Thứ năm 19/06/2025 18:53Thứ năm 19/06/2025 18:53 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chàng trai trẻ làm giàu từ trồng nấm hữu cơ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Nhận thấy việc phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ đang là hướng đi bền vững trong tương lai. Chàng trai Nguyễn Văn Hưng đã mạnh dạn đầu tư 5000m2 đất sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng nấm mộc nhĩ và nấm sò. Thu nhập khoảng gần 1 tỉ đồng/năm, tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động với thu nhập khá.
anh Hưng chia sẻ quy trình làm nấm mộc nhĩ, nấm sò hữu cơ cần nhiều công đoạn và đảm bảo yếu tố phức tạp.
anh Hưng chia sẻ quy trình làm nấm mộc nhĩ, nấm sò hữu cơ cần nhiều công đoạn và đảm bảo yếu tố phức tạp.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuồn nông tại xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, anh Nguyễn Văn Hưng (SN: 1994) nhận thấy điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, những năm qua, với mô hình sản xuất nhỏ lẻ nên năng suất, hiệu quả kinh tế còn hạn chế.

Năm 2019, với diện tích đất 5000m2 của xã chưa được cannh tác, anh Hưng mạnh dạn thầu lại để xây dựng mô hình trang trại nấm. Theo đó, anh đã tiến hình xây dựng 2 nhà màng trồng nấm sò 500m2, 1000m2 nấm mộc nhĩ. Diện tích còn lại anh dành để làm khu vực gia công, sản xuất. Cũng từ đấy, trang trại nấm hữu cơ Tuấn Hưng được ra đời.

Không học chuyên ngành, nhưng có niềm đam mê làm nông nghiệp nên anh Hưng đã mạnh dạn mượn sổ đỏ của bố mẹ vay ngân hàng 450 triệu đồng để thực hiện ước mơ làm nông nghiệp công nghệ cao.

Trồng nấm là một quy trình hết sức nghiêm ngặt. Nấm hữu cơ lại cần hơn nữa sự tỷ mỉ trong từng công đoạn. Từ nguyên liệu đến cấy giống đều phải được thực hiện tuần tự từng bước, đảm bảo sao cho giống phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao.

Theo anh Nguyễn Văn Hưng cho biết: Quy trình trồng nấm có rất nhiều công đoạn và phức tạp lúc ban đầu. Công đoạn thứ nhất là xử lý phôi để trồng nấm phải được sấy khô, diệt khuẩn. Nguyên liệu trồng nấm là mùn cưa từ gỗ tạp và không được có tinh dầu. Số mùn cưa còn được ủ với vôi bột từ 30 ngày trở nên nhằm khử các bào tử hỗn tạp. Tiếp theo trộn mùn cưa với cám gạo, cám ngô để tăng chất dinh dưỡng giúp nấm sau này phát triển tốt hơn. Sau đó, giá được đóng vào bịch, đi hấp trong lò hấp 1000C. Công đoạn thứ 2 là nuôi và cấy giống vào phôi. Giống được nuôi trong phòng lạnh, cách ly tuyệt đối. Sau khi đưa giống vào bịch, ủ cho nấm phát triển kín trong bịch và lên men giống. Tiếp theo đem bịch treo và nuôi trong trang trại ở điều kiện tự nhiên. Sau 60-65 ngày sẽ cho thu hoạch.

Sản phẩm nấm mộc nhĩ, nấm sò của anh Hưng được nuôi trồng hoàn toàn hữu cơ, không dùng hóa chất, an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện với môi trường. Toàn bộ quá trình nuôi trồng tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng. Hệ thống nhà xưởng được thiết kế khoa học, đảm bảo điều kiện môi trường tối ưu để nấm sinh trưởng khỏe mạnh.

Trang trại nấm hữu cơ của anh Hưng tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng.
Trang trại nấm hữu cơ của anh Hưng tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương với thu nhập từ 5-7 triệu đồng/tháng.

“Mỗi năm, trừ chi phí nhân công và các chi phí khác, thu nhập từ nấm mang lại cho tôi khoảng gần 1 tỉ đồng. Vì đây là sản phẩm được nuôi trồng hoàn toàn bằng hữu cơ, không sử dụng hóa chất nên rất tốt và an toàn cho người sử dụng” - anh Hưng cho biết thêm.

Theo ông Nguyễn Văn Huân, Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Lộc: Đất làm mô hình trang trại nấm hữ cơ của anh Hưng trước đây là đất hoang hóa, kém hiệu quả, người dân bỏ khoang không canh tác trong thời gian dài. Anh Hưng đã mạnh dạn đề xuất với địa phương được nhận thầu, rồi xây dựng mô hình trồng nấm hữu cơ. Hiện sản phẩm nấm mộc nhĩ và nấm sò của trang trại Tuấn Hưng đã được công nhận đạt chứng nhận OCOP 3 sao, phân phối tiêu thụ trên cả nước. Đây là mô hình sản xuất nông nghiệp rất tốt, tạo được việc làm cho người dân địa phương từ 5-7 triệu đồng/ tháng.

Sản phẩm nấm mộc nhĩ, nấm sò của Hưng được nuôi trồng hữu cơ, không dùng hóa chất, an toàn cho người tiêu dùng, hoàn toàn thân thiện với môi trường. Toàn bộ quá trình nuôi trồng tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chí về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng. Phôi nấm mộc nhĩ, sau quá trình thu hoạch, sẽ được tận dụng làm phôi cho nấm sò. Quy trình sản xuất được tuần hoàn, nên rất ít phế phẩm ra môi trường.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 17/6/2025: Giá lúa gạo biến động nhẹ, tiêu giảm 2.500 đồng/kg

Thị trường nông sản 17/6/2025: Giá lúa gạo biến động nhẹ, tiêu giảm 2.500 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo biến động nhẹ, cà phê giảm, đáng chú ý tiêu giảm mạnh từ 1.000 - 2.500 đồng/kg.
Phát triển lúa hữu cơ tại Phù Yên

Phát triển lúa hữu cơ tại Phù Yên

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại huyện Phù Yên, được triển khai những năm gần đây đã mang lại giá trị kinh tế vượt trội
Người tiên phong xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn ở Vĩnh Phúc

Người tiên phong xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn ở Vĩnh Phúc

Về thôn Nguyệt Đức, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), hỏi ông Nguyễn Văn Mai - chủ mô hình nông nghiệp hữu cơ khép kín VAC, hầu như ai cũng biết. Với hơn 10 năm kiên trì làm nông không hóa chất, ông Mai đã gây dựng được một mô hình nông nghiệp sạch hiệu quả, thân thiện với môi trường, trở thành điển hình tiêu biểu của tỉnh.
Thị trường nông sản 16/6/2025: Giá lúa gạo bình ổn, tiêu giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/6/2025: Giá lúa gạo bình ổn, tiêu giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ổn định, cà phê không thay đổi, đáng chú ý tiêu giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 15/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 15/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm nhẹ, đáng chú ý tiêu giảm mạnh 2.000 đồng/kg.
Yên Bái: Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà

Yên Bái: Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà được ví là “Vịnh Hạ Long trên núi” không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn tài nguyên thủy sản quý giá của tỉnh Yên Bái. Theo đó, người dân đã biến những khó khăn thành cơ hội, tận dụng mặt nước, rừng núi và những hòn đảo để phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Thị trường nông sản 14/6/2025: Giá lúa gạo giảm, cà phê tăng nhẹ

Thị trường nông sản 14/6/2025: Giá lúa gạo giảm, cà phê tăng nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo giảm, tiêu không thay đổi, trong khi đó cà phê tăng nhẹ trở lại từ 800 đến 1,000 đồng/kg so với hôm qua.
Vĩnh Phúc - Điểm sáng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Vĩnh Phúc - Điểm sáng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Trong xu thế phát triển nông nghiệp xanh, an toàn và bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc đã khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ. Với những mô hình sản xuất hiệu quả, sự quan tâm của chính quyền và người dân, Vĩnh Phúc đang trở thành điểm sáng nổi bật trên bản đồ nông nghiệp hữu cơ của cả nước.
Cần phục tráng giống chè Tán Ma

Cần phục tráng giống chè Tán Ma

Chè cổ Tán Ma đã gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Thái ở huyện miền núi Quan Sơn hàng bao đời nay. Hiện nay, diện tích chè cổ Tán Ma đang được phục tráng và mở rộng diện tích nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống, hướng đến xuất khẩu ra thị trường.
Thị trường nông sản 13/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 800 đồng/kg

Thị trường nông sản 13/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 800 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo có biến động nhẹ, tiêu bình ổn, trong khi đó cà phê tiếp tục giảm từ 500 - 800 đồng/kg.
Mở hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững

Mở hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững

Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hoá giai đoạn 2020 – 2025, cùng với phát triển một số cây trồng chủ lực, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã xác định một số cây trồng thế mạnh, có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hoá, phù hợp với điều kiện địa phương đưa vào cơ cấu cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở ra hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường, tạo chuyển biến tích cực cho sinh kế của người dân địa phương.
Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 2: "Xanh" đất, "lành" người

Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 2: "Xanh" đất, "lành" người

Nỗi lo thực phẩm bẩn đang thôi thúc Thanh Hóa tìm đến nông nghiệp hữu cơ, một hướng đi không chỉ “xanh” hóa những vùng đất cằn cỗi, mang lại nguồn thực phẩm sạch cho người dân mà còn mở ra bài toán vàng về phát triển kinh tế bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính