Thứ ba 15/10/2024 19:19Thứ ba 15/10/2024 19:19 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Sự đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão số 3

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Công tác ứng phó, khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở,.. nên đã giảm thiểu được thiệt hại.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan báo cáo tại Hội nghị - Ảnh chinhphu.vn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan báo cáo tại Hội nghị - Ảnh: Cổng thông tin Chính phủ.

Sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị

Báo cáo tại Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng ngày 15/9, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan cho biết: Bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu sau bão đã gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản tại các địa phương.

Theo báo cáo của các địa phương, thống kê thiệt hại đến 7h ngày 15/9, đã có 348 người thiệt mạng, mất tích, đây là mất mát, tổn thất vô cùng lớn. Cùng với đó, sô người bị thương là 1.910 người; hư hỏng 231.413 ngôi nhà; 183.394 ha lúa, 44.071ha hoa màu, 23.661 ha cây ăn quả bị ngập úng, hư hại; 2.250 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 9.079 con gia súc và gần 2 triệu con gia cầm bị chết.

Lũ lớn, đặc biệt lớn vượt lịch sử xuất hiện trên nhiều tuyến sông và gây ra 305 sự cố, uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn hệ thống đê điều.

Theo Bộ trưởng, bài học kinh nghiệm rút ra được sau cơn bão số 3 đầu tiên phải kể đến là công tác ứng phó, khắc phục hậu quả bão, mưa lũ được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt từ sớm từ xa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và cộng đồng, các lực lượng, đặc biệt là lực lượng quân đội, công an, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai ở cơ sở,.. nên đã giảm thiểu được thiệt hại.

Công tác thông tin, truyền thông, cảnh báo, dự báo được đưa ra bằng những hình ảnh minh hoạ dễ hiểu thể hiện tác động cho từng đối tương (nhà ở, cây xanh, tàu thuyền,…) để nâng cao nhận thức của người dân và chính quyền, hiểu biết về mức độ tàn phá của bão lũ, nhằm khắc phục tư tưởng chủ quan trong ứng phó.

Việc vận dụng linh hoạt phương châm "4 tại chỗ" phù hợp với đặc điểm của các hộ dân cư và địa phương, đồng thời phát huy vai trò lực lượng xung kích cơ sở là hết sức cần thiết, cùng với vai trò của người đứng đầu có ý nghĩa quyết định trong giảm thiểu thiệt hại do thiên tai trên địa bàn, nhất là đối với khu vực miền núi có địa hình dễ bị chia cắt.

"Chính quyền các cấp và người dân chủ động trong ứng phó, phát hiện nguy cơ và kịp thời di dời, sơ tán khỏi các khu vực nguy cơ sạt lở đất, lũ quét đã giúp giảm thiểu thiệt hại về người. Điển hình như Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã phát hiện và vận động cả thôn 115 người sơ tán đến nơi an toàn, tránh được thiệt hại do sạt lở đất; 142 giáo viên và học sinh trường Mường Hum, huyện Bát Xát đã sơ tán đến nơi an toàn trước khi cả quả đồi sạt xuống", Bộ trưởng dẫn chứng.

Thêm vào đó, Bộ trưởng cho rằng: Công tác phối hợp chỉ đạo, điều phối liên ngành là yếu tố quan trọng trong công tác phòng, chống thiên tai, trong đó cần xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quy trình thực hiện trong tổ chức chỉ đạo, nhất là tình huống khẩn cấp cần xử lý ngay. Nguồn lực tổng hợp từ trung ương, địa phương, các tổ chức, cá nhân, trong nước và nước ngoài trong công tác khắc phục hậu quả để sớm ổn định đời sống, phục hồi sản xuất….

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão và thăm hỏi nhân dân vùng lụt, bão tại Tuyên Quang Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão và thăm hỏi nhân dân vùng lụt, bão tại Tuyên Quang

Chiều 12/9/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão và thăm hỏi nhân dân tại ...

Tổ chức các tổ công tác nhanh, gọn, kịp thời, hiệu quả ứng phó thiên tai sau bão Tổ chức các tổ công tác nhanh, gọn, kịp thời, hiệu quả ứng phó thiên tai sau bão

Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục về các địa phương để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, ...

Không chủ quan, lơ là sau khi lũ rút

Để sớm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất sau bão lũ, đồng thời có giải pháp căn cơ lâu dài, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng: Trước mắt, đối với vùng đồng bằng, ven biển cần tập trung chống lũ, đảm bảo an toàn đê điều sông Hồng - Thái Bình và khắc phục ngay các sự cố trên các tuyến đê sau lũ vì hiện nay, lũ trên các triền sông vẫn ở mức rất cao (báo động 3, trên báo động 3), uy hiếp đến an toàn hệ thống đê điều; các địa phương cần tiếp tục triển khai công tác hộ đê, xử lý kịp thời các sự cố đê.

"Chúng ta tránh tình trạng chủ quan, lơ là vì khi lũ rút cũng sẽ phát sinh rất nhiều sự cố gây mất an toàn đê. Sau khi lũ rút, tập trung xử lý các sự cố đê điều để đảm bảo an toàn chống lũ", Bộ trưởng đề nghị.

Các địa phương, các lực lượng liên quan cần khẩn trương khắc phục hậu quả do bão gây ra; đảm bảo cung cấp, hỗ trợ đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, tuyệt đối không để người dân bị đói, rét; huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

Vận hành các trạm bơm và hệ thống công trình thuỷ lợi để tiêu úng cứu diện tích lúa và hoa mầu bị ngập; chuẩn bị sẵn sàng nguồn giống để khôi phục sản xuất ngay sau bão. Tập trung khắc phục sớm sự cố hệ thống lưới điện, thông tin,...

Đối với khu vực miền núi phía Bắc, Bộ trưởng đề nghị các lực lượng tập trung lực lượng tìm kiếm người mất tích tại sự cố cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và mất tích do lũ, lũ quét, sạt lở đất (Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng,…); Rà soát, sẵn sàng sơ tán người dân tại khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn bởi nguy cơ cao có thể xảy ra sạt lở sau thời gian mưa lớn kéo dài, đất bão hoà nước.

Các địa phương cần tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông.

"Khẩn trương rà soát, sửa đổi các bất cập trong Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình (thời gian mùa lũ, quy định về tích nước sớm, quy định, quy trình trong tình huống khẩn cấp). Củng cố, nâng cấp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, xây dựng hệ thống cảnh báo xả lũ hồ chứa. Vận hành hiệu quả, an toàn công trình hồ chứa và vùng hạ du, nhất là các hồ chứa quan trọng đặc biệt: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang theo quy định", Bộ trưởng nói.

Các địa phương cần sắp xếp, di dời người dân vùng có nguy cơ cao thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt sâu khu vực miền núi đến nơi an toàn; xây dựng công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực trọng điểm, xung yếu; xây dựng, lắp đặt các trạm cảnh báo lũ quét tự động tại những vùng có nguy cơ cao xảy ra lũ quét; Rà soát, bố trí sắp xếp, di dời người dân vùng có nguy cơ cao thiên tai, nhất là sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi đến nơi an toàn, đồng thời tạo sinh kế bền vững cho người dân ở nơi ở mới.

Tu bổ, nâng cấp hệ thống đê điều, hồ chứa thuỷ lợi, nhất là các sự cố, công trình đê điều bị sự cố, xung yếu, bị thiệt hại trong đợt mưa lũ; củng cố, nâng cấp các tuyến đê sông, đê biển đảm bảo chống chịu được với các trận bão rất mạnh như bão số 3, lũ trên sông vượt lịch sử; Bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông theo quy định của Luật Đê điều và Nghị Quyết 24-NQ/TW Ban Chấp hành trung ương ngày 3/6/2013 là bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông, trước hết cho sông Hồng, sông Cửu Long, sông Cầu và các sông lớn khác.

Quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng lấn chiếm lòng sông, suối, bạt sườn dốc làm gia tăng rủi ro thiên tai; Rà soát quy định về việc để người trên các tàu vận tải (nhất là tàu pha sông biển) trong các tình huống bão rất mạnh như bão số 3 để đảm bảo an toàn cho người trên phương tiện.

Mở rộng khẩu độ thoát lũ các công trình qua sông, suối không đảm bảo khả năng thoát lũ; thanh thải vật cản dòng chảy trên sông, suối để phòng ngừa nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét; Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên, phòng hộ; Tăng cường công tác thông tin truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Về lâu dài, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị cần thực hiện nghiêm Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn; Chiến lược phòng, chống thiên tai quốc gia, Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia,...

Trong đó, cần tăng cường dự báo, cảnh báo, giảm thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, trong đó tập trung nâng cao chất lượng công tác dự báo mưa định lượng mưa phục vụ cảnh bảo lũ quét, sạt lở đất; lập bản đồ cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp thôn, bản.

Bài liên quan

[Longform] Đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu

[Longform] Đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế toàn cầu, việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu. Những năm qua, nước ta đã có bước chuyển mới hướng tới một nền kinh tế xanh trong đó có việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ để bảo đảm bền vững các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường.
Gần 90 tấn hạt giống "tiếp sức" cho đồng ruộng Lào Cai

Gần 90 tấn hạt giống "tiếp sức" cho đồng ruộng Lào Cai

Gần 90 tấn hạt giống các loại và 150 tỷ đồng đã được Chính phủ hỗ trợ cho tỉnh Lào Cai để khôi phục sản xuất nông nghiệp và khắc phục thiệt hại sau do bão số 3 gây ra.
2.000 con gà giống đến với bà con xã Lương Thông (Cao Bằng) sau bão số 3

2.000 con gà giống đến với bà con xã Lương Thông (Cao Bằng) sau bão số 3

Ngày 1/10, Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam đã trao tặng 2.000 con gà giống cùng nhiều phần quà cho bà con xã Lương Thông, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, giúp người dân khắc phục hậu quả sau bão số 3 và ổn định cuộc sống.
Hà Nội tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả bão số 3

Hà Nội tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản, Hà Nội đã triển khai 2.566 tỷ đồng để hỗ trợ và khắc phục hậu quả, đồng thời đề xuất các giải pháp ứng phó thiên tai dài hạn.
Hà Nội phục hồi, phát triển sản xuất nông nghiệp sau bão

Hà Nội phục hồi, phát triển sản xuất nông nghiệp sau bão

Ngày 19/9, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về Kế hoạch khắc phục hậu quả, phục hồi sản xuất nông nghiệp sau cơn bão số 3; tăng cường hoạt động kết nối cung cầu, đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn thị trường đến cuối năm 2024 và phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Hà Giang gần 1.200 ha lúa, 469 ha ngô, 149 ha cây hoa màu bị thiệt hại do bão số 3

Hà Giang gần 1.200 ha lúa, 469 ha ngô, 149 ha cây hoa màu bị thiệt hại do bão số 3

Ngày 19/9, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) Trần Thanh Nam dẫn đầu đoàn công tác thăm và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 3 tại tỉnh Hà Giang.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hướng tới mục tiêu "nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh" *

Hướng tới mục tiêu "nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh" *

Ngày 12/10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới dự và có bài phát biểu nhân dịp Khai giảng năm học mới 2024-2025 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp Hữu Cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của đồng chí Tô Lâm.
Quảng Ninh: 164 hộ đầu tiên ở TX Quảng Yên được giao khu vực nuôi trồng thủy sản

Quảng Ninh: 164 hộ đầu tiên ở TX Quảng Yên được giao khu vực nuôi trồng thủy sản

Ngày 13/10, TX Quảng Yên tổ chức hội nghị trao quyết định giao khu vực nuôi trồng thủy sản cho 164 hộ đầu tiên ở xã Hoàng Tân và phường Phong Hải. Mỗi hộ nuôi trồng thủy sản được giao diện tích 0,6ha kèm theo vị trí, sơ đồ khu vực biển nuôi trồng thủy sản nằm trong quy hoạch.
Đắk Nông: Mở lớp dạy nghề cho nông dân theo Chương trình mục tiêu quốc gia

Đắk Nông: Mở lớp dạy nghề cho nông dân theo Chương trình mục tiêu quốc gia

Ngày 12/10, Trung tâm GDNN-GDTX huyện Đắk Song ( Đắk Nông ) tổ chức Lễ bế giảng lớp sơ cấp nghề “Nuôi và phòng trị bệnh cho bò và dê” tại xã Nâm N’Jang. Dự Lễ bế giảng có lãnh đạo Ban giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX huyện, lãnh đạo UBND xã Nâm N’Jang cùng 21 học viên là nông dân ở xã Nâm N’Jang.
TP.HCM tích cực hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024

TP.HCM tích cực hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024

Căn cứ Kế hoạch số 5208/KH-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đang tích cực đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
TX Kinh Môn (Hải Dương): Hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất sau bão số 3

TX Kinh Môn (Hải Dương): Hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất sau bão số 3

UBND TX Kinh Môn khẩn trương thực hiện các thủ tục hỗ trợ nông dân địa phương khôi phục sản xuất sau bão số 3 (bão Yagi).
Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Hoa Dã Quỳ - Núi lửa Chư Đăng Ya năm 2024

Kế hoạch tổ chức Tuần lễ Hoa Dã Quỳ - Núi lửa Chư Đăng Ya năm 2024

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 2344/KH-UBND về việc tổ chức Tuần lễ Hoa Dã Quỳ - Núi lửa Chư Đăng Ya năm 2024.
[Longform] Đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu

[Longform] Đầu tư phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế toàn cầu, việc đầu tư cho phát triển nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu. Những năm qua, nước ta đã có bước chuyển mới hướng tới một nền kinh tế xanh trong đó có việc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hữu cơ để bảo đảm bền vững các trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường.
Hải Phòng: Hàng nghìn ha rừng có nguy cơ hỏa hoạn

Hải Phòng: Hàng nghìn ha rừng có nguy cơ hỏa hoạn

Sau cơn bão số 3, TP. Hải phòng có hơn 7 nghìn ha rừng bị thiệt hại, những cây gỗ và cành, lá rụng tại các khu rừng đã trở thành vật liệu dễ cháy làm cho nguy cơ hỏa hoạn tăng cao.
Thái Bình: Biểu dương 15 hội viên nông dân tiêu biểu trong tích tụ đất đai giai đoạn 2021 - 2024

Thái Bình: Biểu dương 15 hội viên nông dân tiêu biểu trong tích tụ đất đai giai đoạn 2021 - 2024

Sáng 10/10, Hội Nông dân tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị biểu dương hội viên nông dân tiêu biểu trong tích tụ đất đai giai đoạn 2021 - 2024.
RON 95 tăng hơn 1.200 đồng/lít

RON 95 tăng hơn 1.200 đồng/lít

Giá xăng dầu tăng mạnh từ 15h chiều nay (10/10), xăng RON 95 vượt mốc 21.000 đồng/lít.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp tặng 576 quả phao nhựa HDPE cho các hộ dân

Quảng Ninh: Doanh nghiệp tặng 576 quả phao nhựa HDPE cho các hộ dân

Tại huyện Vân Đồn một doanh nghiệp đã trao tặng 576 quả phao nhựa HDPE cho 2 xã đảo để hỗ trợ người dân là hội viên phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Thái Bình: Tập trung thu hoạch lúa mùa, chuẩn bị sản xuất vụ đông

Thái Bình: Tập trung thu hoạch lúa mùa, chuẩn bị sản xuất vụ đông

Tỉnh Thái Bình tập trung thu hoạch vụ lúa mùa, chuẩn bị cho vụ lúa đông sau bão số 3 (YAGI).
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính