Thứ ba 15/07/2025 04:25Thứ ba 15/07/2025 04:25 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 14/9/2023 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045  - Ảnh 1.

Phát triển ngành nghề nông thôn hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị; bảo đảm tăng trưởng xanh.

Phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái

Mục tiêu chung của Chiến lược là phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; góp phần bảo vệ môi trường, tôn tạo, giữ gìn cảnh quan, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển kinh tế nông thôn gắn với mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nghề nông thôn đạt khoảng 6,0 - 7,0%/năm. Thu nhập bình quân lao động trong các hoạt động ngành nghề nông thôn gấp 2,5 - 3 lần so với năm 2020.

Thu hút được khoảng 5 triệu lao động thường xuyên trong các hoạt động ngành nghề nông thôn. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng ngành nghề nông thôn đạt trên 6,0 tỷ USD/năm.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực ngành nghề nông thôn là 80% và tỷ lệ được cấp bằng, chứng chỉ đạt 35%.

Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, ổn định đáp ứng 70% nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn.

Tầm nhìn đến năm 2045, ngành nghề nông thôn tiếp tục là hoạt động mang lại thu nhập, tạo việc làm cho lao động ở nông thôn, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân; phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng phát triển bền vững, thông minh, thân thiện với môi trường, gắn với xây dựng không gian nông thôn xanh, sạch, đẹp; gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử và truyền thống của vùng, miền.

Định hướng phát triển ngành nông nghiệp

Chiến lược đưa ra định hướng phát triển theo nhóm ngành nghề nông thôn gồm: Nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; Nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ; Nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; Nhóm sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ; Nhóm sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh; Nhóm sản xuất muối; Nhóm dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

Trong đó, đối với nhóm chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản: Tăng tỷ lệ sử dụng máy móc, thiết bị và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường vào sản xuất. Cải tiến quy trình sản xuất theo chuỗi, đảm bảo dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và hướng tới xuất khẩu.

Đối với nhóm sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Tạo các mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, phát triển sản xuất theo hướng làm quà tặng, đồ lưu niệm phục vụ đối tượng khách du lịch. Tăng cường liên kết giữa các làng nghề thủ công mỹ nghệ, kết hợp các nguyên liệu, vật liệu tạo ra các sản phẩm mới, độc đáo, có tính nghệ thuật, có khả năng sử dụng cao.

Đối với nhóm xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn: Nâng cao năng lực các cơ sở xử lý, chế biến tạo ra các loại nguyên liệu mới, phù hợp với xu hướng phát triển của ngành nghề nông thôn, nhất là sản xuất nguyên liệu tái chế, thân thiện với môi trường và thay thế cho nguyên liệu nhập khẩu. Hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, quy mô lớn được cấp chứng chỉ bền vững gắn với các nhà máy sơ chế, chế biến, sản xuất các sản phẩm ngành nghề nông thôn, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu...

Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống

Về định hướng bảo tồn và phát triển làng nghề: Tập trung bảo tồn, khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống đang có nguy cơ mai một, thất truyền, gắn với du lịch; xây dựng các kênh phân phối, giới thiệu sản phẩm làng nghề; ưu tiên thành lập các hội, hiệp hội nghề ở các địa phương, các trung tâm đổi mới sáng tạo, doanh nghiệp, cơ sở dạy nghề; hỗ trợ thiết kế mẫu mã, hoàn thiện sản phẩm, thông tin thị trường phục vụ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề.

Về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đối với thị trường trong nước: Kết nối tiêu thụ sản phẩm với các đô thị lớn; đa dạng hoá các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng cao; xây dựng các chương trình du lịch nông thôn, du lịch làng nghề để xuất khẩu tại chỗ các sản phẩm ngành nghề nông thôn.

Đối với thị trường xuất khẩu: Đa dạng hoá các sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc…; mở rộng sang các thị trường tiềm năng khu vực Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi.

Đa dạng hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn

Về bảo vệ môi trường gắn với phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch làng nghề: Khẩn trương di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong khu dân cư vào các cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung; giữ gìn cảnh quan nông thôn gắn với làng sinh thái, thông minh, bảo đảm xanh, sạch, đẹp và thân thiện môi trường; triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn, du lịch làng nghề trong xây dựng nông thôn mới; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống nông thôn; đa dạng hoạt động trải nghiệm du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.

baochinhphu.vn

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 29/2025/TT-BNNMT quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 29/2025/TT-BYT quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông, bãi nổi

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông, bãi nổi

Ngày 9/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn.
Giám đốc Sở NN&MT Nghệ An nói gì về việc điều chỉnh bảng giá đất mới?

Giám đốc Sở NN&MT Nghệ An nói gì về việc điều chỉnh bảng giá đất mới?

Phiên thảo luận tại hội trường của kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hoàng Quốc Việt giải trình việc điều chỉnh bảng giá đất mới được nhiều người dân quan tâm.
Phát triển ngành dược liệu thành ngành kinh tế sinh học mũi nhọn

Phát triển ngành dược liệu thành ngành kinh tế sinh học mũi nhọn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 183/2025/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp. Điểm nhấn quan trọng trong lần sửa đổi này là việc bổ sung Chương 4a, quy định chi tiết về việc nuôi, trồng và thu hoạch cây dược liệu trong các loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Đây được xem là bước tiến quan trọng nhằm thể chế hóa chủ trương phát triển ngành dược liệu thành ngành kinh tế sinh học mũi nhọn, đồng thời mở ra cơ hội sinh kế bền vững dưới tán rừng cho cộng đồng địa phương.
Nông dân được kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Nông dân được kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Nông dân cả nước vừa đón nhận tin vui lớn khi Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc tiếp tục kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bước chuyển quan trọng trong việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản

Bước chuyển quan trọng trong việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản

Từ ngày 1/7, Luật Địa chất và Khoáng sản chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong việc điều tra, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản. Việc triển khai Luật có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang bắt đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND cấp xã

Chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND cấp xã

Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc của UBND cấp xã.
Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 3359/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Khu thương mại tự do tại Hải Phòng - đột phá mới cho phát triển kinh tế biển và Logistics

Khu thương mại tự do tại Hải Phòng - đột phá mới cho phát triển kinh tế biển và Logistics

Với vị thế là thành phố cảng biển hàng đầu miền Bắc, cửa ngõ giao thương quốc tế quan trọng của Việt Nam, Hải Phòng đang đứng trước cơ hội vàng để bứt phá mạnh mẽ hơn nữa với định hướng xây dựng Khu thương mại tự do (FTZ). Nghị quyết số 60-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, ban hành ngày 12/04/2025, đã chính thức đặt Hải Phòng vào tầm nhìn chiến lược phát triển mô hình kinh tế đặc biệt này. Việc hình thành một khu thương mại tự do tại Hải Phòng được kỳ vọng sẽ tạo ra một động lực đột phá, nâng tầm vị thế thành phố trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại và dịch vụ quốc tế.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính