![]() |
Rước thần tại lễ hội. |
Lễ hội Tranh đầu pháo hoa Quảng Hoà gắn với các yếu tố về lịch sử, tâm linh của miếu Bách Linh. Miếu được xây từ thời nhà Lý dưới chân núi Cốc Bó, đến thời nhà Nguyễn được xây dựng lại hoàn toàn theo kiến trúc thời Nguyễn. Trước cổng có tam quan, sân tiền đường, hậu đường và hậu cung, hoành phi, câu đối. Trên cổng khắc 3 chữ “Bách Linh miếu”, có đắp nổi con rồng uốn khúc, có bức chạm rồng ngậm ngọc, bên cạnh có chim phượng cùng long ly tụ hội. Ngày 2/12/2003, miếu Bách Linh được Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.
![]() |
Múa rồng, kỳ lân tại lễ hội. |
Lễ khai hội được tổ chức với các nghi lễ: Khai quang mở mắt rồng tại mỏ nước Cốc Chủ, Lễ khao quân tại Đền thở Nùng Chí Cao, Lễ rước thần múa rồng, kỳ lân, Lễ tế thần tại miếu Bách Linh.
Lễ hội tổ chức các hoạt động trò chơi dân gian truyền thống: Lày cỏ; tung còn; bịt mắt bắt vịt; cờ tướng, thi đấu thể thao; trưng bày mâm xôi ngũ sắc; thi quay lợn; biểu diễn văn nghệ; tổ chức các gian hàng trưng bày, giới thiệu, bán các sản vật và sản phẩm OCOP địa phương; triển lãm ảnh giới thiệu vẻ đẹp Non nước Cao Bằng; tổ chức tranh đầu pháo hoa.
![]() |
Chương trình biểu diễn văn nghệ tại lễ hội. |
Tranh đầu pháo hoa năm nay có 19 đội, mỗi đội cử 3 trai tráng đến từ 19 xã, thị trấn huyện Quảng Hoà tham gia. Đội xã Phi Hải đã tranh được đầu pháo hoa, được Ban tổ chức lễ hội trao thưởng 15 triệu đồng và một con lợn quay rước về xã.
![]() |
Lễ hội tổ chức thi quay lợn giữa các xã, thị trấn huyện Quảng Hoà. |
Lễ hội Tranh đầu pháo hoa được phục dựng truyền thống địa phương, tôn thờ Nùng Trí Cao một thủ lĩnh dân tộc Tày Cao Bằng thế kỷ XI đã đánh tan quân Tống, chấn giữ biên thùy; ông chọn huyện Quảng Hoà tổ chức lễ khao quân mừng chiến thắng với tên gọi Hội Tranh đầu pháo hoa.