Thứ bảy 04/01/2025 11:50Thứ bảy 04/01/2025 11:50 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

7 kỷ lục của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trong quá trình quần chúng nhân dân sáng tạo ra lịch sử, mỗi cá nhân tùy theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo cụ thể mà họ có thể tham gia vào quá trình sáng tạo lịch sử của cộng đồng nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, mỗi cá nhân của cộng đồng nhân dân đều “in dấu ấn” của nó vào xã hội, Trong ngành nông nghiệp hiện đại cũng có những nhân vật mang tầm lịch sử. Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu 7 kỷ lục của các nhà khoa học lĩnh vực này.
7 kỷ lục của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam
Ảnh minh họa.

Thứ nhất: Ngoài các nhà khoa học Lương Định Của, Bùi Huy Đáp, Đào Thế Tuấn, Vũ Tuyên Hoàng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh cá nhân về khoa học và công nghệ, một số nhà khoa học khác cũng nhận giải thưởng cao quý này nhưng là giải tập thể như: Giáo sư Lê Duy Thước, Giáo sư Cao Liêm, PGS Vũ Trọng Hốt,... Ngoài ra, đội ngũ nhà khoa học thỉnh giảng từ thời điểm Học viện Nông nghiệp Việt Nam được thành lập có một số cá nhân được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ như Giáo sư Nguyễn Xiển, Giáo sư Đỗ Tất Lợi, Giáo sư Vũ Công Hoè.

Thứ hai: Cả 2 cá nhân nhà khoa học đầu tiên của Việt Nam nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp đều công tác tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đó là Giáo sư Bùi Huy Đáp, Giáo sư ương Định Của. 4 nhà khoa học công tác tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ trong 3 đợt liên tiếp: Đợt 1, năm 1996 - Giáo sư Bùi Huy Đáp, Giáo sư Lương Định Của; Đợt 2, Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng năm 2000; Đợt 3, Giáo sư Đào Thế Tuấn năm 2005.

Thứ ba: Cả 4 nhà khoa học đều là cán bộ, với tư cách là Nhà giáo, Nhà khoa học tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Riêng Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng còn đồng thời là sinh viên của Học viện. Cả 4 giáo sư đều là những người đầu tiên, trong đó 3 giáo sư Bùi Huy Đáp, Lương Định Của, Đào Thế Tuấn là thuộc lớp cán bộ đầu tiên của Học viện, còn Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng là một trong những người học đầu tiên của Học viện.

Thứ tư: Giáo sư Bùi Huy Đáp giữ chức danh lãnh đạo cao nhất tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Giám đốc Học viện; Giáo sư Lương Định Của giữ chức danh Phó giám đốc Học viện; Giáo sư Đào Thế Tuấn giữ chức danh Trưởng bộ môn (kiêm trưởng Phòng); Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng giữ chức danh Trưởng bộ môn. Và dẫu là đồng nghiệp hay học trò thì Giáo sư Bùi Huy Đáp cũng là người anh cả, thậm chí có vị trí là người thầy đối với 2 nhà khoa học Đào Thế Tuấn và Vũ Tuyên Hoàng.

Thứ năm: Có 2 Giáo sư là viện sĩ - Giáo sư Đào Thế Tuấn, Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng; trong đó Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng là viện sĩ của nhiều tố chức quốc tế hơn - 2 tổ chức, đồng thời giữ nhiều chức danh lãnh đạo của các tổ chức quốc tế hơn; cả 2 giáo sư đều nhận được các giải thưởng quốc tế, trong đó Giáo sư Đào thế Tuấn có nhiều phần thưởng quốc tế hơn. Có 3 giáo sư là Anh hùng lao động - Giáo sư Lương Định Của, Giáo sư Đào Thế Tuấn, Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng. Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng giữ nhiều trọng trách lãnh đạo trong Đảng và Nhà nước cũng như nhiều tổ chức khác của Việt Nam nhất trong số 4 giáo sư.

Thứ sáu: Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng và Giáo sư Đào Thế Tuấn đều sinh quán, quê quán tại Hà Nội và đều được sinh ra trong các gia đình trí thức nổi tiếng. Cả 2 Giáo sư đều có người cha đẻ nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đó là Giáo sư Vũ Ngọc Phan (cha đẻ Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng); Giáo sư Đào Duy Anh (cha đẻ Giáo sư Đào Thế Tuấn). Các cặp cha con đều nhận giải thưởng Hồ Chí Minh trong 2 lĩnh vực khác nhau: Cha nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật - con nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và công nghệ. Cả 2 cặp cha con đều nhận giải thưởng Hồ Chí Minh cách nhau 1 đợt - Giáo sư Vũ Ngọc Phan nhận đợt 1 năm 1996, Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng nhận đợt 2 năm 2000; Giáo sư Đào Duy Anh nhận đợt 2 năm 2000, Giáo sư Đào Thế Tuấn nhận năm 2005. Cặp cha con Giáo sư Vũ Ngọc Phan, Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh trước 1 đợt so với cặp cha con Giáo sư Đào Duy Anh, Giáo sư Đào Thế Tuấn.

Thứ bảy: 2 Nhà khoa học đầu tiên nhận giải thưởng Hồ Chí Minh là lãnh đạo đầu tiên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Giáo sư Lương Định Của và Giáo sư Bùi Huy Đáp đều có công trình manh tên và có tượng đặt trong khuôn viên của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Giáo sư Đào Thế Tuấn và Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng chưa có vinh dự này. Giáo sư Lương Định Của có tượng đài tại thành phố quê hương đồng thời có nhiều tuyến phố nhất mang tên tại nhiều thành phố của Việt Nam, trong đó có Thủ đô Hà Nội; giáo sư Bùi Huy Đáp có 2 tuyến tại 2 thành phố mang tên mình; Giáo sư Đào Thế Tuấn đã có tuyến phố tại thành phố Hà Nội mang tên, trong khi Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng chưa có tuyến phố của thành phố nào tại Việt Nam mang tên. Riêng tại Hà Nội, không chỉ Giáo sư Vũ Tuyên Hoàng, Giáo sư Bùi Huy Đáp cũng chưa có tuyến phố mang tên. Học viện Nông nghiệp Việt Nam đang đề xuất các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội chọn các tuyến phố phù hợp đặt theo tên của 2 Giáo sư./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hà Nội chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Hà Nội chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

Cuối năm 2024, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa cho năm 2025. Đây là một quyết định quan trọng, thể hiện sự chủ động của thành phố trong việc thích ứng với tình hình mới, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và tăng thu nhập cho người nông dân.
Sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ?

Sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ?

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và mối quan tâm ngày càng tăng về an toàn thực phẩm, sự khác biệt giữa nông nghiệp thông thường và nông nghiệp hữu cơ ngày càng trở nên quan trọng. Hai phương thức canh tác này có những triết lý và phương pháp tiếp cận khác nhau, ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người và chất lượng sản phẩm.
Lâm Đồng: Phấn đấu đạt tổng diện tích canh tác hữu cơ 1.600 ha vào năm 2025

Lâm Đồng: Phấn đấu đạt tổng diện tích canh tác hữu cơ 1.600 ha vào năm 2025

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2025.
Sáng kiến của Việt Nam với ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh - 27/12

Sáng kiến của Việt Nam với ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh - 27/12

Ngày 27/12, lần đầu tiên, Liên Hợp Quốc (LHQ) tổ chức kỉ niệm Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh - một sáng kiến của Việt Nam - nhằm kêu gọi sự ủng hộ của thế giới với tầm quan trọng của việc phòng ngừa và sẵn sàng hợp tác chống lại dịch bệnh.
Quảng Ninh: Tập trung khôi phục nuôi trồng thủy sản trên Huyện đảo Vân Đồn

Quảng Ninh: Tập trung khôi phục nuôi trồng thủy sản trên Huyện đảo Vân Đồn

Huyện Vân Đồn đã tập trung sắp xếp vùng nuôi trồng thủy sản giúp người dân nhanh chóng khôi phục lại khôi phục lại nghề nuôi biển.
Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Nói đến quýt Cao Bằng phải kể đến quýt Trà Lĩnh. Quýt Trà Lĩnh được trồng nhiều tại các xã: Quang Hán, Lưu Ngọc, Cao Chương và thị trấn Hùng Quốc (huyện Trà Lĩnh cũ), nay thuộc huyện Trùng Khánh, trong đó xã Quang Hán được ví như “thủ phủ” của quýt Trà Lĩnh. Từ trồng quýt, người dân Quang Hán thu lợi vài trăm triệu mỗi năm. Nhưng vài năm trở lại đây, thay vào đó là nỗi buồn để lại khi 93 ha quýt xã Quang Hán bị thu hẹp từng năm, đến nay chỉ còn gần 2 ha, do cây quýt bị mắc bệnh đục thân, thối rễ làm cây chết trên diện rộng buộc người dân phải chặt bỏ hàng loạt.
Luật Đất đai 2024: Mở lối cho đất nông nghiệp đa mục đích

Luật Đất đai 2024: Mở lối cho đất nông nghiệp đa mục đích

Luật Đất đai 2024 cho phép sử dụng đất nông nghiệp đa mục đích, mở ra cơ hội phát triển kinh tế nông thôn, nhưng cũng đòi hỏi quản lý chặt chẽ để đảm bảo sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
Nỗ lực dập tắt cháy rừng tại TP Hạ Long

Nỗ lực dập tắt cháy rừng tại TP Hạ Long

Đêm 17/12 đã xảy ra vụ cháy rừng, đến ngày 18/12 đám cháy vẫn tiếp tục cháy trên khu vực đồi phường Bãi Cháy, TP Hạ Long.
Kỷ niệm Ngày Di dân Quốc tế (IMD) - 18/12

Kỷ niệm Ngày Di dân Quốc tế (IMD) - 18/12

Vào ngày 18 tháng 12 hàng năm, là ngày lễ quốc tế do Đại hội đồng Liên Hợp Quốc chọn. Đó là ngày Di dân Quốc tế, viết tắt là IMD (International Migrants Day) đây là một sự kiện nhằm để tuyên truyền về những đóng góp lớn lao của những người di dân trên toàn thế giới và tuyên truyền bảo vệ cho những lợi ích của họ.
Gia Lai: Đẩy mạnh phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả theo hướng bền vững

Gia Lai: Đẩy mạnh phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả theo hướng bền vững

UBND tỉnh Gia Lai vừa chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển sản xuất rau, hoa và cây ăn quả theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Ninh: Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh rau

Quảng Ninh: Kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật của cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh rau

Sở Nông nghiệp và PTNT thành lập Đoàn kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh các sản phẩm nông lâm thủy sản.
Quảng Hòa: Để cây sắn phát triển cần đẩy mạnh sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị bền vững

Quảng Hòa: Để cây sắn phát triển cần đẩy mạnh sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị bền vững

Cây sắn từ lâu đã trở thành nguồn thu nhập chính cho người dân huyện Quảng Hòa (Cao Bằng). Đến nay, huyện Quảng Hoà trồng trên 600 ha sắn nguyên liệu, tập trung tại các xã: Đại Sơn, Cách Linh, Mỹ Hưng, Bế Văn Đàn và thị trấn Hòa Thuận, thị trấn Tà Lùng, sản lượng hơn 10.000 tấn/năm.Tuy nhiên, vụ sắn năm nay đang gặp thách thức do người dân thu hoạch không đồng bộ, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính