Thứ hai 30/12/2024 21:31Thứ hai 30/12/2024 21:31 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam (10/10)

Tâm - Tầm - Bản lĩnh - Đam mê nghề nghiệp tạo nên một luật sư giỏi

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 46/SL khai sinh ra nghề luật sư nhằm mục đích ban hành các quy định về luật sư và tổ chức luật sư đầu tiên ở nước Việt Nam độc lập. Ngày 14/01/2013, Đảng và Nhà nước ký quyết định lấy ngày 10/10 hằng năm làm ngày truyền thống Luật sư Việt Nam. Ngày này được lập ra để ghi nhận những đóng góp to lớn của đội ngũ luật sư cho đất nước trong nhiều năm qua.
Tâm - Tầm - Bản lĩnh - Đam mê nghề nghiệp tạo nên một luật sư giỏi
Tâm - Tầm - Bản lĩnh - Đam mê nghề nghiệp tạo nên một luật sư giỏi - Ảnh minh họa.

79 năm hình thành và phát triển, cùng nhìn lại và biểu dương, tuyên dương những thành tích đã đạt được của giới Luật sư Việt Nam. Mỗi Luật sư cũng cần phải tĩnh tâm, tự nhìn lại những trang sử vẻ vang của nghề Luật sư, đánh giá lại kết quả hoạt động của chính mình để tự hào, phát huy; đồng thời, tự nhận thức về hạn chế của mình để sớm khắc phục, không ngừng trau dồi về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, gương mẫu về tư cách, phẩm chất đạo đức, giữ được: Tâm - Tầm - Bản lĩnh - Đam mê nghề nghiệp. Qua đó, tự khẳng định mình, khẳng định vai trò vị trí của nghề Luật sư trong xã hội, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cách đây 79 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành thắng lợi trong cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, mở ra kỷ nguyên độc lập, thống nhất cho dân tộc Việt Nam. Với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Những thiết chế dân chủ đã được khởi dựng và từng bước hoàn thiện trên cơ sở kế thừa những giá trị lịch sử, truyền thống dân tộc cùng thành quả cách mạng.

Cách mạng Tháng Tám thành công, toàn Đảng, toàn dân; mọi giới, mọi ngành, mọi nghề tập trung vào công cuộc kháng chiến, xây dựng và bảo vệ đất nước. Hòa trong dòng chảy lịch sử, giới Luật sư Việt Nam khi đó đã có nhiều người tích cực tham gia cách mạng, tham gia kháng chiến, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nhiều Luật sư đã có những đóng góp to lớn được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận. Nhiều người trong số họ đã được giao giữ các chức vụ quan trọng như Luật sư Vũ Đình Hòe, Luật sư Phan Anh, Luật sư Vũ Trọng Khánh, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ,…

Năm 1959, Hiến pháp đầu tiên đưa nước ta lên xã hội chủ nghĩa tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng và nhà nước ta về việc đảm bảo quyền bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Điều 101 Hiến pháp quy định: “quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm”. Quan điểm này được xuyên suốt, phát triển đến Hiến pháp năm 1980 quy định tại Điều 133: “ Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Tổ chức Luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”. Hiến pháp năm 1992 quy định: “Tổ chức hành nghề Luật sư được thành lập để giúp bị cáo và các đương sự khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, đồng thời góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa”.

Hiện thực hóa công cuộc đổi mới của Đảng, năm 1987 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Tổ chức Luật sư. Từ đó các Tổ chức Luật sư chuyên nghiệp ra đời thay thế cho hình thức Bào chữa viên nhân dân. Cùng với sự vận động, phát triển của lịch sử, đòi hỏi từ thực tiễn xã hội. Năm 2001, Pháp lệnh Luật sư ra đời đưa chế định Luật sư của nước ta xích gần hơn với thông lệ quốc tế. Lần đầu tiên pháp luật nước ta phân định rõ Tổ chức hành nghề Luật sư với Đoàn Luật sư, theo hướng, vừa bảo đảm sự quản lý của Nhà nước đối với tổ chức và hành nghề Luật sư, vừa phát huy tính tự quản, tự chịu trách nhiệm của các Đoàn Luật sư. Sau 05 năm thi hành, pháp lệnh Luật sư 2001 đã góp phần tăng nhanh số lượng Luật sư trong toàn quốc. Trước yêu cầu của tình hình mới, đặc biệt là quyết tâm, yêu cầu sớm gia nhập WTO, tháng 06 năm 2006 Luật Luật sư được ban hành, đến nay chúng ta đã có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Luật sư năm 2012.

Hiến pháp năm 2013 quy định: Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa (Điều 31); Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm (Điều 103). Tháng 5 năm 2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập. Từ đây, nghề Luật sư đã chính thức có một tổ chức thống nhất trong toàn quốc. Từ khi thành lập đến nay, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã được kiện toàn, ổn định và phát huy hiệu quả, 63 tỉnh, thành phố trên cả nước đều đã có Đoàn Luật sư, với khoảng 18.000 Luật sư thành viên.

Truyền thống nghề Luật sư và thực tiễn nhiều năm qua cho thấy: Nghề Luật sư đã góp phần quan trọng trong việc dân chủ hóa hoạt động tố tụng, đóng góp quan trọng trong công cuộc Cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phát triển kinh tế - xã hội. Vị trí, vai trò của Luật sư trong đời sống pháp luật, trong xã hội tiếp tục được khẳng định, nâng cao; uy tín của Luật sư trước Đảng, Nhà nước được tăng cường; niềm tin của doanh nghiệp, tổ chức, người dân đã và tiếp tục được khẳng định. Những đóng góp của giới Luật sư Việt Nam mà đại diện là Liên Đoàn Luật sư Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận. Ngày 22/9/2014, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 102-KL-TW về hội quần chúng, trong đó nêu rõ: “Liên đoàn Luật sư Việt Nam được hưởng chế độ như các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp”.

Ngày 06/5/2022, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 136/TB-VPCP thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nêu: “Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có ý kiến kết luận như sau: Liên đoàn Luật sư Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, thực hiện nhiều nhiệm vụ chính trị, pháp lý được Đảng và Nhà nước giao, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực: (1) Góp ý, xây dựng chính sách, pháp luật; (2) Rà soát thủ tục hành chính; (3) Trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và các đối tượng khác theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý; (4) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và một số công tác xã hội khác. Các thành tích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam nói riêng, đội ngũ Luật sư nói chung được Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, đánh giá cao. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và biểu dương các thành tích mà đội ngũ Luật sư, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua”. Tuy nhiên, so với yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và xã hội, số lượng Luật sư, chất lượng dịch vụ của Luật sư chúng ta còn có nhiều hạn chế. Chúng ta còn thiếu các Luật sư có trình độ chuyên môn sâu trong các lĩnh vực kinh doanh, thương mại, hội nhập quốc tế thật sự tạo được thương hiệu đối với giới Luật sư quốc tế. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề của một số Luật sư chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu công việc.

Trong bước đường xây dựng và phát triển, hoạt động Luật sư của đã luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các vị lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Liên Đoàn Luật sư Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố; sự quan tâm, phối, kết hợp, giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và nhân dân trong quá trình hoạt động. Đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố, sự phối hợp của cơ quan tiến hành tố tụng các cấp, trách nhiệm cùng nhiệt huyết của Đoàn Luật sư các tỉnh, thành phố. Luật sư Việt Nam nói chung, quan hệ Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư Việt Nam nói riêng có được thành tích ngày hôm nay là do có sự đóng góp hết mình của các thế hệ Luật sư toàn quốc trong suốt 79 năm qua./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Sáng kiến của Việt Nam với ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh - 27/12

Sáng kiến của Việt Nam với ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh - 27/12

Ngày 27/12, lần đầu tiên, Liên Hợp Quốc (LHQ) tổ chức kỉ niệm Ngày quốc tế Phòng chống dịch bệnh - một sáng kiến của Việt Nam - nhằm kêu gọi sự ủng hộ của thế giới với tầm quan trọng của việc phòng ngừa và sẵn sàng hợp tác chống lại dịch bệnh.
Thanh tra Chính phủ “nhắc tên" Công ty Cổ phần Phát triển nông nghiệp GFS Việt Nam

Thanh tra Chính phủ “nhắc tên" Công ty Cổ phần Phát triển nông nghiệp GFS Việt Nam

Thanh tra Chính phủ có kết luận chỉ ra hạn chế, thiếu sót tại Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phân bón NPK xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, do Công ty Cổ phần Phát triển nông nghiệp GFS Việt Nam làm chủ đầu tư.
Lễ Giáng sinh không chỉ nghi thức tôn giáo còn là sự ấm áp của gia đình

Lễ Giáng sinh không chỉ nghi thức tôn giáo còn là sự ấm áp của gia đình

Lễ Giáng Sinh (còn được gọi là Noel, Christmas), một ngày lễ kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giêsu. Là một ngày lễ trọng của Kitô giáo, nó kết thúc mùa Mùa Vọng và bắt đầu mùa Giáng Sinh, ngoài ra đây cũng là một dịp để gia đình sum họp, tổ chức tiệc, trang trí nhà cửa tạo nên không khí ấm áp cho mùa lễ hội.
Kon Tum: Ngăn chặn thành công các đối tượng dùng vũ khí đi săn thú rừng

Kon Tum: Ngăn chặn thành công các đối tượng dùng vũ khí đi săn thú rừng

Ngày 24/12, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum cho biết, UBND huyện đã giao UBND xã Đăk Rơ Ông (huyện Tu Mơ Rông) thưởng nóng lực lượng công an xã vì có thành tích ngăn chặn nhóm người dùng vũ khí đi săn thú rừng.
Quảng Ninh: Tập trung khôi phục nuôi trồng thủy sản trên Huyện đảo Vân Đồn

Quảng Ninh: Tập trung khôi phục nuôi trồng thủy sản trên Huyện đảo Vân Đồn

Huyện Vân Đồn đã tập trung sắp xếp vùng nuôi trồng thủy sản giúp người dân nhanh chóng khôi phục lại khôi phục lại nghề nuôi biển.
Hai cánh rừng thiêng mang dấu ấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hai cánh rừng thiêng mang dấu ấn Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp gắn liền với những chiến công vang dội, những quyết định lịch sử làm thay đổi vận mệnh đất nước. Bên cạnh những trang sử hào hùng ấy, có hai cánh rừng mang đậm dấu ấn của vị tướng tài ba, không chỉ là chứng nhân lịch sử mà còn là biểu tượng của tinh thần cách mạng và ý chí quật cường của dân tộc: rừng Trần Hưng Đạo ở Cao Bằng và rừng Mường Phăng ở Điện Biên.
Đắk Nông: Phát hiện một người dân xây dựng nhà yến trên đất nông nghiệp

Đắk Nông: Phát hiện một người dân xây dựng nhà yến trên đất nông nghiệp

UBND xã Thuận Hà, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông vừa lập biên bản một người dân xây dựng 2 công trình trên đất nông nghiệp.
Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Cao Bằng: Nỗi buồn của những người nông dân trồng quýt

Nói đến quýt Cao Bằng phải kể đến quýt Trà Lĩnh. Quýt Trà Lĩnh được trồng nhiều tại các xã: Quang Hán, Lưu Ngọc, Cao Chương và thị trấn Hùng Quốc (huyện Trà Lĩnh cũ), nay thuộc huyện Trùng Khánh, trong đó xã Quang Hán được ví như “thủ phủ” của quýt Trà Lĩnh. Từ trồng quýt, người dân Quang Hán thu lợi vài trăm triệu mỗi năm. Nhưng vài năm trở lại đây, thay vào đó là nỗi buồn để lại khi 93 ha quýt xã Quang Hán bị thu hẹp từng năm, đến nay chỉ còn gần 2 ha, do cây quýt bị mắc bệnh đục thân, thối rễ làm cây chết trên diện rộng buộc người dân phải chặt bỏ hàng loạt.
Lấn chiếm đất nông nghiệp tại xã Nghi Kiều: Chính quyền xã cần vào cuộc tích cực

Lấn chiếm đất nông nghiệp tại xã Nghi Kiều: Chính quyền xã cần vào cuộc tích cực

Thời gian qua, tình trạng lấn chiếm đất nông nghiệp tại xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, chưa được chính quyền địa phương quan tâm, xử lý, đặc biệt liên quan đến cửa hàng vật liệu xây dựng Ánh Đào, đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Điều đáng nói, dù có chỉ đạo và kết luận từ các cấp có thẩm quyền, song đến nay chính quyền xã Nghi Kiều vẫn chưa có động thái xử lý dứt điểm vụ việc này.
Luật Đất đai 2024: Mở lối cho đất nông nghiệp đa mục đích

Luật Đất đai 2024: Mở lối cho đất nông nghiệp đa mục đích

Luật Đất đai 2024 cho phép sử dụng đất nông nghiệp đa mục đích, mở ra cơ hội phát triển kinh tế nông thôn, nhưng cũng đòi hỏi quản lý chặt chẽ để đảm bảo sử dụng đất hiệu quả và bền vững.
Nỗ lực dập tắt cháy rừng tại TP Hạ Long

Nỗ lực dập tắt cháy rừng tại TP Hạ Long

Đêm 17/12 đã xảy ra vụ cháy rừng, đến ngày 18/12 đám cháy vẫn tiếp tục cháy trên khu vực đồi phường Bãi Cháy, TP Hạ Long.
Huyện An Dương (Hải Phòng) chỉ đạo khắc phục vi phạm quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

Huyện An Dương (Hải Phòng) chỉ đạo khắc phục vi phạm quản lý, sử dụng đất nông nghiệp

UBND huyện An Dương (Hải Phòng) đã có văn bản chỉ đạo kiểm tra, rà soát các công trình vi phạm quản lý đất đai, vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn xã Hồng Thái sau phản ánh của Tạp chí Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính