngân của từng dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm giao thông, dự án liên vùng... gửi tới từng bộ, cơ quan trung ương và địa phương để nắm bắt và có giải pháp kịp thời đôn đốc việc triển khai dự án và điều hành kế hoạch vốn của các dự án; chủ động thực hiện các giải pháp điều hành, đáp ứng đủ nhu cầu vốn kế hoạch năm theo tiến độ cho các dự án trong phạm vi dự toán đã được Quốc hội giao; kho bạc nhà nước đồng bộ triển khai dịch vụ công trực tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách có thể giao dịch với KBNN 24/7 (kể cả ngày nghỉ/ngày lễ), tại bất cứ địa điểm nào có kết nối internet.

Bài liên quan

Tam Điệp (Ninh Bình): Đạt thành tích ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội

Tam Điệp (Ninh Bình): Đạt thành tích ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội

Tam Điệp (Ninh Bình) đạt được nhiều kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, nổi bật là tăng trưởng khá trong các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng và giải phóng mặt bằng, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra.
Kỷ niệm Ngày Hàng không dân dụng quốc tế (ICAD) - 7/12

Kỷ niệm Ngày Hàng không dân dụng quốc tế (ICAD) - 7/12

Ngày Hàng không Dân dụng Quốc tế, viết tắt là ICAD (International Civil Aviation Day) được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố vào năm 1996. Mục đích của ngày này là công nhận được tầm quan trọng của ngành hàng không, đặc biệt là hàng không quốc tế.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ban Bí thư đồng ý cho ông Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng

Ban Bí thư đồng ý cho ông Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng

Ngày 14/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị chuyên đề lần thứ 114. Tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã công bố quyết định của Ban Bí thư về việc đồng ý để ông Phạm Ngọc Nghị (Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk) được nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng, kể từ ngày 15/4.
Tạm dừng xuất nhập cảnh, thông thương cửa khẩu Hữu Nghị từ ngày 15 -17/4

Tạm dừng xuất nhập cảnh, thông thương cửa khẩu Hữu Nghị từ ngày 15 -17/4

Từ ngày 15-17/4 tạm dừng hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu qua cặp cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam) - Hữu Nghị Quan (Trung Quốc) để phục vụ cho Chương trình Giao lưu hữu nghị quốc phòng Việt - Trung.
Hà Nội: Sở Nông nghiệp và Môi trường được giao giải quyết 41 thủ tục hành chính

Hà Nội: Sở Nông nghiệp và Môi trường được giao giải quyết 41 thủ tục hành chính

UBND TP.Hà Nội vừa ủy quyền cho Sở Nông nghiệp và Môi trường giải quyết 41 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, môi trường; khuyến nông; thủy lợi; kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn; tài nguyên nước; môi trường;...
Bắc Ninh: Khởi công dự án Khu đô thị sinh thái có tổng vốn đầu tư hơn 27.000 tỷ đồng

Bắc Ninh: Khởi công dự án Khu đô thị sinh thái có tổng vốn đầu tư hơn 27.000 tỷ đồng

Vừa qua, tại thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh đã chính thức khởi công dự án Khu đô thị sinh thái Hồng Hạc với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 27.000 tỷ đồng.
Phối hợp xây dựng Đề án sáp nhập tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận

Phối hợp xây dựng Đề án sáp nhập tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông và Bình Thuận

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành khẩn trương phối hợp tổ chức xây dựng Đề án sáp nhập từng sở, ban, ngành của 3 tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận và Đắk Nông.
Phát triển bền vững và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu

Phát triển bền vững và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu

Trong bối cảnh phát triển bền vững và chuyển đổi xanh là xu thế tất yếu, là lựa chọn chiến lược của các quốc gia, Hội nghị thượng đỉnh P4G lần này là cơ hội để Việt Nam khẳng định những cam kết mạnh mẽ trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, cũng như quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy các chiến lược chuyển đổi xanh và bền vững ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu.
Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An

Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại Nghệ An

Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định phê duyệt Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2045. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Nghệ An thu hút đầu tư, thúc đẩy ngành lâm nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị sản xuất và kinh doanh rừng, hướng tới phát triển bền vững toàn vùng Bắc Trung Bộ
Nam Định thực hiện tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2025

Nam Định thực hiện tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2025

Tỉnh Nam Định vừ thực hiện tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản (NLTS) năm 2025 với sự tham gia tích cực, chủ động của các cấp uỷ đảng, chính quyền, các lực lượng chức năng, cộng đồng tôn giáo và người dân, thể hiện quyết tâm gìn giữ NLTS để phát triển ngành thuỷ sản hiệu quả, bền vững.
Cao Bằng: Giai đoạn 2021 - 2025, triển khai 1.605 dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất

Cao Bằng: Giai đoạn 2021 - 2025, triển khai 1.605 dự án, kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Cao Bằng phê duyệt triển khai 1.605 dự án/kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG); tổng kinh phí thực hiện trên 1.402 tỷ đồng; với 69.225 hộ dân tham gia, trong đó, 40.370 lượt hộ nghèo, 21.043 lượt hộ cận nghèo, 1.797 lượt hộ mới thoát nghèo và 6.015 lượt hộ khác.
Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân cháy rừng ở Quảng Ninh

Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân cháy rừng ở Quảng Ninh

Thủ tướng yêu cầu điều tra nguyên nhân, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng, liên quan tới 2 vụ cháy rừng tại Quảng Ninh.
Thêm 4 xã tại huyện Cẩm Giàng đủ điều kiện công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu

Thêm 4 xã tại huyện Cẩm Giàng đủ điều kiện công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Cẩm Giàng (Hải Dương) vừa có thêm 4 xã gồm: Ngọc Liên, Cẩm Hưng, Lương Điền và Tân Trường đủ điều kiện công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024.
Tiến độ trồng rau màu vụ xuân hè tại Hải Dương vượt kế hoạch

Tiến độ trồng rau màu vụ xuân hè tại Hải Dương vượt kế hoạch

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đến ngày 9/4, Hải Dương đã trồng được khoảng 9.800 ha rau màu vụ xuân, đạt 98% kế hoạch, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính