Chủ nhật 15/09/2024 10:51Chủ nhật 15/09/2024 10:51 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ba mặt hàng nông sản "rộng đường" vào thị trường Trung Quốc

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã ký 3 nghị định thư sẽ mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc. Đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 19/8, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký 3 nghị định thư về xuất khẩu nông sản. (Ảnh: TTXVN)
Ngày 19/8, nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Trung Quốc, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký 3 nghị định thư về xuất khẩu nông sản. (Ảnh: TTXVN)

Lễ ký nghị định thư nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sang Trung Quốc từ ngày 18-20/8/2024 vừa qua.

Các Nghị định thư được ký kết lần này gồm: Nghị định thư về kiểm tra, kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc; Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc và Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch và sức khỏe đối với cá sấu nuôi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Sự kiện được đánh giá là sẽ mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc. Đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.

Sau lễ ký, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan đánh giá, việc ký kết 3 nghị định thư là kết quả của quá trình trao đổi, đàm phán tích cực của các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ NN-PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

"Chúng tôi kỳ vọng điều này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ xuất khẩu nông sản, đặc biệt là các sản phẩm vừa được ký kết sang thị trường Trung Quốc, góp phần vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam", Bộ trưởng chia sẻ.

Thời gian tới, Bộ NN-PTNT cam kết tiếp tục làm việc chặt chẽ với Tổng cục Hải quan Trung Quốc để triển khai các bước tiếp theo sau khi các Nghị định thư được ký kết, đảm bảo doanh nghiệp của Việt Nam có thể xuất khẩu các sản phẩm nói trên vào thị trường Trung Quốc một cách thuận lợi.

Nâng cao giá trị quả sầu riêng trở thành sản phẩm quốc gia. (Hình minh họa)
Nâng cao giá trị quả sầu riêng trở thành sản phẩm quốc gia. (Hình minh họa)

Trong 3 nhóm mặt hàng vừa ký nghị định thư, sầu riêng đông lạnh được xem là sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn nhất, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu nông sản. Việc mở cửa chính thức thị trường Trung Quốc cho sản phẩm này dự kiến sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành sầu riêng Việt Nam.

Năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 500.000 tấn sầu riêng, đạt kim ngạch 2,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới 90%.

Sầu riêng đông lạnh [bao gồm sầu riêng nguyên quả (có vỏ), sầu riêng xay nhuyễn (không có vỏ) và cơm sầu riêng (không có vỏ)] là sản phẩm mới, có giá trị gia tăng cao hơn so với sầu riêng tươi. Việc mở cửa thị trường cho sản phẩm này sẽ giúp đa dạng hóa chế biến, giảm áp lực về thời vụ thu hoạch, đồng thời tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn cho ngành sầu riêng.

Dự kiến, xuất khẩu sầu riêng đông lạnh có thể đạt kim ngạch xuất khẩu 400 - 500 triệu USD ngay trong năm 2024 - năm đầu tiên sau khi ký kết nghị định thư và sớm góp mặt trong danh sách mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị "tỷ đô" vào năm 2025.

Bên cạnh sầu riêng, dừa tươi cũng được đánh giá mặt hàng có triển vọng xuất khẩu lớn. Hiện Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu dừa lớn trên thế giới, với diện tích trồng khoảng 175.000ha, tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Với ký nghị định thư, mở cửa thị trường Trung Quốc, dự kiến kim ngạch xuất khẩu dừa tươi có thể tăng thêm 200-300 triệu USD ngay trong năm 2024 và có thể tăng trưởng mạnh trong các năm kế tiếp.

Hiệp hội Dừa Việt Nam thống kê, cả nước có khoảng 100 doanh nghiệp liên quan đến dừa, trong đó hơn 40 doanh nghiệp sản xuất chế biến sâu. Bên cạnh sản xuất, các doanh nghiệp còn khai thác một số nguyên liệu, phế phụ phẩm từ dừa, phục vụ các ngành thực phẩm, y tế, mỹ phẩm.

Cá sấu là sản phẩm cuối cùng trong danh sách ký kết chiều 19/8, thể hiện sự đa dạng hóa các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang các quốc gia khác trên thế giới.

Ngành nuôi cá sấu ở Việt Nam đã phát triển trong hơn 30 năm qua. Các sản phẩm từ cá sấu như thịt, da và các bộ phận khác hầu hết đều có giá trị kinh tế cao.

Việc mở cửa thị trường Trung Quốc cho cá sấu sẽ tạo ra cơ hội lớn cho ngành này. Đây không chỉ là cơ hội kinh tế mà còn là động lực để ngành nuôi cá sấu Việt Nam phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường và phúc lợi động vật.

Bài liên quan

Chanh leo Việt Nam nhận "giấy thông hành" sang Úc

Chanh leo Việt Nam nhận "giấy thông hành" sang Úc

Sau nỗ lực đàm phán, mở cửa thị trường và sự phối hợp chặt chẽ của hai bên, chanh leo trở thành loại trái cây thứ 5 được xuất chính ngạch sang Úc cùng với xoài, nhãn, vải thiều và thanh long.
Chuỗi hoạt động xúc tiến nông sản giữa Hoa Kỳ - Việt Nam

Chuỗi hoạt động xúc tiến nông sản giữa Hoa Kỳ - Việt Nam

Từ ngày 09-13/9/2024, phái đoàn thương mại của Bộ Nông nghiệp Mỹ do bà Alexis M. Taylor, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Ngoại giao nông nghiệp Mỹ, dẫn đầu gồm 58 doanh nghiệp và tổ chức nông nghiệp và 09 tiểu bang, đã bắt đầu chuỗi hoạt động xúc tiến nông sản Mỹ tại thị trường Việt Nam.
Cá sấu Việt hướng tới thị trường tỷ đô

Cá sấu Việt hướng tới thị trường tỷ đô

Việc Trung Quốc mở cửa nhập khẩu cá sấu nuôi từ Việt Nam mang đến cơ hội lớn cho ngành công nghiệp này, đặc biệt sau thời gian dài khó khăn do dịch bệnh và thiếu đầu ra.
Tăng cường xuất khẩu và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Tăng cường xuất khẩu và tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

Năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 681 tỷ USD, xuất khẩu 354,7 tỷ USD; 5 tháng đầu 2024, xuất khẩu 156,5 tỷ USD, tăng 15%, với 65% sang thị trường FTA, theo Bộ Công thương.
Nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sắp vào thị trường Trung Quốc

Nhiều sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sắp vào thị trường Trung Quốc

Trong cuộc họp với lãnh đạo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, Bộ NN&PTNT Việt Nam thông báo về việc thúc đẩy hợp tác thương mại nông sản và sẽ sớm ký Nghị định thư để xuất khẩu dừa tươi và sầu riêng đông lạnh vào thị trường Trung Quốc.
Thái Lan: Lợn tăng giá mạnh, người dân chuyển sang ăn thịt cá sấu

Thái Lan: Lợn tăng giá mạnh, người dân chuyển sang ăn thịt cá sấu

Thịt cá sấu có hàm lượng protein cao, ít chất béo và các thương nhân nói rằng nó có vị giống như thịt gà.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy phát triển hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy phát triển hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp

Tăng cường hợp tác lĩnh vực nông nghiệp là một trong những vấn đề trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đây là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm nay.
Cúm gia cầm H5N1 tại Mỹ có nguy cơ lây nhiễm sang người

Cúm gia cầm H5N1 tại Mỹ có nguy cơ lây nhiễm sang người

Cúm gia cầm H5N1 đang lan rộng sang 23 loài động vật có vú tại Mỹ, gây lo ngại về nguy cơ lây nhiễm sang người.
Các đồng tiền ASEAN trỗi dậy sau giai đoạn suy yếu

Các đồng tiền ASEAN trỗi dậy sau giai đoạn suy yếu

Các đồng tiền Đông Nam Á đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn suy yếu, với đồng ringgit của Malaysia dẫn đầu mức tăng trưởng ấn tượng.
Doanh nghiệp Việt gặp khó sau quyết định của của Bộ Thương mại Mỹ

Doanh nghiệp Việt gặp khó sau quyết định của của Bộ Thương mại Mỹ

Quyết định không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường của Mỹ gây thất vọng lớn cho Việt Nam, đe dọa hàng rào thuế quan mới đối với hàng xuất khẩu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi mở rộng hợp tác và đầu tư hiệu quả giữa hai nước để đạt mục tiêu kim ngạch thương mại 20 tỷ USD.
Việt Nam - Thụy Sỹ đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp nền tảng

Việt Nam - Thụy Sỹ đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp nền tảng

Việt Nam và Thụy Sỹ đang đẩy mạnh đàm phán FTA, hướng tới thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, khai thác tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước.
Hàn Quốc và Việt Nam ký kết hợp đồng nông nghiệp trị giá 2,69 triệu USD

Hàn Quốc và Việt Nam ký kết hợp đồng nông nghiệp trị giá 2,69 triệu USD

Tuần lễ Quan hệ đối tác tăng cường Việt - Hàn 2024 đã thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, với trọng tâm là công nghệ trang trại thông minh của Hàn Quốc và tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.
Thái Lan lao đao vì làn sóng đóng cửa nhà máy

Thái Lan lao đao vì làn sóng đóng cửa nhà máy

Hàng loạt nhà máy tại Thái Lan phải đóng cửa do chi phí tăng cao và sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là từ Trung Quốc.
Việt Nam nêu cao tiếng nói bảo vệ sinh kế người dân trước biến đổi khí hậu

Việt Nam nêu cao tiếng nói bảo vệ sinh kế người dân trước biến đổi khí hậu

Tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, phái đoàn Việt Nam nhấn mạnh tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền con người và kêu gọi hành động toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề cấp bách này.
Đại hội Hữu cơ châu Âu 2024: Xây dựng tầm nhìn chung cho tương lai của thực phẩm & nông nghiệp hữu cơ

Đại hội Hữu cơ châu Âu 2024: Xây dựng tầm nhìn chung cho tương lai của thực phẩm & nông nghiệp hữu cơ

Đại hội hữu cơ châu Âu 2024 sẽ diễn ra từ 10 đến 12/9 tại Budapest, Hungary với chủ đề chính “Xây dựng tầm nhìn chung cho tương lai của thực phẩm & nông nghiệp hữu cơ”.
Việt Nam và Ireland tăng cường hợp tác phát triển nông nghiệp

Việt Nam và Ireland tăng cường hợp tác phát triển nông nghiệp

Ireland cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc phát triển bền vững và củng cố khu vực hợp tác xã bằng việc xây dựng các cơ chế chính sách thích hợp nhằm khuyến khích và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã.
Israel cần 70.000 lao động nông nghiệp nước ngoài trong năm 2025

Israel cần 70.000 lao động nông nghiệp nước ngoài trong năm 2025

Chính phủ Israel đã thông báo sẽ tuyển dụng 70.000 lao động nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp vào năm 2025, đánh dấu mức tuyển dụng cao nhất từ trước đến nay nhằm đáp ứng tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng đang diễn ra.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính