Thứ bảy 19/04/2025 18:02Thứ bảy 19/04/2025 18:02 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đắk Lắk chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ môi trường

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Chỉ thị về việc, tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Chỉ thị cho biết, trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã nhận được sự quan tâm, tham gia của cả hệ thống chính trị và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tình hình vệ sinh môi trường đã có chuyển biến, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được nâng lên, tạo được sự đồng tình và hưởng ứng của quần chúng nhân dân; nhiều mô hình về bảo vệ môi trường được triển khai đạt kết quả nổi bật, nhiều tuyến đường nông thôn được người dân thường xuyên tham gia giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, cảnh quan môi trường được cải thiện, hạ tầng bảo vệ môi trường một số khu vực từng bước được triển khai; công tác phòng ngừa ô nhiễm môi trường của các dự án được kiểm soát chặt chẽ; hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từng bước được nâng lên, góp phần kiềm chế gia tăng ô nhiễm môi trường; tình trạng ô nhiễm môi trường một số khu vực, cơ sở được giảm thiểu, chất lượng môi trường dần được cải thiện.

Đắk Lắk chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ môi trường
Cây xanh rợp bóng ở một góc thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Tuy nhiên, trước sức ép của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, công tác bảo vệ môi trường vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trang thiết bị phục vụ cho công tác giám sát, quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu; nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế, chưa xác định rõ được các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; chưa có cơ chế, chính sách hợp lý để tạo đột phá thu hút nguồn lực trong xã hội cho bảo vệ môi trường. Bộ máy làm công tác quản lý về môi trường chưa đáp ứng cả về số lượng, chất lượng; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường chưa thường xuyên, có lúc thiếu kiên quyết. Các Cụm công nghiệp chưa được đầu tư hạ tầng về môi trường đã và đang là rào cản trong việc thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Mô hình tự quản về bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư còn hạn chế; nước thải của hầu hết khu đô thị, khu dân cư tập trung chưa được thu gom, xử lý tập trung.

Tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ vẫn còn diễn ra ở một số khu vực; áp lực chất thải từ sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt ngày một gia tăng; sự cố môi trường có nguy cơ xảy ra nếu không có biện pháp kiểm soát hữu hiệu; công tác thu gom rác thải sinh hoạt ở một số nơi chưa đạt yêu cầu, vẫn còn tình trạng xả rác thải, chất thải xây dựng không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường; việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường và trách nhiệm với xã hội tại các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và bất cập như nguồn lực doanh nghiệp còn hạn chế, bên cạnh đó một số doanh nghiệp chưa nhận thức đúng hoặc chưa chú trọng vấn đề bảo vệ môi trường đúng mức.

Để tập trung giải quyết các vấn đề trọng điểm, cấp bách về môi trường trên địa bàn tỉnh; tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường và triển khai hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trên địa bàn tỉnh, nâng cao chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường của địa phương (chỉ số PEPI) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh về môi trường (chỉ số PAPI), Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ thị: Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan truyền thông, các đơn vị, các doanh nghiệp, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực, địa bàn quản lý tập trung tham mưu, tổ chức thực hiện tốt các nội dung yêu cầu sau:

Tiếp tục xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các chỉ thị, nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, quy định pháp luật của nhà nước về bảo vệ môi trường theo lĩnh vực, ngành, địa bàn quản lý.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với từng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, sự tham gia thực hiện công tác bảo vệ môi trường. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.

Tăng cường trách nhiệm của cấp ủy các cấp và người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương đối với công tác bảo vệ môi trường. Lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường trong thực hiện các mô hình, chương trình, kế hoạch. Từng cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tiếp tục đề cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường; nâng cao ý thức trách nhiệm và chuyển biến trong hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên tại cơ quan, đơn vị, địa bàn mình phụ trách.

Đẩy mạnh xây dựng cảnh quan môi trường đô thị và nông thôn. Chú trọng công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, lồng ghép các vấn đề môi trường, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường theo định hướng xây dựng đô thị văn minh, hiện đại và bền vững. Kiểm soát phát triển đô thị theo quy hoạch, không gian kiến trúc, cảnh quan thân thiện với môi trường. Áp dụng các giải pháp sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng; tăng tỷ lệ cây xanh ở khu vực đô thị và nông thôn, công trình, dự án. Theo dõi diễn biến chất lượng môi trường; tăng cường các hoạt động xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường nhằm nâng cao chất lượng môi trường sống khu vực đô thị và nông thôn. Lựa chọn các mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả, tiên tiến để triển khai, nhân rộng tạo thành phong trào tại địa phương, chú trọng các mô hình tự quản về bảo vệ môi trường.

Nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải; hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý nước thải đô thị, khu dân cư, cụm dân cư nông thôn đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Giảm thiểu chất thải, triển khai phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn; tăng cường tái sử dụng, tái chế rác thải sinh hoạt hữu cơ, phụ phẩm nông nghiệp.

Áp dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải, hạn chế xử lý chất thải bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp, tăng cường thực hiện các biện pháp giảm thiểu rác thải nhựa. Thu gom, xử lý bao bì đụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật thải bỏ, chất thải nguy hại đúng quy định; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế, nhất là chất thải phát sinh do dịch bệnh truyền nhiễm đúng quy định. Xây dựng cơ chế, giải pháp thu hút đầu tư các dự án xử lý chất thải có công nghệ hiện đại, tận thu được tài nguyên, năng lượng từ chất thải; đẩy mạnh xã hội hoá thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt.

Đảm bảo sự phối hợp thống nhất, hiệu quả giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện quy trình thủ tục thẩm định chủ trương đầu tư, đánh giá tác động môi trường, thẩm định công nghệ, thẩm định quy hoạch chi tiết, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và các quy trình thủ tục liên quan để kịp thời sàng lọc, loại bỏ các dự án có công nghệ lạc hậu, phát sinh nhiều chất thải, hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng thấp, không phù hợp quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách vệ sinh môi trường và sức chịu tải môi trường, không đảm bảo quy đất xây dựng công trình xử lý chất thải. Phải đảm bảo các dự án đầu tư được phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đảm bảo thời điểm cấp giấy phép môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Tăng cường công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi pháp pháp luật về bảo vệ môi trường.

Lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu trong triển khai Quy hoạch tỉnh và thực hiện nhiệm vụ. Chịu trách nhiệm đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.

Sở Tài nguyên và Môi trường: Đầu mối tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện Luật Bảo vệ môi trường 2020; các chỉ thị, nghị quyết, quy định pháp luật của nhà nước và của tỉnh về bảo vệ môi trường; tiếp tục tham mưu triển khai Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp điều kiện của tỉnh từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Phối hợp và hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức đoàn thể, cơ quan truyền thông xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch truyền thông về môi trường gắn với các mô hình giảm thiểu phát thải rác thải nhựa; việc vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng; phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn; sản xuất, sử dụng các vật liệu truyền thống để thay thế các sản phẩm từ nhựa; xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn và các mô hình toàn dân tham gia bảo vệ môi trường.

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và cơ quan liên quan tham mưu giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải.

Công khai danh sách các cơ sở sản xuất phải lắp đặt, đã lắp đặt, chưa lắp đặt thiết bị quan trắc liên tục tự động liên tục trên cổng thông tin điện tử của đơn vị. Đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở chưa hoàn thành việc lắp đặt phải khẩn trương hoàn thành lắp đặt và truyền dữ liệu quan trắc liên tục tự động trước ngày 31 tháng 12 năm 2024 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Tổ chức rà soát, hướng dẫn các dự án đầu tư mới, các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý về môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Công khai thông tin kết quả đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường, tình hình vi phạm pháp luật môi trường của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; tham mưu thu hồi giấy phép môi trường theo quy định đối với các trường hợp chậm thực hiện các biện pháp khắc phục các hành vi vi phạm.

Chủ động theo dõi, giám sát kết quả quan trắc đối với nguồn thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; giám sát hoạt động xả thải của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nhất là các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; tổ chức lấy mẫu đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu xả thải trái phép.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm vi phạm trong việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định. Thường xuyên theo dõi các phản ánh về môi trường qua đường dây nóng để kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo đúng quy định.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn phong Điều phối Chương trình môi trường Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh:

Nâng cao chất lượng đánh giá, thẩm định tiêu chí môi trường trong việc công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới, công nhận làng nghề. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá, thẩm định chặt chẽ các nội dung liên quan đến tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách. Không công nhận xã nông thôn mới ở các xã để xảy ra tình trạng các cơ sở sản xuất không có thủ tục pháp lý về môi trường theo quy định, gây ô nhiễm môi trường do chất thải từ hoạt động chăn nuôi không được xử lý đạt quy chuẩn môi trường.

Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học ky thuật trong chăn nuôi và xử lý chất thải; xử lý, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp; hướng dẫn, tuyên truyền cho các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Tham mưu xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết từ sản xuất nông nghiệp đến việc xử lý, tái chế, tái sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, chất thải chăn nuôi để phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch. Nghiên cứu phát triển các vật liệu truyền thống sẵn có của địa phương để thay thế túi ni lông và các sản phẩm nhựa dung một lần.

Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi hoàn thiện các thủ tục pháp lý về môi trường, xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi đối với trang trại chăn nuôi quy mô lớn và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không có hệ thống xử lý chất thải, công nghệ xử lý chất thải không đạt quy chuẩn môi trường, không bố trí đủ quy đất để xây dựng công trình xử lý chất thải, không phù hợp quy hoạch, không đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường.

Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và phát triển lâm nghiệp bền vững, duy trì và gia tăng tỷ lệ che phủ rừng.

Bài liên quan

Bệnh viện ĐH Y dược Buôn Ma Thuột khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ bại não

Bệnh viện ĐH Y dược Buôn Ma Thuột khám, chữa bệnh miễn phí cho trẻ bại não

Đối với trẻ bại não (CP), bên cạnh việc các bé phải uống nhiều loại thuốc chữa bệnh thì việc vệ sinh răng miệng gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng của các bé, đây là nỗi lo lắng chung của các bậc phụ huynh. Thấu hiểu được điều này, trong hai ngày từ 17– 18/04/2025, Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột (BUH) phối hợp với Hội Gia đình trẻ bại não Việt Nam (CPFAV) tổ chức chương trình nhân đạo “Khám bệnh, chữa bệnh và tư vấn chăm sóc răng miệng cho trẻ bại não năm 2025”.
Đắk Lắk: Tổ chức ngày hội khinh khí cầu tại huyện Buôn Đôn chào mừng lễ 30/4 - 1/5

Đắk Lắk: Tổ chức ngày hội khinh khí cầu tại huyện Buôn Đôn chào mừng lễ 30/4 - 1/5

Chiều 16/4, UBND huyện Buôn Đôn phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp báo về "Ngày hội khinh khí cầu Đắk Lắk 2025 - Bay trên đại ngàn", ban tổ chức kỳ vọng, sẽ thu hút hơn 100.000 lượt khách đến với huyện Buôn Đôn trong 3 ngày.
Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Lâm nghiệp Nghệ An: Vững vàng trước biến động, bứt phá nhờ đổi mới

Chiều 15/4, tại TP Vinh, Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lâm nghiệp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Hoàng Quốc Việt – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, cùng đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn.
Đắk Lắk tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với sầu riêng, mít xuất khẩu

Đắk Lắk tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với sầu riêng, mít xuất khẩu

Trước tình hình gia tăng cảnh báo từ các nước nhập khẩu về các lô hàng sầu riêng và mít không đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk ban hành Văn bản chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tại các mã số vùng trồng (MSVT) và cơ sở đóng gói (CSĐG) phục vụ xuất khẩu. Đây là bước đi quyết liệt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo uy tín nông sản Đắk Lắk trên thị trường quốc tế, đặc biệt là các thị trường yêu cầu cao như Trung Quốc.
Đắk Lắk đẩy mạnh đảm bảo ATTP và phát triển thị trường nông sản

Đắk Lắk đẩy mạnh đảm bảo ATTP và phát triển thị trường nông sản

Trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nông sản và sự khắt khe của các thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành Kế hoạch hành động năm 2025 nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP), đẩy mạnh chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản. Kế hoạch này cụ thể hóa các chỉ đạo của Trung ương, hướng đến mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững.
Ban Bí thư đồng ý cho ông Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng

Ban Bí thư đồng ý cho ông Phạm Ngọc Nghị nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng

Ngày 14/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị chuyên đề lần thứ 114. Tại Hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk đã công bố quyết định của Ban Bí thư về việc đồng ý để ông Phạm Ngọc Nghị (Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk) được nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng, kể từ ngày 15/4.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hà Nội xây thêm nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng trị giá 740 tỷ đồng

Hà Nội xây thêm nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng trị giá 740 tỷ đồng

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Kiến Hưng, với tổng mức đầu tư 740 tỷ đồng.
An Giang triển khai 40 mô hình trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

An Giang triển khai 40 mô hình trồng lúa chất lượng cao phát thải thấp

Vụ đông xuân 2024-2025, ngành nông nghiệp An Giang đã phối hợp cùng các địa phương triển khai 40 mô hình trình diễn với tổng diện tích 566 ha, trong đó 38 mô hình đã thu hoạch. Kết quả cho thấy năng suất tăng bình quân 0,78 tấn/ha, lợi nhuận tăng hơn 9,3 triệu đồng/ha.
Hòa Vang chú trọng nông nghiệp hữu cơ, phát triển đô thị sinh thái

Hòa Vang chú trọng nông nghiệp hữu cơ, phát triển đô thị sinh thái

Hòa Vang, huyện phía Tây Đà Nẵng, đã và đang chứng tỏ là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp với mô hình đô thị sinh thái. Điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn bảo vệ môi trường, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong tương lai.
Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang phải đối mặt với hiện tượng “ngộ độc hữu cơ” đồng ruộng do rơm rạ chưa kịp phân huỷ giữa các vụ.
Gia Lai: Hướng đến tiêu chuẩn xanh của EU

Gia Lai: Hướng đến tiêu chuẩn xanh của EU

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành công văn số 833/UBND-KTTH, thể hiện quyết tâm cao trong việc triển khai các giải pháp ứng phó một cách toàn diện với Công điện số 17/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các chính sách xanh của EU. Đây là bước đi chiến lược, không chỉ giúp các doanh nghiệp địa phương vượt qua thách thức, mà còn mở ra những cơ hội mới trong việc tiếp cận thị trường quốc tế và hướng tới một nền kinh tế xanh, bền vững.
Vệ Vừng - Hồ nước giữa rừng dẻ và giấc mơ du lịch sinh thái ở quê lúa Yên Thành

Vệ Vừng - Hồ nước giữa rừng dẻ và giấc mơ du lịch sinh thái ở quê lúa Yên Thành

Giữa vùng đồng bằng trù phú của huyện lúa Yên Thành (Nghệ An), đập Vệ Vừng hiện lên như một viên ngọc xanh giữa lòng thiên nhiên, vừa lặng lẽ cống hiến cho nông nghiệp, vừa khơi gợi những tiềm năng to lớn về du lịch sinh thái. Công trình thủy lợi tưởng chừng chỉ có vai trò kỹ thuật nay đang dần trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho những ai muốn tìm về sự trong lành, nguyên sơ và bình yên.
Bắc Giang: Thu hút đầu tư du lịch "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị Tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử"

Bắc Giang: Thu hút đầu tư du lịch "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị Tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử"

UBND tỉnh Bắc Giang vừa có công văn về việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá, thu hút đầu tư du lịch "Con đường Hoằng dương Phật pháp của các vị Tổ Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử".
Mê đắm vẻ đẹp hoang sơ Gành đá Lộ Diêu

Mê đắm vẻ đẹp hoang sơ Gành đá Lộ Diêu

Với các khối đá hình thù lạ mắt được điểm xuyết màu rêu xanh Gành đá Lộ Diêu ở thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đang là điểm đến du lịch hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ, hoang sơ của biển xanh.
Nông nghiệp Việt Nam: "Song hành" giữa an toàn thực phẩm và biến đổi khí hậu

Nông nghiệp Việt Nam: "Song hành" giữa an toàn thực phẩm và biến đổi khí hậu

Nông nghiệp Việt Nam, trụ cột của nền kinh tế, đang đối mặt với "song kiếm hợp bích" đầy thách thức: an toàn vệ sinh thực phẩm và biến đổi khí hậu. Hai vấn đề này không chỉ đe dọa trực tiếp đến sản xuất, năng suất và chất lượng nông sản, mà còn tác động sâu sắc đến sức khỏe cộng đồng, môi trường và sự phát triển bền vững của đất nước.
Rừng Cúc Phương - Bức tranh thiên nhiên phong phú giữa lòng đất Việt

Rừng Cúc Phương - Bức tranh thiên nhiên phong phú giữa lòng đất Việt

Rừng Cúc Phương, vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, không chỉ là một khu bảo tồn thiên nhiên mà còn là một biểu tượng của sự đa dạng sinh học, một điểm đến hấp dẫn cho những người yêu thiên nhiên và muốn khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Nằm trên địa phận của ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, Cúc Phương mang trong mình những giá trị to lớn về sinh thái, lịch sử và văn hóa, xứng đáng là một viên ngọc quý của đất nước.
Hải Phòng: Phối hợp cùng doanh nghiệp thả cua giống xuống biển bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Hải Phòng: Phối hợp cùng doanh nghiệp thả cua giống xuống biển bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Chiều 4/4, UBND xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải, TP.Hải Phòng phối hợp với công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh VinFast cùng ngư dân tiến hành thả cua giống xuống vùng biển Hoàng Châu nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Quảng Bình: 3.700ha rừng trồng keo được đánh giá chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)

Quảng Bình: 3.700ha rừng trồng keo được đánh giá chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)

3.700ha rừng trồng keo thuộc quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm công nghiệp Long Đại, tỉnh Quảng Bình vừa được hoàn tất việc đánh giá chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)...
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính