Thứ năm 19/06/2025 20:30Thứ năm 19/06/2025 20:30 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cây "tỉ đô" vươn mình trên vùng đất cằn cỗi

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sau gần chục năm đưa cây mắc ca về vùng đất cằn cỗi Quan Hóa (Thanh Hóa) giờ đây ông Hà Văn Thính đang thu “quả ngọt” từ sự quyết tâm làm giàu cho gia đình.
Mô hình trồng cây mắc ca đã giúp hộ ông Hà Văn Thính có thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng luồng.
Mô hình trồng cây mắc ca đã giúp hộ ông Hà Văn Thính có thu nhập cao hơn rất nhiều so với trồng luồng.

Người tiên phong mang cây “tỉ đô” thay cây “thoát nghèo”

Cây mắc ca được ví như cây “tỉ đô” với nhiều người từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên, không phải thổ nhưỡng ở đâu cũng thích hợp để trồng cây mắc ca. Thế nhưng, năm 2015, gia đình ông Hà Văn Thính (bản Chong, xã Thiên Phủ, huyện Quan Hóa) đã mạnh dạn phá bỏ cây luồng trên diện tích đất lâm nghiệp của gia đình để trồng cây mắc ca.

Nhiều thập kỷ trước đây, Quan Hóa được biết đến với đói nghèo và lạc hậu hơn là ấm no, đủ đầy. Ở huyện vùng núi cao thì người dân chủ yếu sống nhờ vào các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Ấy vậy mà một người đàn ông dân tộc Thái, đã khăn gói lên đường đi học hỏi mô hình trồng cây phát triển kinh tế ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Sau nhiều ngày lặn lội ở khắp các tỉnh thành, ông Thính đã vô tình đọc trên báo về mô hình trồng cây mắc ca của gia đình ông Phạm Minh Tố tại huyện Thạch Thành. Có lẽ cơ duyên trồng cây mắc ca với ông Thính bắt nguồn từ đây. Thế là ông khăn gói sang huyện Thạch Thành tìm gặp ông Tố để học tập kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây “tỉ đô”. Một thời gian khi được ông Tố hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây “tỉ đô” xong thì ông lập tước trở về gia đình. Sau nhiều đem trăn trọc suy nghĩ, ông Thính bàn với vợ và quyết định chặt bỏ toàn bộ diện tích cây luồng hơn 1ha (cây được ví thoát nghèo của các hộ dân miền núi Thanh Hóa lúc bấy giờ - pv) để trồng cây mắc ca.

“Khi sang đến nơi gặp ông Tố, tôi cũng chưa hình dung, tưởng tượng cây mắc ca có hình dáng ra làm sao. Trong đầu lúc đấy chỉ nghĩ và quyết tâm thay đổi cây trồng có hiệu quả cao, có tiền để nuôi vợ con cho đỡ khổ” - ông Thính bộc bạch.

Được ông Tố nhiệt tình ủng hộ và tận tình chỉ dẫn quy trình, kỹ thuật chăm sóc cây mắc ca. Sau nửa tháng, ông Thính đã cơ bản hiểu được các bước để chăm sóc cây mắc ca. Trở về nhà ông Thính cùng vợ con chặt bỏ toàn bộ cây luồng đang có hiệu quả kinh tế thấp để cải tạo đất thực hiện trồng cây mắc ca. Vất vả, gian nan nhất là do đồi núi dốc, máy móc không vào được nên toàn bộ việc chặt bỏ, đào gốc luồng, cải tạo đất phải dùng sức của 4 người trong gia đình. Đất được cải tạo tơi xốp, ông cắm sổ đỏ ngân hàng vay thêm 20 triệu ra Ba Vì (Hà Nội) mua cây mắc ca giống về trồng.

Anh Hà Văn Mừng mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ luồng sang trồng cây mắc ca.
Anh Hà Văn Mừng mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ luồng sang trồng cây mắc ca.

Chuyển đổi đất rừng luồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca

Toàn bộ diện tích 1 ha luồng kém hiệu quả được ông Thính trồng thay thế bằng 200 gốc cây mắc ca. Sau 4 năm trồng, chăm sóc thì cây mắc ca bắt đầu cho “quả ngọt”. Nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây phù hợp với sinh trưởng, phát triển của cây mắc ca. Năm 2019, gia đình ông lại tiếp tục mở rộng trồng thêm 1 ha nữa. Với 2 ha cây “tỉ đô” đang cho thu hoạch, mỗi năm gia đình ông Thính thu 3 tấn quả tươi, trừ mọi chi phí đầu tư ông Thính “bỏ túi” hơn 100 triệu đồng. “Để nâng cao hiệu quả sản xuất, chuẩn bị bước vào mùa thu hoạch năm 2025, gia đình tôi đã mua thêm tủ sấy, máy tách vỏ. Nếu đã sấy khô, tách vỏ thì hạt mắc ca có giá trị cao gấp 10 lần bán quả tươi”, ông Thính cho biết.

Nhiều hộ gia đình ở Thiên Phủ và các xã, các huyện lân cận như Bá Thước, Quan Sơn, Lang Chánh tìm đến học tập, thăm quan mô hình và nhờ ông Thính chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật trồng, chăm sóc loại cây Mắc ca. Mỗi khi có người đến học tập kinh nghiệm, ông Thính đều dẫn lên vườn cây của gia đình rồi vừa làm, vừa chỉ rõ từng công đoạn, cách chăm sóc cây.

Ngoài ra, hộ gia đình anh Hà Văn Mừng ở xã Thiên Phủ cũng được ông Thính hướng dẫn nên đã mạnh dạn trồng thử trên 100 gốc mắc ca năm 2021. Hiện toàn bộ hơn 100 gốc mắc ca của gia đình anh Mừng đã bắt đầu cho ra hoa và đậu quả. Anh Mừng nhớ lại: Cứ mỗi ngày thứ 7 là tôi và ông Thính lại lên đồi cây mắc ca. Hai người vừa làm vừa nói chuyện về cây được ví là “nữ hoàng của các loại hạt”. Khi bắt đầu đến công đoạn nào là ông Thính sẽ miệng vừa nói, tay vừa làm để tôi đứng quan sát, lắng nghe. Đến khi nào tôi nhớ thì ông ấy bắt đầu để tôi làm trực tiếp. Cứ thế một thời gian tôi đã nắm bắt và ghi nhớ các công đoạn, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây.

Theo ông Lê Văn Nam, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Quan Hóa cho biết: Mô hình trồng mắc ca của gia đình ông Hà Văn Thính thành công là một điểm sáng. Từ đây, huyện và các xã cũng đang rà soát, đánh giá lại quỹ đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất, tập trung cho xây dựng mô hình trồng cây mắc ca. Ngoài ra, chúng tôi cũng đang dần chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ rừng sản xuất luồng kém hiệu quả kinh tế trồng cây mắc ca. Định hướng phấn đấu tới năm 2030, toàn huyện sẽ có trên 40 ha trồng cây mắc ca.

Hiện trên địa bàn xã Thiên Phủ có 12 ha diện tích cây mắc ca/42 hộ. Mong muốn của các hộ trồng mắc ca là thành lập Hợp tác xã Nông – Lâm nghiệp xã Thiên Phủ để giúp bà con tiêu thụ, giới thiệu, quảng bá sản phẩm địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập giúp bà con thoát nghèo bền vững.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thị trường nông sản 17/6/2025: Giá lúa gạo biến động nhẹ, tiêu giảm 2.500 đồng/kg

Thị trường nông sản 17/6/2025: Giá lúa gạo biến động nhẹ, tiêu giảm 2.500 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo biến động nhẹ, cà phê giảm, đáng chú ý tiêu giảm mạnh từ 1.000 - 2.500 đồng/kg.
Phát triển lúa hữu cơ tại Phù Yên

Phát triển lúa hữu cơ tại Phù Yên

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ tại huyện Phù Yên, được triển khai những năm gần đây đã mang lại giá trị kinh tế vượt trội
Người tiên phong xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn ở Vĩnh Phúc

Người tiên phong xây dựng mô hình nông nghiệp hữu cơ tuần hoàn ở Vĩnh Phúc

Về thôn Nguyệt Đức, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc), hỏi ông Nguyễn Văn Mai - chủ mô hình nông nghiệp hữu cơ khép kín VAC, hầu như ai cũng biết. Với hơn 10 năm kiên trì làm nông không hóa chất, ông Mai đã gây dựng được một mô hình nông nghiệp sạch hiệu quả, thân thiện với môi trường, trở thành điển hình tiêu biểu của tỉnh.
Thị trường nông sản 16/6/2025: Giá lúa gạo bình ổn, tiêu giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 16/6/2025: Giá lúa gạo bình ổn, tiêu giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo ổn định, cà phê không thay đổi, đáng chú ý tiêu giảm 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Thị trường nông sản 15/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản 15/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, tiêu giảm 2.000 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm nhẹ, đáng chú ý tiêu giảm mạnh 2.000 đồng/kg.
Yên Bái: Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà

Yên Bái: Khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà được ví là “Vịnh Hạ Long trên núi” không chỉ là điểm du lịch hấp dẫn mà còn là nguồn tài nguyên thủy sản quý giá của tỉnh Yên Bái. Theo đó, người dân đã biến những khó khăn thành cơ hội, tận dụng mặt nước, rừng núi và những hòn đảo để phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Thị trường nông sản 14/6/2025: Giá lúa gạo giảm, cà phê tăng nhẹ

Thị trường nông sản 14/6/2025: Giá lúa gạo giảm, cà phê tăng nhẹ

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo giảm, tiêu không thay đổi, trong khi đó cà phê tăng nhẹ trở lại từ 800 đến 1,000 đồng/kg so với hôm qua.
Vĩnh Phúc - Điểm sáng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Vĩnh Phúc - Điểm sáng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Trong xu thế phát triển nông nghiệp xanh, an toàn và bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc đã khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi sang nông nghiệp hữu cơ. Với những mô hình sản xuất hiệu quả, sự quan tâm của chính quyền và người dân, Vĩnh Phúc đang trở thành điểm sáng nổi bật trên bản đồ nông nghiệp hữu cơ của cả nước.
Cần phục tráng giống chè Tán Ma

Cần phục tráng giống chè Tán Ma

Chè cổ Tán Ma đã gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc Thái ở huyện miền núi Quan Sơn hàng bao đời nay. Hiện nay, diện tích chè cổ Tán Ma đang được phục tráng và mở rộng diện tích nhằm phục vụ nhu cầu cuộc sống, hướng đến xuất khẩu ra thị trường.
Thị trường nông sản 13/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 800 đồng/kg

Thị trường nông sản 13/6/2025: Giá lúa gạo đi ngang, cà phê giảm 800 đồng/kg

Thị trường nông sản hôm nay ghi nhận giá lúa gạo có biến động nhẹ, tiêu bình ổn, trong khi đó cà phê tiếp tục giảm từ 500 - 800 đồng/kg.
Mở hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững

Mở hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững

Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hoá giai đoạn 2020 – 2025, cùng với phát triển một số cây trồng chủ lực, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) đã xác định một số cây trồng thế mạnh, có tiềm năng phát triển sản xuất hàng hoá, phù hợp với điều kiện địa phương đưa vào cơ cấu cây trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Mô hình bước đầu cho hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, mở ra hướng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững, thân thiện với môi trường, tạo chuyển biến tích cực cho sinh kế của người dân địa phương.
Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 2: "Xanh" đất, "lành" người

Giấc mơ xanh và bài toán vàng từ nông nghiệp hữu cơ Thanh Hóa - Kỳ 2: "Xanh" đất, "lành" người

Nỗi lo thực phẩm bẩn đang thôi thúc Thanh Hóa tìm đến nông nghiệp hữu cơ, một hướng đi không chỉ “xanh” hóa những vùng đất cằn cỗi, mang lại nguồn thực phẩm sạch cho người dân mà còn mở ra bài toán vàng về phát triển kinh tế bền vững.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính