Bảo tàng Đà Nẵng tọa lạc tại địa chỉ 42-44 Bạch Đằng đã chính thức mở cửa đón công chúng nhân sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng thành phố (29/03/1975). Bảo tàng Đà Nẵng mới được đầu tư hơn 500 tỉ đồng trên khu đất có Tòa thị chính Đà Nẵng cũ. Du khách đến tham quan còn được robot AI dẫn đường.
![]() |
Bảo tàng Đà Nẵng mới, được xây dựng trên diện tích hơn 8.600m², gồm 1 khối bảo tàng có 1 tầng hầm, 3 tầng nổi, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan cây xanh đồng bộ nối với Tòa thị chính Đà Nẵng 125 năm tuổi. |
![]() |
Bảo tàng mới được trưng bày với 9 chuyên đề lớn, đưa du khách tìm hiểu, khám phá trọn vẹn lịch sử vùng đất bên sông Hàn. |
![]() |
Bảo tàng đang trưng bày gần 3.000 tài liệu, hiện vật được lựa chọn từ 27.000 tài liệu, hiện vật, kết hợp phong cách trưng bày truyền thống với công nghệ trình chiếu hiện đại. |
![]() |
Du khách không chỉ “xem trưng bày” mà còn được trực tiếp cảm nhận, tương tác với quá khứ qua các thước phim 3D Mapping tái hiện lại các sự kiện lớn. |
![]() |
Mở cửa đúng dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng, công trình này đã thu hút rất nhiều học sinh, người dân và du khách tới tham quan. |
![]() |
Tại đây, du khách được chiêm ngưỡng những hiện vật khảo cổ quý báu từ các bộ sưu tập về văn hóa Chăm Pa, những di tích từ thời kỳ thuộc địa, đến các sản phẩm nghệ thuật dân gian truyền thống. |
![]() |
Một trong những điểm nhấn đáng chú ý là bộ sưu tập các hiện vật nền văn minh Chăm Pa, bao gồm các tượng thần, bia đá và những tác phẩm điêu khắc tuyệt mỹ, phản ánh đời sống và tín ngưỡng của người Chăm cổ. |
![]() |
Những bức tranh, tác phẩm điêu khắc và các vật phẩm nghệ thuật truyền thống được sắp đặt tinh tế, tạo nên một bức tranh sống động về sự phát triển văn hóa qua các thời kỳ. |
![]() |
Một số tác phẩm nghệ thuật ấn tượng tại bảo tàng tái hiện lại những khoảnh khắc lịch sử quan trọng của thành phố Đà Nẵng trong những năm kháng chiến gian khổ. |
![]() |
Bảo tàng Đà Nẵng cũng trưng bày những bộ sưu tập hình ảnh phong phú về các lễ hội, trang phục truyền thống, nhạc cụ dân tộc, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như gốm, dệt vải, đan lát... |
![]() |
Đây là một kho tàng giá trị văn hóa dân gian của người dân miền Trung, giúp du khách hiểu thêm về đời sống, tinh thần và nghệ thuật của cư dân miền biển. |
![]() |
Một em học sinh tranh thủ học tập, ghi chép lưu niệm tại Bảo tàng. |
![]() |
Bạn Kim Oanh (21 tuổi, áo vàng, người Đà Nẵng) chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em tham quan Bảo tàng. Em cảm thấy mọi thứ rất mới lạ, học hỏi thêm nhiều kiến thức và nhìn thấy nhiều hình ảnh quen thuộc mà trước đây em chỉ biết qua sách vở”. |
![]() |
Cô Trần Thị Thu Hương (tóc bạc đứng giữa, 76 tuổi) chia sẻ: “Bảo tàng rất đẹp, mọi thứ gợi nhớ rất nhiều ký ức xưa. Khoảng 70 năm trước, cô đã từng chứng kiến những cảnh vật như thế này - từ những chiếc tàu đánh cá đến các nét văn hóa dân gian. Bảo tàng đã khắc hoạ lại lịch sử Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại rất sinh động”. |
![]() |
“Tôi rất ấn tượng với cách trưng bày các hiện vật của nền văn minh Chăm Pa tại bảo tàng này. Đây là một cơ hội tuyệt vời để tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa đặc sắc của miền Trung” - Chú Minh Tâm (45 tuổi, đang chụp ảnh, đến từ Hà Nội) chia sẻ. |
![]() |
Bảo tàng Đà Nẵng không chỉ là nơi lưu giữ các hiện vật mà còn tổ chức các sự kiện văn hóa, triển lãm nghệ thuật và hội thảo khoa học, thu hút đông đảo sự tham gia giao lưu văn hóa của công chúng lẫn du khách thập phương. |