Thứ ba 20/05/2025 05:33Thứ ba 20/05/2025 05:33 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Dự án “Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL” đem lại rất nhiều điều tích cực cho sản xuất và môi trường.
Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh (thứ 2 từ trái qua) và Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền Phan Văn Tâm (thứ 3 từ phải qua) cùng các đại biểu tham quan, đánh giá ruộng canh tác lúa giảm phát thải thuộc dự án Khuyến nông Trung ương triển khai tại Hợp tác xã Nông nghiệp Vinacam Hòn Đất. Ảnh: Tam Phan.

Tại vùng đất trù phú mang tên Đồng bằng sông Cửu Long, những cánh đồng lúa xanh mướt đang đổi thay từng ngày. Ẩn sau vẻ đẹp bình dị ấy là một “cuộc cách mạng canh tác” đang âm thầm diễn ra: Canh tác lúa bền vững, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường – tất cả hội tụ trong một Dự án mang tên “Canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL”.

Đây là Dự án Khuyến nông Trung ương do Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền chủ trì, phối hợp với Trung tâm khuyến nông các địa phương triển khai trong vụ Đông Xuân 2024-2025 dưới sự chủ trì của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia. Với 6 mô hình tại Kiên Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp và Cần Thơ, quy mô 300 ha, dự án đã thu hút 127 hộ nông dân tham gia và tiếp cận hàng ngàn lượt nông dân khác trong vùng dự án và thông qua các hoạt động truyền thông.

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt
Các đại biểu tham quan, đánh giá giải pháp băm rơm kết hợp với xử lý vi sinh để phân hủy nhanh thành phân hữu cơ tại ruộng, giúp giảm phát thải trong canh tác lúa. Ảnh: Trung Chánh – NNVN.

Câu chuyện bắt đầu từ thực tế…

Trong nhiều năm, tình trạng thâm canh tăng vụ liên tục và tập quán canh tác lúa ở ĐBSCL vẫn áp dụng gieo sạ dày, bón phân và phun thuốc hóa học quá mức. Hệ quả là chi phí tăng cao, đất trồng bị suy thoái, ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính. Chính vì thế, mô hình canh tác lúa giảm phát thải ra đời như một hướng đi mới. Không chỉ là một mô hình sản xuất, đây là một phương pháp tư duy canh tác tiên tiến, đặt yếu tố hiệu quả – bền vững – thân thiện môi trường làm trung tâm.

Ông Phan Văn Tâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền cho biết: “Từ thành công của chương trình Canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL, Bình Điền được giao triển khai thực hiện Dự án Khuyến nông Trung ương, với sự đồng hành của Trung tâm khuyến nông, dịch vụ nông nghiệp các tỉnh, các nhà khoa học và các doanh nghiệp đối tác trong chuỗi sản xuất lúa gạo từ đầu vào đến đầu ra. Dự án Khuyến nông Trung ương thực hiện trong vụ Đông Xuân 2024-2025 đã đạt được kết quả rất đáng tự hào, góp phần giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập và giảm phát thải khí nhà kính”.

Cánh đồng canh tác lúa giảm phát thải tại HTX Nông nghiệp Vinacam Hòn Đất (Kiên Giang) cho lợi nhuận tăng cao trên 55,5 triệu đồng/ha trong vụ Đông Xuân 2024-2025. Ảnh: Tam Phan – Huy Hồ.
Cánh đồng canh tác lúa giảm phát thải tại HTX Nông nghiệp Vinacam Hòn Đất (Kiên Giang) cho lợi nhuận tăng cao trên 55,5 triệu đồng/ha trong vụ Đông Xuân 2024-2025. Ảnh: Tam Phan – Huy Hồ.

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Giảm giống, giảm phân, giảm thuốc – tăng lợi nhuận

Một trong những thành công lớn nhất của dự án là chi phí đầu tư đã giảm rất đáng kể, trong đó: chỉ gieo sạ khoảng 70kg/ha, giảm được từ 30-84 kg/ha lượng giống gieo sạ so với đại trà, sạ thưa giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, ít sâu bệnh và tiết kiệm chi phí ngay từ đầu vụ. Lượng phân bón sử dụng cũng được tính toán hợp lý, bón phân chuyên dùng lúa có hàm lượng dinh dưỡng được cân đối hợp lý theo nhu cầu cây trồng, giảm trung bình 34,8% đạm (N), 30% lân (P₂O₅), và 20% kali (K₂O) so với đại trà. Một điều đặc biệt nữa, trong vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình còn giảm được 1,81 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, tương đương giảm 22% chi phí và cũng giúp giảm rủi ro ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người nông dân.

Và hơn thế nữa, dự án đã áp dụng tốt quy trình quản lý nước theo kỹ thuật ướt khô xen kẽ, các mô hình rút nước từ 2-4 lần trong vụ lúa. Việc tiết giảm này không chỉ giúp tiết kiệm lượng nước tưới, nông dân giảm được chi phí đầu vào, còn góp phần giảm phát thải khí N₂O – loại khí nhà kính mạnh gấp 298 lần CO₂ ra môi trường bên ngoài.

Tổng hợp các thành tựu trên đã tạo nên một hiệu quả kinh tế vượt trội: Lợi nhuận tăng thêm 7,5 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận đạt 159%, cao hơn 42% so với đại trà. Đặc biệt tại mô hình HTX Nông nghiệp Vinacam Hòn Đất (Kiên Giang) với giống lúa DS1 cho năng suất đến 10,3 tấn, lợi nhuận trên 55 triệu đồng/ha và giảm phát thải trên 13 tấn/ha CO₂ quy đổi so với canh tác truyền thống.

Nông dân là trung tâm của sự thay đổi

Một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của dự án chính là sự phối hợp tốt trong công tác tổ chức thực hiện, từ các nhà khoa học, cơ quan quản lý, chuyển giao khoa học kỹ thuật và các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất lúa gạo đến sự đồng hành và chủ động của người nông dân. Các lớp tập huấn, đào tạo TOT/TOF, hội thảo sơ kết được tổ chức quy mô, giúp hơn 660 lượt nông dân nắm vững kỹ thuật mới như quản lý nước theo phương pháp AWD (tưới ướt khô xen kẽ), sử dụng phân hữu cơ (Đầu Trâu dưỡng rễ-Tốt cây) kết hợp NPK chuyên cùng cho lúa (Đầu Trâu TE A1 và Đầu Trâu TE A2) cũng như sử dụng Đầu Trâu Bio-Canxi để tăng pH, giảm ngộ độc hữu cơ, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp, quản lý rơm rạ sau thu hoạch theo hướng tuần hoàn, giảm phát thải.

“Làm lúa kiểu mới, ban đầu cũng lo lắm. Nhưng được tập huấn kỹ, lại thấy lúa ít sâu bệnh, khỏe hơn, bón phân ít mà năng suất lại cao, lời nhiều hơn. Vui lắm!” – Anh Lê Minh Khem, một nông dân ở Hòn Đất – Kiên Giang có 10 hecta trong mô hình chia sẻ.

Hiệu quả lan tỏa mạnh mẽ

Không chỉ dừng lại ở phạm vi mô hình, dự án còn được lan tỏa rộng rãi trong cả nước và nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài truyền hình Việt Nam - VTV, các đài truyền hình Sóc Trăng, Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, báo Nông nghiệp và Môi trường, Báo Cần Thơ, Sóc Trăng… Những hình ảnh người nông dân làm lúa sạch, giảm chi phí mà thu lời cao trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều địa phương khác. Sự thành công của mô hình đã khẳng định rõ ràng: Giảm phát thải không đồng nghĩa với giảm năng suất, mà ngược lại, năng suất lúa vẫn tăng và quan trọng hơn là chất lượng và giá trị của hạt lúa được nâng lên đáng kể vừa góp phần giảm phát thải và bảo vệ môi trường.

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Các Đại biểu tham dự buổi Diễn đàn sơ kết Dự án Khuyến nông Trung ương "Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL", do Bình Điền làm chủ dự án, vào ngày 28/03/2025 tại Kiên Giang. Ảnh: Tam Phan – Huy Hồ.

Khuyến nghị và tầm nhìn tương lai

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhấn mạnh: “Sự cần thiết của việc duy trì và nhân rộng mô hình, xây dựng các Tổ Khuyến nông cộng đồng để hỗ trợ nông dân, HTX tham gia Đề án 1 triệu ha một cách bền vững”.

Theo đó, Dự án khuyến nghị mở rộng mô hình ra vụ Hè Thu 2025 và các vụ tiếp theo, đồng thời tích hợp vào Đề án phát triển vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu và lúa gạo phát thải thấp của Bộ NN&PTNT, nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Việc ứng dụng công nghệ, thiết lập hệ thống MRV (đo lường - báo cáo - thẩm định) bài bản sẽ giúp nông dân tiếp cận chính sách tín chỉ carbon, mở ra cơ hội thu nhập mới từ nông nghiệp xanh.

Kết luận Mô hình “Canh tác lúa giảm phát thải” không chỉ là một dự án kỹ thuật – đó là một thay đổi trong tư duy canh tác, trong hành vi và cả trong kỳ vọng của người nông dân về một nền nông nghiệp sinh thái, hiệu quả và bền vững. Đây cũng là bước đi thiết thực của Bình Điền cùng ngành nông nghiệp Việt Nam trên hành trình kiến tạo “gạo xanh - sống lành”, khẳng định vị thế gạo Việt trên thị trường quốc tế trong thời đại giảm phát thải và phát triển bền vững.

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Các Đại biểu tham dự buổi Diễn đàn sơ kết Dự án Khuyến nông Trung ương "Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải phục vụ phát triển bền vững vùng nguyên liệu lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL", do Bình Điền làm chủ dự án, vào ngày 28/03/2025 tại Kiên Giang. Ảnh: Tam Phan – Huy Hồ.

Canh tác lúa giảm phát thải: Hành trình nâng cao giá trị hạt gạo Việt

Bài liên quan

Đại hội Đảng bộ Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền: Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Đại hội Đảng bộ Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền: Vững tin bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 19/05/2025, Đại hội Đảng bộ Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền lần thứ 5 nhiệm kỳ 2025 - 2030 đã diễn ra với sự tham dự của 148 Đảng viên của Đảng bộ Công ty, những Đảng viên tiêu biểu, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 1.400 cán bộ, công nhân viên, người lao động trong toàn Đảng bộ Công ty. Ông Phùng Quang Hiệp, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Hoá chất Việt Nam đã về dự và chỉ đạo đại hội.
Cơ giới hóa quản lý rơm rạ: "Những viên gạch" đầu tiên của nền nông nghiệp bền vững

Cơ giới hóa quản lý rơm rạ: "Những viên gạch" đầu tiên của nền nông nghiệp bền vững

Việc đốt rơm rạ hiện nay không chỉ lãng phí nguồn tài nguyên quý báu, mà còn làm gia tăng phát thải khí nhà kính, gây hại cho sức khỏe cộng đồng và làm suy thoái môi trường.
Phân bón Bình Điền: Bứt phá trong gian khó, hướng đến phát triển bền vững

Phân bón Bình Điền: Bứt phá trong gian khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Công ty CP Phân bón Bình Điền trong top 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. HCM

Công ty CP Phân bón Bình Điền trong top 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. HCM

Ngày 15/4/2025, trong khuôn khổ Lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp và đơn vị tiêu biểu của TP. HCM nhân kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Công ty CP Phân bón Bình Điền, với thương hiệu phân bón Đầu Trâu, đã được vinh danh là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu.
Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang phải đối mặt với hiện tượng “ngộ độc hữu cơ” đồng ruộng do rơm rạ chưa kịp phân huỷ giữa các vụ.
Hội thi “Nhà nông đua tài” 2025: Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Hội thi “Nhà nông đua tài” 2025: Khẳng định bản lĩnh nông dân Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 - năm 2025, Hội thi Nhà nông đua tài đã diễn ra từ ngày 10 - 11/3 tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo người dân và cộng đồng nông dân trồng cà phê Tây Nguyên.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Rừng trong phố và đa dạng sinh học ở Trà Vinh

Rừng trong phố và đa dạng sinh học ở Trà Vinh

Trà Vinh, một thành phố yên bình nằm giữa lòng miền Tây sông nước Cửu Long, không chỉ nổi tiếng với những ngôi chùa Khmer cổ kính và những hàng dừa xanh mát ven sông. Nơi đây còn ẩn chứa một điều đặc biệt, một "lá phổi xanh" quý giá ngay giữa lòng đô thị: những khu rừng trong phố.
Nhiều điểm sáng trong bảo vệ môi trường ở Thanh Hóa

Nhiều điểm sáng trong bảo vệ môi trường ở Thanh Hóa

Với việc triển khai nhiều mô hình bảo vệ môi trường, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động của Hội Nông dân các cấp tỉnh Thanh Hóa, đến nay, nhiều cán bộ, hội viên nông dân đã thay đổi nhận thức, hành vi trong bảo vệ môi trường, góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng.
Nước thải chăn nuôi: Gánh nặng môi trường và bài toán phát triển bền vững

Nước thải chăn nuôi: Gánh nặng môi trường và bài toán phát triển bền vững

Ngành chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng về quy mô và mật độ chăn nuôi đã và đang đặt ra những thách thức không nhỏ về vấn đề môi trường, đặc biệt là vấn đề nước thải chăn nuôi. Với thành phần phức tạp và hàm lượng chất ô nhiễm cao, nước thải chăn nuôi nếu không được quản lý và xử lý đúng cách sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe cộng đồng.
Nông nghiệp hữu cơ: Hướng đi xanh giúp tái tạo môi trường sống

Nông nghiệp hữu cơ: Hướng đi xanh giúp tái tạo môi trường sống

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành mối đe dọa toàn cầu, việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững, thân thiện với tự nhiên đang là nhu cầu cấp thiết. Tại Việt Nam, nông nghiệp hữu cơ đang dần khẳng định vai trò không chỉ trong việc cung cấp thực phẩm an toàn mà còn trong việc góp phần tái tạo và gìn giữ môi trường sống.
Thẻ vàng, thẻ đỏ trong khai thác hải sản: Biện pháp bảo vệ đại dương

Thẻ vàng, thẻ đỏ trong khai thác hải sản: Biện pháp bảo vệ đại dương

Trong khi nguồn lợi hải sản trên toàn cầu đang chịu áp lực ngày càng lớn từ hoạt động khai thác quá mức, khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), việc áp dụng các biện pháp quản lý mạnh mẽ và hiệu quả trở nên cấp thiết. Một trong những công cụ quan trọng và có tính răn đe cao trong nỗ lực này chính là hệ thống "thẻ vàng" và "thẻ đỏ" được Liên minh châu Âu (EU) triển khai. Đây không chỉ là những cảnh báo mang tính biểu tượng mà còn là những đòn trừng phạt kinh tế nặng nề, buộc các quốc gia phải thay đổi hành vi khai thác, hướng đến sự bền vững cho đại dương.
Nhiều gia đình nuôi thủy sản bị ảnh hưởng sau sự cố tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu

Nhiều gia đình nuôi thủy sản bị ảnh hưởng sau sự cố tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu

Sau sự cố hai tàu hàng tông nhau trên sông Lòng Tàu , khiến khu vực nuôi thủy sản của người dân tại ba xã Tam Thôn Hiệp, Thạnh An và Long Hòa bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 1,2 tấn thủy sản. Người dân được khuyến cáo tạm ngưng khai thác nước, thủy sản tại những khu vực xuất hiện vết dầu trước khi sự cố được xử lý.
Vi nhựa dưới đáy biển - Mối nguy tiềm ẩn và hiểm họa lâu dài

Vi nhựa dưới đáy biển - Mối nguy tiềm ẩn và hiểm họa lâu dài

Đại dương bao la, với vẻ đẹp huyền bí và nguồn tài nguyên vô tận, từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự sống và sự thịnh vượng. Tuy nhiên, sâu thẳm dưới những con sóng dữ dội và những rạn san hô rực rỡ, một mối nguy hiểm âm thầm đang lan rộng, đe dọa sự cân bằng mong manh của hệ sinh thái biển, đó chính là vi nhựa. Những mảnh vụn nhựa li ti, với kích thước nhỏ hơn 5mm, đang tích tụ ngày càng nhiều ở đáy biển, tạo thành một "sa mạc nhựa" vô hình, mang theo những hiểm họa khôn lường cho môi trường và cả sức khỏe con người.
Kỳ thú Đảo Cò

Kỳ thú Đảo Cò

​Nằm cách TP Hải Dương khoảng 30 km, khu du lịch sinh thái Đảo Cò ở xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện) như một viên ngọc sáng nằm giữa bốn bề xanh ngát. Hàng trăm năm qua, nơi đây đã trở thành nơi trú ngụ của khoảng 20.000 con cò, vạc.
Quảng Bình: Triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025

Quảng Bình: Triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025

Tỉnh Quảng Bình vừa triển khai hội nghị triển khai công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025...
Cao Bằng:  Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Cao Bằng: Nỗ lực đảm bảo đủ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp

Cao Bằng cơn "mưa vàng" ngày 24/4 vừa qua đã kịp thời giải nhiệt, cứu cánh cho cây trồng khỏi khô héo. Tuy nhiên, lượng mưa này còn quá ít so với nhu cầu sản xuất vụ mùa tới. Giữa bối cảnh ấy, Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng đang ngày đêm nỗ lực điều tiết nguồn nước hợp lý, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nông dân.
Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chuyển hạng thành Vườn quốc gia Xuân Liên

Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên chuyển hạng thành Vườn quốc gia Xuân Liên

Chiều 25/4, tại huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã diễn ra lễ công bố quyết định chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên thành Vườn quốc gia Xuân Liên.
Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính