Thứ hai 14/04/2025 21:51Thứ hai 14/04/2025 21:51 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 4/4/2025 về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Môi trường, Y tế, Công an, Quốc phòng, Công Thương, Tài chính và các Bộ, ngành có liên quan.

Công điện nêu: Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, 3 tháng đầu năm 2025 đã phát hiện 06 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại 04 tỉnh, thành phố; 84 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 22 tỉnh, thành phố; 07 tỉnh có ổ dịch bệnh Lở mồm long móng (LMLM); 05 tỉnh có ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC); buộc tiêu hủy trên 18.926 con gia cầm và 5.200 con lợn; đặc biệt 20 người tử vong do bệnh Dại tại 13 tỉnh và có 80 động vật tại 22 tỉnh, thành phố buộc phải tiêu hủy do nghi mắc bệnh Dại (số tỉnh, thành số nghi mắc bệnh Dại có giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái nhưng số người chết do bệnh Dại lại tăng đáng kể). Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đời sống của người dân và môi trường, nguồn cung thực phẩm.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền chủ động chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo đúng quy định của pháp luật về Thú y, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, trong đó tập trung một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Kịp thời chỉ đạo, huy động các nguồn lực hợp pháp để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để bùng phát dịch bệnh, hạn chế phát sinh ổ dịch mới; xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh; chủ động triển khai các biện pháp, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường; chủ động công tác phòng bệnh cho đàn vật nuôi, đặc biệt công tác tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gia súc, gia cầm. Không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh;

b) Tổ chức triển khai việc tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn vật nuôi, bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng vật nuôi hiện có được tiêm phòng;

c) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi; tập trung các nguồn lực để tổ chức xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; Chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

d) Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật không bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm;

đ) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về nguy cơ xảy ra dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh;

e) Tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;

g) Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, trước pháp luật nếu thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo để xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý.

2. Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương:

a) Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra chủ trương việc phòng, chống dịch bệnh động vật tại các địa phương; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng;

b) Đôn đốc, kiểm tra các địa phương, tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch quốc gia về phòng, chống dịch bệnh động vật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ kiểm soát, phân tích chuyên sâu trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, mở rộng quản lý dịch bệnh qua hệ thống trực tuyến.

Hà Tĩnh chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ vụ xuân 2025 Hà Tĩnh chủ động phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ vụ xuân 2025

Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh vừa phát đi cảnh báo về tình hình sâu bệnh hại cây trồng vụ xuân 2025, đồng ...

Tăng cường phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi Tăng cường phòng chống dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi

Trước nguy cơ dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, các tỉnh Nghệ An và Bến Tre đã triển khai đồng bộ ...

Đắk Lắk: Triển khai phòng chống dịch bệnh và tiêm phòng cho đàn vật nuôi Đắk Lắk: Triển khai phòng chống dịch bệnh và tiêm phòng cho đàn vật nuôi

Trước tình hình dịch bệnh xảy ra trên đàn vật nuôi đang xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, tỉnh Đắk Lắk đã ...

3. Bộ Y tế chỉ đạo bổ sung đối tượng về chuyên môn, kỹ thuật, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

4. Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, công an các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Môi trường và chính quyền các địa phương trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật.

5. Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương xử lý nghiêm các vụ nhập khẩu trái phép động vật, sản phẩm động vật; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về sự nguy hiểm của dịch bệnh động vật và tác hại khi buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.

6. Bộ Tài chính kịp thời bố trí nguồn kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên cơ sở đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật khác có liên quan.

7. Các Bộ ngành theo chức năng, nhiệm vụ do Chính phủ phân công thực hiện chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống dịch bệnh để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành thú y, y tế; tăng cường công tác quản lý thị trường, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường.

8. Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Công điện này.

9. Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện./.

Bài liên quan

Hải Dương: Cấp gần 3,36 triệu liều vắc xin các loại để tiêm phòng cho vật nuôi

Hải Dương: Cấp gần 3,36 triệu liều vắc xin các loại để tiêm phòng cho vật nuôi

Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hải Dương (Sở Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, vụ xuân năm nay, chi cục cấp gần 3,36 triệu liều vaccine để tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm.
Thái Bình: Tạo mọi điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi bền vững

Thái Bình: Tạo mọi điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi bền vững

Mới đây hơn 34.000 hội viên nông dân tỉnh Thái Bình được tiếp cận vốn tín dụng chính sách, ngoài ra hơn 1.800 lít hóa chất phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm cũng được huyện Thái Thuỵ cấp cho người chăn nuôi trên địa bàn.
Bắc Ninh: Tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm

Bắc Ninh: Tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm

Với phương châm “phòng dịch là chính”, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh tổ chức tiêm phòng vắc xin phòng bệnh cúm gia cầm, tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò, nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi, đặc biệt không để xảy ra trường hợp người bị nhiễm và tử vong.
Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống, thu nhập người dân

Nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sản xuất, ổn định đời sống, thu nhập người dân

Trong bối cảnh nhiều biến thể dịch bệnh như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh trong chuồng trại và đàn vật nuôi phải được thực hiện một cách chặt chẽ và bảo vệ nghiêm ngặt. Vaccine là một biện pháp hiệu quả trong việc giảm thiểu thiệt hại, giúp sản phẩm đầu ra đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm (ATTP). Sử dụng vaccine không chỉ giúp giảm bệnh truyền nhiễm mà còn đảm bảo quy trình chăn nuôi an toàn cho vật nuôi.
Dịch tả lợn châu Phi: Thách thức và giải pháp cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Dịch tả lợn châu Phi: Thách thức và giải pháp cho ngành chăn nuôi Việt Nam

Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với ngành chăn nuôi Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, tuy nhiên, với sự chủ động trong phòng chống dịch và nguồn cung dồi dào, thị trường thịt Tết Nguyên đán 2025 được dự báo vẫn ổn định.
Chăn nuôi Mộc Châu: Vững vàng trước "bão" dịch bệnh

Chăn nuôi Mộc Châu: Vững vàng trước "bão" dịch bệnh

Giao mùa, dịch bệnh gia súc, gia cầm tiềm ẩn nhiều nguy cơ, huyện Mộc Châu (Sơn La) chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp phòng dịch, từ tuyên truyền, vệ sinh tiêu độc khử trùng đến tiêm phòng vắc xin, kiểm soát vận chuyển, quyết tâm bảo vệ đàn vật nuôi, đảm bảo phát triển chăn nuôi bền vững.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hải Dương: Hoàn thành xử lý vi phạm công trình thủy lợi tại huyện Kim Thành

Hải Dương: Hoàn thành xử lý vi phạm công trình thủy lợi tại huyện Kim Thành

Bằng nỗ lực cùng sự quyết tâm của ngành chức năng các cấp, huyện Kim Thành là địa phương đầu tiên trong toàn tỉnh Hải Dương hoàn thành việc xử lý vi phạm công trình thủy lợi.
Bình Phước: Quyết tâm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bình Phước: Quyết tâm phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

UBND tỉnh Bình Phước vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND, chính thức khởi động đợt 1 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh trong năm 2025. Kế hoạch này thể hiện quyết tâm cao của tỉnh trong việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của địa phương.
Tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với bột ngọt KJMOTO và HAN

Tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU xuất xứ Trung Quốc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa ra thông báo tạm dừng lưu thông hàng hóa đối với bột ngọt KJMOTO và HAN'EI SURU do Công ty TNHH Liên Sen nhập khẩu từ Trung Quốc do vi phạm.
Đắk Nông: Xử lý hành vi chiếm đất nông nghiệp để xây dựng nhà yến

Đắk Nông: Xử lý hành vi chiếm đất nông nghiệp để xây dựng nhà yến

UBND xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông vừa ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông H.X.H về hành vi chiếm đất nông nghiệp xây dựng nhà yến tại thôn 7, xã Thuận Hà, với tổng số tiền là 8 triệu đồng.
Lâm Đồng: Báo động tình trạng vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, tài nguyên và khoáng sản

Lâm Đồng: Báo động tình trạng vi phạm về quản lý bảo vệ rừng, tài nguyên và khoáng sản

Mới đây, Công an tỉnh Lâm Đồng có văn bản gửi UBND tỉnh đề nghị tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tài nguyên và khoáng sản.
Những “mái ấm nông dân” đầy ắp nghĩa tình

Những “mái ấm nông dân” đầy ắp nghĩa tình

Nhằm hướng đến mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong năm 2025, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi sẽ trực tiếp và phối hợp tham gia hỗ trợ xóa 1.000 căn nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo ở các địa phương trên địa bàn.
Hải Dương quyết liệt giải tỏa hoạt động trạm trộn bê tông, asphalt vi phạm pháp luật đê điều

Hải Dương quyết liệt giải tỏa hoạt động trạm trộn bê tông, asphalt vi phạm pháp luật đê điều

Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện có 23 trạm trộn bê tông, asphalt của các tổ chức, cá nhân vẫn hoạt động hoặc đã dừng hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đê điều nhưng chưa được tháo dỡ, giải tỏa.
Quảng Ninh: Xử lý tàu du lịch của Hải Phòng cung cấp dịch vụ không theo đúng cam kết

Quảng Ninh: Xử lý tàu du lịch của Hải Phòng cung cấp dịch vụ không theo đúng cam kết

Cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ninh và TP Hạ Long vào cuộc xác minh thông tin một tàu du lịch của TP Hải Phòng đã không cung cấp dịch vụ theo đúng cam kết cho khách hàng.
Đam Rông: Hoàn thành giải tỏa các trường hợp khai thác nước mặt trái phép trên đập nước sinh hoạt

Đam Rông: Hoàn thành giải tỏa các trường hợp khai thác nước mặt trái phép trên đập nước sinh hoạt

Đó là chỉ đạo của Bí thư Đảng ủy xã Rô Men trong việc, giải quyết các trường hợp khai thác nước mặt trái phép trên đập nước sinh hoạt thôn 2, tại hội nghị Đảng ủy xã.
Đắk Nông: Ngang nhiên xẻ đồi, khai thác đất nông nghiệp và lấp suối tại xã Đắk Sắk !

Đắk Nông: Ngang nhiên xẻ đồi, khai thác đất nông nghiệp và lấp suối tại xã Đắk Sắk !

Mới đây, theo phản ánh của người dân, tại thôn Đắk Hà, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông đang xảy ra tình trạng, múc đất nông nghiệp san lấp mặt bằng và lấp suối trái phép với diện tích khá lớn.
Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân của Hội Nông dân Việt Nam năm 2025

Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên, nông dân của Hội Nông dân Việt Nam năm 2025

Vừa qua, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, nông dân năm 2025 với 7 nội dung trọng tâm.
Mức hình phạt nào đang chờ Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục?

Mức hình phạt nào đang chờ Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục?

Theo TS.LS Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội Quang Linh Vlog và Hằng Du mục và đồng phạm có thể sẽ phải đối mặt với hình phạt thấp nhất là 2 năm tù, mức cao nhất là tù chung thân theo quy định tại điều 193 và 198 Bộ luật hình sự.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính