Thứ năm 17/07/2025 10:38Thứ năm 17/07/2025 10:38 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chuyển đổi sản xuất hữu cơ, chất lượng cao để ngành chè Việt Nam phát triển bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Để ngành chè Việt Nam thực sự bứt phá về chất lượng và sản lượng, từng bước giữ vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế, cần đẩy mạnh sản xuất chè an toàn hướng theo hữu cơ, chất lượng cao, tăng cường quảng bá thương hiệu sản phẩm chè thông qua các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế…
Để ngành chè Việt Nam thực sự bứt phá về chất lượng và sản lượng, từng bước giữ vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế, cần đẩy mạnh sản xuất chè an toàn hướng theo hữu cơ, chất lượng cao.
Để ngành chè Việt Nam thực sự bứt phá về chất lượng và sản lượng, từng bước giữ vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế, cần đẩy mạnh sản xuất chè an toàn hướng theo hữu cơ, chất lượng cao.

“Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao” là chủ đề của Diễn đàn do Cục Trồng trọt, Hội Làm vườn Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam và Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tổ chức tại Phú Thọ, sáng ngày 5/11/2024. Tham gia diễn đàn có đại diện các cơ quan, ban ngành ở trung ương, và các hội ngành nghề.

Theo ông Nguyễn Quốc Mạnh Phó Cục trưởng Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, diện tích chè cả nước năm 2023 đạt hơn 122.000 ha, giảm khoảng 12.000 ha so với năm 2015, tốc độ giảm bình quân 0,32%/năm. Nguyên nhân do Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc đã chuyển đổi diện tích chè già cỗi, giống cũ, năng suất và chất lượng thấp sang cây trồng khác, đặc biệt chuyển đổi sang cây ăn quả tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Trái ngược với diện tích, năng suất chè tăng từ 85,9 tạ/ha lên 100,3 tạ/ha trong khoảng thời gian này. Điều này đạt được là do thay đổi cơ cấu giống và kỹ thuật canh tác. Tuy diện tích giảm nhưng do năng suất tăng nên sản lượng chè năm 2022 đạt 1,125 triệu tấn, tăng 125.000 tấn so với năm 2015.

Năm 2023, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt khoảng 121.000 tấn, trị giá 211 triệu USD, giảm 17% về lượng và 11% về giá trị so với năm 2022. Giá chè xuất khẩu trung bình trong năm 2023 ước đạt 1.737 USD/tấn, tăng 7,3% so với năm 2022.

Dự báo sản lượng xuất khẩu chè của Việt Nam đến năm 2030 đạt 136,5 nghìn tấn, tăng trung bình 0,82%/năm, chiếm khoảng 80% sản lượng chè sản xuất ra. Các thị trường chính của sản phẩm chè Việt Nam vẫn là Pakistan, Trung Quốc, Nga, Indonesia,… và chuyển hướng sang xuất khẩu các sản phẩm chè chất lượng cao ở thị trường EU…

Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu chè đạt 62 nghìn tấn, trị giá 106 triệu USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 30% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá bình quân chè xuất khẩu đạt 1.710,0 USD/tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT)
Ông Nguyễn Quốc Mạnh, Phó Cục trưởng, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) phát biểu tại điễn đàn.

Hiện nay nhiều chính sách liên quan đến sản xuất chè an toàn, chất lượng cao đã được ban hành như: Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 Thủ tướng Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; Thông tư số 16/2019/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 11 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ; Chỉ thị số 711/CT-BNN-BVTV ngày 01/3/2013 về việc đẩy mạnh sản xuất chè an toàn;…

Đến nay, Cục Trồng trọt đã cấp giấy hoạt động chứng nhận cho 14 tổ chức chứng nhận VietGAP cho chè búp tươi trên cả nước.

Thái Nguyên toàn tỉnh có trên 80% diện tích chè áp dụng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ (chủ yếu tại các vùng sản xuất chè tập trung), trong đó 5.068ha sản xuất an toàn được cấp chứng nhận VietGAP và 80ha được cấp chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ. Phú Thọ diện tích chè được cấp chứng nhận an toàn đạt 4,1 nghìn ha. Lào Cai diện tích chè sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ là 696,94 ha, sản xuất theo quy trình VietGAP là trên 100 ha. Hà Giang tổng diện tích chè ở tỉnh được chứng nhận theo các tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ là trên 11.600ha/65 vùng, chiếm khoảng 61,25% diện tích. Thông qua việc cấp chứng nhận theo các tiêu chuẩn GAP, tỉnh đã thực hiện liên kết trên 9.200 hộ trồng chè riêng lẻ để hình thành 40 cơ sở sản xuất chè VietGAP và liên kết với 24 cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến chè để hình thành chuỗi liên kết sản xuất chè hữu cơ. Yên Bái có 7.743 ha trồng chè, trong đó có 626,3 ha diện tích được chứng nhận theo các tiêu chuẩn hữu cơ (266,84 ha), RA (119,7 ha) và VietGap (239,75 ha). Lâm Đồng đến cuối năm 2022, có trên 300 ha diện tích chè cho sản lượng trên 6 nghìn tấn chè được áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Đến năm 2030, diện tích chè được chứng nhận sạch, an toàn (hữu cơ, GAP, VietGAP và tương đương) đạt khoảng trên 70% tập trung tại các vùng sản xuất trọng điểm như Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An và Lâm Đồng. Ứng dụng công nghệ cao trong các khâu sản xuất (tưới nước, bón phân, thu hái, bảo quản, chế biến...) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, ổn định các tiêu chí sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Chuyển đổi sản xuất hữu cơ, chất lượng cao để ngành chè Việt Nam phát triển bền vững
Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam.

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho biết: Việt Nam là một nước sản xuất và xuất khẩu chè đứng thứ 5 trên thế giới. Ngành chè nước ta có trên 1,5 triệu người trực tiếp tham gia trồng và sản xuất chè và khoảng 2,5 triệu người gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè. Chè nước ta được xuất đến trên 70 quốc gia vùng lãnh thổ nhưng giá chè xuất khẩu bình quân chỉ bằng 65% giá bình quân của các nước hàng đầu về xuất khẩu chè và chỉ bằng 55% giá chè xuất khẩu bình quân của Ấn Độ và Sri Lanka. Mặc dù với sản lượng và số lượng xuất khẩu lớn nhưng giá trị thu được của mặt hàng này chưa cao, tính cạnh tranh của mặt hàng còn thấp, giá cả sản phẩm không ổn định trên thị trường quốc tế và vẫn còn phụ thuộc vào một số thị trường chính.

Theo Hiệp hội Chè Việt Nam nhận định, ngành chè Việt Nam đang phát triển theo hướng bền vững với nhiều đơn vị sản xuất áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Đa số các doanh nghiệp chè hiện nay đều ý thức và nắm bắt được xu hướng tiêu dùng cũng như thách thức từ các rào cản kỹ thuật ở thị trường nhập khẩu. Đồng thời, thị trường nội địa cũng ghi nhận sản lượng tiêu dùng ngày càng tăng khi người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sản phẩm có chất lượng, uy tín và nguồn gốc rõ ràng.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chất lượng Chế biến và Phát triển thị trường, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, thông tin, sản phẩm chè khi lưu thông cần đảm bảo các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm theo Luật An toàn thực phẩm.

Trong đó, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất chè phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời, có phương án quản lý an toàn thực phẩm trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.

Việc quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm; phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành. Đồng thời, công tác quản lý cần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Nguyễn Quốc An, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát & Hóa chất Lâm Thao.
Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát & Hóa chất Lâm Thao, ông Nguyễn Quốc An, mong muốn đem đến những sản phẩm tốt nhất phục vụ nền nông nghiệp xanh, Supe Lâm Thao đang tiếp tục nghiên cứu đưa ra các “Giải pháp canh tác Xanh - Nâng cao sức khỏe Đất - Giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng biến đổi khí hậu”.

Phát biểu tại diễn đàn, Ông Nguyễn Quốc An, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát & Hóa chất Lâm Thao chia sẻ: Riêng đối với cây chè, Supe Lâm Thao đã có mô hình trình diễn phân bón hiệu quả và đang triển khai áp dụng theo giải pháp “Phân bón vi sinh Lâm Thao - Giảm phát thải và thích ứng biến đổi khí hậu-Nâng cao sức khoẻ đất” tại Thái Nguyên, sử dụng phân bón NPK-S*M1 vi sinh Lâm Thao 12-5-10+14S và HCK vi sinh Lâm Thao 3-5-2+2S+TE. Lượng phân bón sử dụng trong mô hình giảm 10-13% so với phân bón thông thường. Thời điểm hiện tại, cây chè áp dụng giải pháp trên phát triển tốt, khỏe mạnh, ra búp nhanh và mập; sản phẩm chè có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn sạch.

Với mong muốn đem đến những sản phẩm tốt nhất phục vụ nền nông nghiệp xanh, Supe Lâm Thao đang tiếp tục nghiên cứu đưa ra các “Giải pháp canh tác Xanh - Nâng cao sức khỏe Đất - Giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng biến đổi khí hậu”. Theo đó, sẽ cung cấp giải pháp canh tác cho cây chè nói riêng và các loại cây trồng khác nói chung - Ông Nguyễn Quốc An nói.

giải đáp những thắc mắc, khó khăn, vướng mắc của địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trong quá trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu chè an toàn, chất lượng cao.
Các diễn giả giải đáp những thắc mắc, khó khăn, vướng mắc của địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trong quá trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu chè an toàn, chất lượng cao.

Theo các chuyên gia, những giải pháp này không thể thực hiện trong “một sớm một chiều” mà là cả hành trình đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Nhưng ngay từ bây giờ việc thay đổi tư duy thời đại mới, minh bạch, trách nhiệm sẽ mở ra một con đường thương mại mới cho ngành chè Việt Nam trong tương lai không xa.

Tuy nhiên, để ngành chè Việt Nam thực sự bứt phá về chất lượng và sản lượng, từng bước giữ vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế, cần đẩy mạnh sản xuất chè hữu cơ an toàn, chất lượng cao; nâng cao năng lực chế biến chè; tăng cường quảng bá thương hiệu sản phẩm chè thông qua các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế…

Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao” là một trong những hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 30/12/2023, trong đó, riêng với cây chè, tập trung chuyển đổi cơ cấu giống chè mới đến năm 2025 có khoảng 70% diện tích chè giống mới, nâng cơ cấu giống cho sản xuất chè xanh chất lượng cao khoảng 50%, chè Olong và các loại chè chất lượng cao khác khoảng 20%.

Diễn đàn được tổ chức với mục đích truyền thông, phổ biến rộng rãi bộ giống chè mới, kinh nghiệm đổi mới bộ giống chè, áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến và chế biến các sản phẩm chè. Kinh nghiệm chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ cây trồng khác sang trồng chè chất lượng cao. Các yêu cầu thị trường đối với sản phẩm chè, đồng thời giải đáp những thắc mắc, khó khăn, vướng mắc của địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trong quá trình sản xuất, chế biến, xuất khẩu chè an toàn, chất lượng cao.

Bài liên quan

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Cao Bằng khoá XIX, tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng)

Ngày 15/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức hội nghị lần thứ 23 (mở rộng). Hội nghị tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến 56 điểm cầu các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng khoá XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cao Bằng khoá XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74

Sáng 14/7, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Cao Bằng khóa XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 74. Đồng chí Quản Minh Cường, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng chủ trì hội nghị.
Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

Người nông dân tiên phong mở hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương

“Năm 2021, vườn thanh long 4.000 m2, hơn 800 trụ được trồng từ năm 1999 của gia đình bị nhiễm bệnh hại diện rộng, lại đúng vào thời điểm quả thanh long rớt giá, vợ chồng tôi quyết định chặt bỏ toàn bộ vườn thanh long, chuyển sang trồng nho hạ đen theo mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, tiêu chuẩn VietGAP. Năm nay, vườn nho cho thu hoạch vụ đầu, có thể nói đây là thành quả của sự “táo bạo” chuyển đổi cây trồng của vợ chồng tôi”. Nở nụ cười thân tình trên gương mặt rám nắng, ông Hà Văn Luân, chủ vườn nho hạ đen, xóm Vũ Ngược, xã Nguyên Bình (Cao Bằng) hồ hởi nói.
Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Hiệu quả tích cực từ mô hình Aquaponics, đưa thực phẩm sạch đến tận tay người tiêu dùng

Tiên phong ứng dụng hệ thống “Aquaponics” trong nuôi cá và trồng rau tuần hoàn khép kín với quy mô lớn. Công ty TNHH Nông sản Sông Lam 37 đã cung cấp ra thị trường những sản phẩm chất lượng đến tận tay người tiêu dùng.
Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

Cây mía tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội làm giàu bền vững

“Trong những cây trồng có giá trị kinh tế như: sắn, dưa hấu trồng xen canh thì cây mía vẫn là cây trồng từ hàng chục năm nay được xã Phục Hoà mới, tỉnh Cao Bằng (gồm các xã: Đại Sơn, Mỹ Hưng và 2 thị trấn Hoà Thuận, Phục Hoà của huyện Quảng Hoà cũ sáp nhập) coi là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Từ trồng mía nguyên liệu bán cho Công ty cổ phần Mía đường Cao Bằng, nhiều hộ nông dân xã Phục Hoà thu nhập trăm triệu đồng mỗi năm. Cây mía đã tạo sinh kế ổn định, cho nông dân cơ hội thoát nghèo và làm giàu bền vững”. Anh Đỗ Văn Tĩnh, chuyên viên Phòng Kinh tế, xã Phục Hoà trên đường đến vùng trồng mía của xã hồ hởi nói.
Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Nông sản sạch xứ Nghệ: Tự tin vươn ra thị trường - Nhưng đã đủ sức cạnh tranh?

Trong dòng chảy của nông nghiệp xanh – sạch, Nghệ An đang từng bước khẳng định vị thế với nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn, hữu cơ. Tuy nhiên, hành trình từ vùng nguyên liệu đến bàn ăn của người tiêu dùng vẫn còn nhiều thử thách. Câu hỏi đặt ra là: nông sản sạch xứ Nghệ đã thực sự sẵn sàng để chinh phục thị trường lớn, hay vẫn đang loay hoay trong chính “vườn nhà” mình?

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đắk Lắk: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số” hướng tới phổ cập tri thức số toàn dân

Đắk Lắk: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số” hướng tới phổ cập tri thức số toàn dân

Ngày 15/7, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình “Đắk Lắk số” và phát động phong trào “Bình dân học vụ số”, nhằm hiện thực hóa Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Đắk Lắk: Cán bộ, công chức về công tác tại địa phương sẽ được hỗ trợ đặc biệt

Đắk Lắk: Cán bộ, công chức về công tác tại địa phương sẽ được hỗ trợ đặc biệt

HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất thông qua nhiều nghị quyết, trong đó nghị quyết quy định mức hỗ trợ đặc biệt cho cán bộ, công chức về công tác tại địa phương.
OCOP dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực

OCOP dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực

Bà Beth Bechdol - Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho biết, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các văn phòng FAO đang tích cực hỗ trợ quảng bá sản phẩm OCOP, nâng cao năng lực địa phương và đưa các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ra thị trường toàn cầu. "Chúng tôi có thể khẳng định rằng, OCOP đang dần trở thành một trụ cột chiến lược trong phát triển kinh tế nông thôn khu vực".
Tiêu huỷ gần 2.000 con lợn do mắc dịch tả châu Phi ở Quảng Trị

Tiêu huỷ gần 2.000 con lợn do mắc dịch tả châu Phi ở Quảng Trị

Gần 2.000 con lợn, với tổng trọng lượng hơn 100 tấn mắc dịch tả châu Phi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được các cơ quan chức năng liên quan tổ chức tiêu huỷ…
Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Hội đồng Nhân dân tỉnh Sơn La thông qua nhiều Nghị quyết quan trọng

Ngày 16/7 HĐND tỉnh Sơn La khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 11 để xem xét, quyết định những nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Đại học Luật Huế tổ chức tọa đàm góp ý Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi

Đại học Luật Huế tổ chức tọa đàm góp ý Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi

Vừa qua, tại TP Huế, Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Huế chủ trì tổ chức buổi tọa đàm nhằm thu thập ý kiến đóng góp quan trọng cho Dự thảo Luật Giáo dục Đại học (sửa đổi).
Đồng Nai sẵn sàng cho một sự kiện xúc tiến thương mại quy mô lớn, mang tầm quốc gia

Đồng Nai sẵn sàng cho một sự kiện xúc tiến thương mại quy mô lớn, mang tầm quốc gia

UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Kế hoạch số 04/KH-UBND về việc tổ chức Hội chợ Triển lãm Công Thương vùng Đông Nam Bộ – Đồng Nai năm 2025, một hoạt động nằm trong Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại. Diễn ra từ ngày 14 đến 20 tháng 8 năm 2025 tại Trung tâm Tổ chức Sự kiện và Đối ngoại tỉnh Đồng Nai, hội chợ được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn quan trọng trong chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại của khu vực phía Nam.
Gia Lai: Tăng cường triển khai giải pháp quyết liệt chống khai thác IUU

Gia Lai: Tăng cường triển khai giải pháp quyết liệt chống khai thác IUU

Nhằm thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai đã có văn bản chỉ đạo mạnh mẽ, giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, lực lượng chức năng và địa phương ven biển triển khai các biện pháp kiểm soát, xử lý và chấn chỉnh hoạt động khai thác thủy sản.
Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Hải Phòng năm 2025

Chủ tịch nước Lương Cường dự Hội nghị xúc tiến đầu tư thương mại Hải Phòng năm 2025

Chiều 15/7, thành phố Hải Phòng tổ chức Hội nghị xúc tiến Đầu tư thương mại Hải Phòng 2025 với chủ đề "Hải Phòng - Điểm đến chiến lược của kỷ nguyên mới".
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: 6 tư duy cốt lõi mà cán bộ Lâm Đồng cần phải có !

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình: 6 tư duy cốt lõi mà cán bộ Lâm Đồng cần phải có !

Sáng 15/7, Đảng bộ xã Đơn Dương long trọng tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, phiên chính thức. Đây là Đảng bộ cấp xã đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng mới tổ chức Đại hội.
Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều hoàn thành kế hoạch trồng rừng

Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều hoàn thành kế hoạch trồng rừng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều đã hoàn thành việc trồng rừng sản xuất và rừng thay thế trên địa bàn, theo kế hoạch trồng rừng năm 2025.
Quảng Ninh: Kết quả sản xuất chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2025

Quảng Ninh: Kết quả sản xuất chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2025

Trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính