Thứ ba 22/07/2025 05:15Thứ ba 22/07/2025 05:15 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Bão số 3 (WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thành phố Hải Phòng đang chủ động và quyết liệt triển khai công tác phòng chống bão số 3 (WIPHA), nhận được sự chỉ đạo sát sao từ Trung ương và sự phối hợp chặt chẽ từ các cấp địa phương, sở ban ngành, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.
Bão số 3 (WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 220km

Bão số 3(WIPHA) có khả năng giật cấp 14, cách Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 220km về phía Đông.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Hải Phòng, vào 7 giờ ngày 21/7, tâm bão số 3 nằm ở khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 109,9 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), cách Quảng Ninh – Hải Phòng khoảng 220km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão đạt cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Tây Nam với tốc độ 15-20km/h. Trong 24 giờ tới, bão có khả năng mạnh lên cấp 10-11, giật cấp 14, với vị trí tâm bão ở 20,5 độ Vĩ Bắc, 107,4 độ Kinh Đông. Mức độ rủi ro thiên tai cấp 3. Về mưa, Hải Phòng đã có mưa vừa, mưa to (14-40mm tính đến 1 giờ ngày 21/7) và dự báo tiếp tục có mưa rào, dông rải rác (10-15mm) đến trưa ngày 21/7.

Công tác phòng chống bão được triển khai khẩn trương với sự chỉ đạo kịp thời của Trung ương và Thành phố.

Chỉ đạo từ Trung ương: Từ ngày 17 - 20/7/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Quản lý Xây dựng Công trình Thủy lợi, Thủ tướng Chính phủ và Cục Quản lý Đê điều và phòng, chống thiên tai liên tục ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo khẩn về ứng phó với áp thấp nhiệt đới và bão số 3, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi, phòng chống ngập úng và đê điều.

Chỉ đạo của Thành phố: Thành ủy, UBND thành phố và Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự Hải Phòng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo từ ngày 17 - 20/7, tập trung vào việc tăng cường phòng chống bão, chủ động ứng phó với bão số 3 WIPHA, cấm các hoạt động trên sông, biển. Các cuộc họp khẩn cấp được tổ chức liên tục từ ngày 19 - 20/7, với sự tham gia của lãnh đạo thành phố, các sở ngành và cuộc họp trực tuyến với Phó Thủ tướng Chính phủ, sau đó là các đoàn kiểm tra thực tế tại các trọng điểm.

Triển khai thực hiện của các đơn vị:

Các sở, ngành và địa phương trên toàn thành phố đã vào cuộc quyết liệt:

Lực lượng vũ trang: Bộ Chỉ huy Quân sự và Công an thành phố duy trì nghiêm chế độ trực, chuẩn bị lực lượng (trên 35.400 người) và phương tiện sẵn sàng ứng phó. Bộ đội Biên phòng đã thông báo, hướng dẫn 1.657 phương tiện/4.668 lao động trên biển chủ động phòng tránh bão.

Sở Nông nghiệp và Môi trường: Đôn đốc địa phương, chủ đầu tư kiểm tra đê điều, thủy lợi; phân công cán bộ trực 24/24 giờ; chỉ đạo tháo nước đệm phòng ngập úng. Văn phòng thường trực phòng chống thiên tai duy trì trực 24/24 giờ, thành lập nhóm Zalo với 114 Chủ tịch xã, phường, đặc khu để chỉ đạo kịp thời.

Sở Xây dựng: Kiểm tra 32 điểm đen ngập lụt, chuẩn bị máy móc xử lý sạt lở. Cắt tỉa, chằng chống hàng nghìn cây xanh đô thị. Chỉ đạo rà soát, xây dựng phương án sơ tán gần 3.000 hộ dân tại 44 chung cư cũ nguy hiểm, xuống cấp.

Các Sở, ban, ngành khác: Sở Công thương đảm bảo cung cấp xăng dầu, điện lực. Sở Khoa học và Công nghệ kiểm tra 03 điện thoại vệ tinh phục vụ điều hành khẩn cấp.

Cấp xã, phường, đặc khu: Tổ chức truyền thông về bão WIPHA, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm “bốn tại chỗ”. 114/114 xã, phường đã thành lập Ban Chỉ huy PCTT, TKCN&PTDS, xây dựng kế hoạch ứng phó. Tuyên truyền, cảnh báo bão cho 1.657 phương tiện, 9.900 lồng bè và 16.000 khách du lịch tại Cát Bà (trong đó có 2.500 khách nước ngoài). Huy động 29.361 người từ lực lượng xung kích và trên 5.000 người tại chỗ.

Tình hình Nông nghiệp, Đê điều và di dời

Sản xuất nông nghiệp: Lúa mùa: Đến ngày 20/7/2025 toàn thành phố đã gieo cấy 60.000 ha lúa mùa, đạt khoảng 74% kế hoạch (kế hoạch 80.760ha). Trong đó, khoảng 20.000 ha lúa mùa sớm, mùa trung cấy trước 05/7/2025 đã cao cây, đang giai đoạn đẻ nhánh. Còn lại khoảng 20.760 ha lúa mùa còn thấp cây (chủ yếu diện tích phía Đông Hải Phòng), nhất là diện tích gieo vãi và mới cấy (trong đó khoảng 10.000 ha lúa mới gieo xạ (mới gieo được khoảng 3-5 ngày).

Diện tích cây rau màu vụ hè thu: Toàn thành phố hiện đã trồng 12.050 ha, đạt 78% kế hoạch (kế hoạch 15.360ha).

Diện tích cây ăn quả: Hiện có 28.730ha, trong đó diện tích một số loại cây chính như sau: Nhãn: 2.490 ha, đang chuẩn bị cho thu hoạch (dự kiến thu hoạch tập trung tháng 8); Chuối: 5.200 ha, đang chuẩn bị ra hoa và một số diện tích chuối Tây (đang cho thu hoạch); Ổi: 2.800 ha, đang ra hoa, một số diện tích đang đậu quả và quả non; Bưởi: 1.170 ha, đang giai đoạn quả non; Thanh Long: 535 ha, đang giai đoạn quả non, thu hoạch.

Đê điều, thủy lợi: 75 vị trí trọng điểm đê, kè, cống xung yếu đã có phương án bảo vệ. Các công ty thủy lợi đã tháo nước đệm, chuẩn bị thiết bị vận hành. Một số đoạn sạt lở bờ kênh Bắc Hưng Hải đang được xử lý.

Di dời người dân và tàu thuyền: Kế hoạch sơ tán 6.668 hộ/19.701 người tại khu vực nguy hiểm. Khách du lịch tại Cát Bà và Đồ Sơn đang được di dời, hiện còn 279 người tại Cát Hải (84 khách nước ngoài) và 1.335 người tại Đồ Sơn (55 khách nước ngoài) đang lưu trú. Đến 9 giờ ngày 21/7, toàn bộ 1.657 phương tiện/4.668 lao động, 157 lồng bè/289 lao động và 03 chòi canh/06 lao động trên biển đã được liên lạc và không còn hoạt động trong vùng nguy hiểm. 166 lao động tại lồng bè đã lên bờ, 123 lao động còn lại đang được vận động di dời. 70 phương tiện đang neo đậu an toàn tại cảng.

Sở Nông nghiệp và Môi trường đã kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo các biện pháp cấp bách:

Kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn tàu thuyền đã vào nơi neo đậu ra khơi. Ngăn chặn người quay trở lại lồng bè, chòi canh hoặc ở lại trên phương tiện.

Đối với chung cư cũ, UBND các phường phải xác định rõ vị trí lưu trú và hoàn thành sơ tán trước 19 giờ ngày 21/7.

Chuẩn bị ứng phó tình huống bão đi dọc ven biển Hải Phòng – Nam Định vào đúng thời điểm triều cường gây nước dâng: đóng cửa khẩu qua đê, phương án chống tràn đê thấp, di dân tại khu vực ngoài đê (Thùy Giang, Dương Kinh, Kiến Hải).

Chuẩn bị phương án tiêu thoát nước khi mưa lớn sau bão, đặc biệt cho lúa mùa mới cấy: tận dụng thủy triều xuống, vận hành tối đa trạm bơm điện, tháo nước mặt ruộng, giải tỏa vật cản. Lưu ý cống Máy Đèn đang bị thu hẹp dòng chảy.

Các địa phương nghiêm túc thực hiện báo cáo định kỳ (trước 6 giờ, 14 giờ, 19 giờ) và đột xuất, nắm bắt cụ thể hộ yếu thế, địa điểm sơ tán an toàn.

Sở Công thương và Sở Khoa học và Công nghệ có kịch bản xử lý mất điện cục bộ/diện rộng để đảm bảo liên lạc, điều hành.

Ban Chỉ huy Quân sự thành phố có kịch bản ứng cứu khi địa phương vượt khả năng hoặc bị chia cắt.

Sở Nông nghiệp và Môi trường sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các ngành, địa phương khẩn trương thực hiện công tác phòng chống bão. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tinh thần chủ động, Hải Phòng đang nỗ lực tối đa để đối phó với bão số 3, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân.

Bài liên quan

Hải Phòng: Chủ động ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 Wipha

Hải Phòng: Chủ động ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 Wipha

Thành phố Hải Phòng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó ở cấp độ cao nhất trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 năm 2025. Đây là một cơn bão được đánh giá là rất mạnh, di chuyển nhanh, với phạm vi và cường độ ảnh hưởng rộng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Hải Phòng quyết tâm gỡ thẻ vàng EU: Những chuyển biến tích cực và giải pháp đồng bộ

Hải Phòng quyết tâm gỡ thẻ vàng EU: Những chuyển biến tích cực và giải pháp đồng bộ

Sau hơn 8 năm triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), công tác này tại Hải Phòng đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Những nỗ lực không ngừng nghỉ này đang góp phần cùng cả nước sớm gỡ bỏ "thẻ vàng" về khai thác thủy sản của Ủy ban châu Âu (EC).
Nông nghiệp Hải Phòng vững bước trong 6 tháng đầu năm 2025: Năng suất vượt trội sau sáp nhập

Nông nghiệp Hải Phòng vững bước trong 6 tháng đầu năm 2025: Năng suất vượt trội sau sáp nhập

Theo Chi cục Thống kê TP.Hải Phòng, trong 6 tháng đầu năm 2025 sản xuất nông nghiệp thành phố Hải Phòng (mới) duy trì ổn định, năng suất, sản lượng hầu hết các loại cây trồng đều cao hơn so với cùng kỳ năm 2024.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ gieo mạ, sẵn sàng cho vụ lúa Mùa 2025

Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ gieo mạ, sẵn sàng cho vụ lúa Mùa 2025

Ngay sau khi kết thúc vụ lúa Xuân bội thu, các địa phương tại Hải Phòng đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ gieo mạ, sẵn sàng cho vụ lúa Mùa sắp tới. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - Môi trường, diện tích mạ đã gieo trên toàn thành phố ước đạt 969 ha, đạt 34,3% kế hoạch đề ra.
Rực rỡ các gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực tại Hải Phòng

Rực rỡ các gian hàng hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực tại Hải Phòng

Vừa qua, Sở Công Thương Hải Phòng khai mạc hội chợ giới thiệu sản phẩm truyền thống và ẩm thực Hải Phòng. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động thiết thực chào mừng việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, cũng như hợp nhất các cơ quan trên địa bàn TP. Hải Phòng với tỉnh Hải Dương.
Thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng: Cơ chế mới thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm

Thành lập Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng: Cơ chế mới thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1459/QĐ-TTg, thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng. Một bước đi chiến lược cho sự phát triển liên Vùng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ninh Bình: Đảm bảo an toàn cho du khách, người dân trước cơn bão số 3

Ngày 20/7, Sở Du lịch Ninh Bình đã ban hành công văn số 103/SDL-QLCSLT về việc chủ động ứng phó với bão WIPHA gần Biển Đông.
Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Phú Thọ: Ảnh hưởng mưa bão làm hư hỏng, tốc mái hơn 300 nhà dân

Chiều tối ngày 19/7 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã có mưa to và giông, gây thiệt hại về người và tài sản tại nhiều địa phương.
Giao thông phát thải thấp: Hướng tới một tương lai giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Giao thông phát thải thấp: Hướng tới một tương lai giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Giao thông là huyết mạch của mọi nền kinh tế và xã hội hiện đại. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của đô thị hóa và di chuyển, ngành giao thông cũng là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính (GHG) lớn nhất, gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.
Hải Phòng: Chủ động ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 Wipha

Hải Phòng: Chủ động ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3 Wipha

Thành phố Hải Phòng đang khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó ở cấp độ cao nhất trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3 năm 2025. Đây là một cơn bão được đánh giá là rất mạnh, di chuyển nhanh, với phạm vi và cường độ ảnh hưởng rộng, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Cháy rừng sản xuất ven biển kéo dài hàng cây số tại TP. Huế

Cháy rừng sản xuất ven biển kéo dài hàng cây số tại TP. Huế

Bùng phát từ trưa qua (18/7), đến nay đám cháy lớn tại khu vực rừng sản xuất ven biển Trung Đồng Đông, xã Phong Phú, TP. Huế vẫn chưa được khống chế hoàn toàn. Ngọn lửa bùng phát dữ dội, kéo dài nhiều km, trong khi người dân nghi ngờ có dấu hiệu phá hoại và mong muốn cơ quan chức năng khẩn trương điều tra, xử lý.
Cá chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên mặt hồ Nam Lý tỉnh Quảng Trị

Cá chết hàng loạt nổi lềnh bềnh trên mặt hồ Nam Lý tỉnh Quảng Trị

Trong vài ngày gần đây tại hồ Nam Lý, phường Đồng Hới, tỉnh Quảng Trị đã xảy ra hiện tượng hàng tram con cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt hồ, bốc mùi hôi thôi nồng nặc…
Gia Lai: Đường Phó Đức Chính thường xuyên bị ngập sâu mỗi khi mưa lớn

Gia Lai: Đường Phó Đức Chính thường xuyên bị ngập sâu mỗi khi mưa lớn

Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thôn 3, xã Biển Hồ, tỉnh Gia Lai) khiến việc lưu thông đi lại của người dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn.
Xây dựng đô thị phát thải thấp: Thuận lợi và Khó khăn

Xây dựng đô thị phát thải thấp: Thuận lợi và Khó khăn

Thế kỷ XXI chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, kéo theo đó là những thách thức về môi trường và biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh này, mục tiêu xây dựng đô thị phát thải thấp (Low-Carbon City) nổi lên như một giải pháp cấp thiết và bền vững.
Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều hoàn thành kế hoạch trồng rừng

Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều hoàn thành kế hoạch trồng rừng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đông Triều đã hoàn thành việc trồng rừng sản xuất và rừng thay thế trên địa bàn, theo kế hoạch trồng rừng năm 2025.
Khắc phục khẩn cấp sạt lở trên tuyến đường huyết mạch nối Đồng Nai - Lâm Đồng

Khắc phục khẩn cấp sạt lở trên tuyến đường huyết mạch nối Đồng Nai - Lâm Đồng

Một vụ sạt lở đất nghiêm trọng đã xảy ra đêm 13/7 tại Km19+500, Dốc 5 Cây, thôn 10, xã Phước Sơn, tỉnh Đồng Nai. Vụ sạt lở này nằm trên tuyến đường ĐT755B, con đường huyết mạch nối tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do mưa lớn kéo dài.
Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Gia Lai: Ký kết hợp tác xây dựng Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn vừa tham dự lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Đức) và Công ty TNHH O-DOOR Việt Nam. Mục tiêu là xây dựng và vận hành Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo tại Gia Lai.
Phát động cuộc thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo giúp ngành cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo giúp ngành cà phê thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong khuôn khổ chương trình Aus4Innovation do Chính phủ Australia tài trợ, Cụm Đổi mới Sáng tạo ngành cà phê – sáng kiến hợp tác giữa Cơ quan Nghiên cứu Quốc gia Australia (CSIRO) và Trường Đại học Tây Nguyên – chính thức phát động cuộc thi: “Giải pháp đổi mới sáng tạo thích ứng với biến đổi khí hậu cho ngành cà phê”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính