Thứ năm 20/02/2025 18:16Thứ năm 20/02/2025 18:16 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum khảo sát các điểm du lịch của huyện Tu Mơ Rông

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Ngày 13/2, ông Nguyễn Đức Tuy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum cùng đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát các điểm du lịch trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông và làm việc với địa phương về các giải pháp nâng tầm du lịch, giúp người dân thoát nghèo.
Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum khảo sát các điểm du lịch của huyện Tu Mơ Rông
Ông Nguyễn Đức Tuy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum cùng đoàn công tác đã trực tiếp khảo sát các điểm du lịch trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông và làm việc với địa phương về các giải pháp nâng tầm du lịch, giúp người dân thoát nghèo

Theo đó, đoàn công tác đã trực tiếp lội bộ trên con đường mòn xuyên rừng dài khoảng 4km nối từ thác Tea Prông (thôn Tân Ba, xã Tê Xăng) đến khu vườn dâu của Hợp tác xã dược liệu và du lịch Forest stay (thôn Đăk Chum 1, xã Tu Mơ Rông). Đây là sản phẩm du lịch Khám phá tuyến đi bộ xuyên rừng, xuyên thác mà UBND huyện Tu Mơ Rông đang khảo sát để đưa vào phục vụ khách trong thời gian tới.

Trực tiếp thuyết minh dự án với đoàn công tác, ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho biết, tham gia hoạt động du lịch này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thác nước tuyệt đẹp, những cánh rừng cổ thụ ngút ngàn; những vườn dâu đỏ rực, vườn sâm Ngọc Linh rộng lớn và được nghỉ ngơi trên những căn nhà rẫy xinh xắn. Hoạt động này cũng sẽ mang lại cho du khách cảm giác thư giãn, có những giây phút trải nghiệm đáng nhớ bên người thân khi cùng nhau khám phá vẻ đẹp thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong làng của núi rừng và tự tay chọn lựa những loại dược liệu, hoa quả quý để chăm sóc sức khỏe.

Đoàn công tác cũng đã thăm, lắng nghe câu chuyện người dân Làng Tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng) tất bật đón khách du lịch sau 1 tháng được tỉnh công nhận là Làng du lịch cộng đồng. Ông Nguyễn Đức Tuy, Phó Bí thư Tỉnh ủy nói ông rất vui khi thấy đồng bào Xơ Đăng nơi có cuộc sống ổn định hơn trước; đồng thời định hướng huyện Tu Mơ Rông cần có nhiều hoạt động đầu tư vào làng để giúp người dân có thêm điều kiện đón khách, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Thông tin thêm với đoàn, ông Võ Trung Mạnh, cho biết, hiện nay, để giúp ngôi làng có thêm nhiều sản phẩm thu hút khách, ngoài việc đã trồng hoa hồng Bulgaria, huyện đang tổ chức trồng hơn 1.500 cây hoa anh đào tại làng, kỳ vọng biến nơi đây thành làng du lịch có nhiều hoa anh đào và hoa hồng Bulgaria lớn nhất Tây Nguyên. Cứ đến mùa hoa, Tu Thó sẽ bao phủ trong những gam màu hồng và mùi thơm ngào ngạt của hoa hồng, hoa anh đào. Còn người dân sẽ có thêm nguồn thu bán hoa hồng để làm nước hoa, mỹ phẩm bên cạnh phục vụ du lịch.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum khảo sát các điểm du lịch của huyện Tu Mơ Rông
Đoàn công tác đã trực tiếp lội bộ trên con đường mòn xuyên rừng dài khoảng 4km nối từ thác Tea Prông (thôn Tân Ba, xã Tê Xăng) đến khu vườn dâu của Hợp tác xã dược liệu và du lịch Forest stay (thôn Đăk Chum 1, xã Tu Mơ Rông)

Dịp này, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Kon Tum đã trực tiếp trồng những cây hoa anh đào cổ thụ trong dự án trồng 1.500 cây hoa anh đào tại làng, nhằm “tiếp sức” cho Làng Du lịch cộng đồng Tu Thó xây dựng cảnh quan phát triển du lịch.

Sau chuyến khảo sát, cùng ngày, đoàn công tác trực tiếp làm việc với huyện Tu Mơ Rông về các giải pháp để nâng tầm du lịch địa phương này.

Ông Võ Trung Mạnh cho biết, huyện xác định du lịch là một trong các hướng phát triển để giúp đồng bào Xơ Đăng thoát nghèo. Những năm qua, huyện đã triển khai nhiều hoạt động để phát triển du lịch như đầu tư hạ tầng du lịch; đào tạo nhân lực chất lượng cao; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng gắn với thế mạnh của địa phương; hợp tác với Sở VH-TT-DL và Cục Du lịch để quảng bá tiềm năng du lịch …

Nhờ đó, hơn 4 năm trước, từ chỗ du lịch chỉ ở dạng tiềm năng, chưa được du khách biết đến, nay du lịch Tu Mơ Rông đã có bước phát triển. Trong đó, đã hình thành các sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ, được du khách yêu mến như du lịch dã ngoại, du lịch tham quan thác, ngắm vườn quốc bảo sâm Ngọc Linh lớn nhất thế giới. Trên địa bàn huyện, đã hình thành các điểm du lịch, tham quan hút khách nằm ở các xã Đăk Na, Tê Xăng, Măng Ry, Tu Mơ Rông. Thông qua du lịch, văn hoá đồng bào Xơ Đăng được bảo tồn, đồng bào Xơ Đăng có thêm nguồn thu, nhiều hộ thoát nghèo.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum khảo sát các điểm du lịch của huyện Tu Mơ Rông
Ông Võ Trung Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông Trực tiếp thuyết minh dự án với đoàn công tác

Bà Bạch Thị Mân, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL Kon Tum cho biết, huyện Tu Mơ Rông có tiềm năng du lịch và thời gian qua, thương hiệu du lịch của huyện được nhiều du khách biết đến, chọn làm nơi nghỉ dưỡng, tham quan, trải nghiệm. Như dịp tết Nguyên Đán vừa qua, ngoài Măng Đen, các địa phương khác cũng thu hút đông khách, trong đó có Tu Mơ Rông. Đây là sự nỗ lực của địa phương trong việc thúc đẩy phát triển du lịch gắn bảo tồn văn hoá, nâng cao thu nhập cho đồng bào Xơ Đăng.

Cũng theo bà Bạch Thị Mân, năm nay, tỉnh đặt mục tiêu đón 3 triệu lượt khách. Nền du lịch tỉnh cũng đang xây dựng hình ảnh là điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách. Do đó, trong thời gian tới, để đạt mục tiêu trên và giúp đồng bào thoát nghèo nhờ du lịch, huyện Tu Mơ Rông cần nỗ lực xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách. Riêng sở sẽ tập trung hỗ trợ huyện trong việc quảng bá tiềm năng du lịch; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhân lực phục vụ du lịch; kết nối các đơn vị lữ hành đến địa bàn khai thác tour du lịch.

Ông Nguyễn Đức Tuy, Phó Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum, cho biết, qua khảo sát thực tiễn, có thể khẳng định, Tu Mơ Rông sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Ngành du lịch huyện đã xây dựng được nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, nhất là mô hình du lịch vườn sâm Ngọc Linh; du lịch trải nghiệm; du lịch dã ngoại; tham quan di tích. Các hoạt động du lịch đã giúp đồng bào Xơ Đăng có nguồn thu từ việc bán dược liệu quý; nền văn hóa đặc sắc của đồng bào Xơ Đăng được bảo tồn rộng khắp.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Tuy cũng đánh giá, dù có những bước chuyển mình nhưng du lịch Tu Mơ Rông vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm năng mà vùng đất đang sở hữu.

Đó là các điểm du lịch còn ít; hạ tầng giao thông, du lịch đã xuống cấp, gây khó khăn trong thu hút đầu tư du lịch; thiếu cơ sở lưu trú; chưa hình thành mối liên kết du lịch chặt chẽ với Măng Đen và các khu vực lân cận để tạo thành chuỗi du lịch xuyên vùng. Đây là “nút thắt” huyện cần tập trung tháo gỡ để giúp nền du lịch bứt phá.

Ông Nguyễn Đức Tuy cũng định hướng các giải pháp để địa phương triển khai nhằm nâng tầm ngành du lịch Tu Mơ Rông trong thời gian tới. Đó là tăng cường truyền thông tiềm năng du lịch, qua đó kêu gọi nhà đầu tư chiến lực, có tiềm lực, tâm huyết để vào địa bàn đầu tư du lịch.

Bên cạnh đó, huyện cần tiếp tục xây dựng thêm các loại hình du lịch độc đáo khác bên cạnh những loại hình đã và đang khai thác, nhằm tạo sự đa dạng, giúp du khách có nhiều sự lựa chọn khi đến địa bàn. Trong đó, có thể xây dựng thêm sản phẩm du lịch “cây sâm nhà tôi”, để người dân có sâm vừa quảng bá được đặc sản địa phương, vừa thu hút khách, nâng cao thu nhập.

Ngoài ra, huyện cần xây dựng, nhân rộng đội ngũ phục vụ du lịch chuyên nghiệp, để khách được phục vụ chu đáo, góp phần củng cố thương hiệu là điểm đến an toàn, thân thiện, mến khách. Đặc biệt, cần xây dựng chuỗi liên kết du lịch liên vùng với Măng Đen và các vùng lân cận, nhằm tận dụng ưu thế du lịch của mỗi vùng, qua đó cùng thúc đẩy phát triển du lịch.

Ông Nguyễn Đức Tuy cũng nhấn mạnh, phát triển du lịch phải gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường rừng và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đồng bào các dân tộc Xơ Đăng bản địa. Do đó, huyện cần tập trung bảo vệ, phát triển rừng; xây dựng các chuỗi liên kết để người dân tham gia các hoạt động du lịch, giúp đồng bào hưởng lợi thực sự từ du lịch./.

Bài liên quan

Kon Tum: Tập trung phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2025

Kon Tum: Tập trung phát triển các hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2025

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo về việc, tiếp tục thực hiện củng cố và phát triển các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong năm 2025.
Kon Tum: Kinh doanh vật tư nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt không đảm bảo chất lượng còn diễn biến phức tạp

Kon Tum: Kinh doanh vật tư nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt không đảm bảo chất lượng còn diễn biến phức tạp

Để tăng cường công tác quản lý nhà chất lượng về vật tư nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt, UBND tỉnh Kon Tum có Chỉ thị về quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn.
Kon Tum: Cấp phát miễn phí cây giống sâm Ngọc Linh cho hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế

Kon Tum: Cấp phát miễn phí cây giống sâm Ngọc Linh cho hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với UBND xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) vừa cấp phát miễn phí 3.320 cây sâm giống Ngọc Linh cho hộ nghèo, cận nghèo phát triển kinh tế.
Kon Tum: Ủng hộ kinh phí làm du lịch, bảo tồn văn hóa đồng bào Xơ Đăng

Kon Tum: Ủng hộ kinh phí làm du lịch, bảo tồn văn hóa đồng bào Xơ Đăng

Ông Võ Trung Mạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thông tin báo chí về nội dung cán bộ, giáo viên, người dân, doanh nghiệp ủng hộ hàng trăm triệu đồng giúp người dân sinh sống tại Dự án bố trí ổn định dân cư tập trung thôn Mô Pả (xã Đăk Hà) làm du lịch, bảo tồn văn hóa đồng bào Xơ Đăng.
Kon Tum: Xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông tổ chức Lễ ra quân đầu Xuân Ất tỵ 2025

Kon Tum: Xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông tổ chức Lễ ra quân đầu Xuân Ất tỵ 2025

Ngày 6/2 tại thôn Mô Pả, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã tổ chức Lễ ra quân đầu xuân Ất Tỵ 2025, thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Đây là hoạt động quan trọng, thể hiện quyết tâm của chính quyền và nhân dân địa phương trong việc xây dựng quê hương ngày càng phát triển, văn minh.
Kon Tum: Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã

Kon Tum: Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã

UBND tỉnh Kon Tum vừa chỉ đạo việc, thực thi pháp luật, tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã trên địa bàn tỉnh.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Ông Đỗ Đức Duy trở thành Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Ông Đỗ Đức Duy trở thành Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Đỗ Đức Duy làm Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, nhiệm kỳ 2021-2026.
Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Quế Ba Chẽ tặng hơn 150.000 cây quế giống cho người dân

Quảng Ninh: Công ty TNHH MTV Quế Ba Chẽ tặng hơn 150.000 cây quế giống cho người dân

Công ty TNHH MTV Quế Ba Chẽ đã tổ chức trao tặng miễn phí cây quế giống cho 18 hộ dân xã Đồn Đạc. Huyện Ba chẽ.
Quảng Ninh: Triển khai các giải pháp chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp

Quảng Ninh: Triển khai các giải pháp chuyển đổi số cho ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp Quảng Ninh hiện tích cực triển khai các giải pháp, ứng dụng chuyển đổi số từ quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, góp phần quan trọng cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Lễ hội Cầu Ngư: Nét đẹp truyền thống của người dân vùng biển Đà Nẵng

Lễ hội Cầu Ngư: Nét đẹp truyền thống của người dân vùng biển Đà Nẵng

Sáng 17/2, Lễ hội Cầu Ngư truyền thống quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng đã diễn ra trong không khí trang trọng và sôi nổi. Đây là dịp quan trọng để ngư dân địa phương bày tỏ lòng biết ơn và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, cá bạc đầy khoang.
Khánh Hòa hướng đến du lịch xanh năm 2025

Khánh Hòa hướng đến du lịch xanh năm 2025

Sáng 17/2, Sở Du lịch Khánh Hòa tổ chức Hội nghị gặp mặt các doanh nghiệp du lịch năm 2025 nhằm đánh giá những kết quả nổi bật của ngành du lịch trong năm 2024, đồng thời xác định các nhiệm vụ trọng tâm cho năm 2025, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và mở rộng thị trường quốc tế.
Tăng trưởng hai con số tại sao không?

Tăng trưởng hai con số tại sao không?

Thủ tướng Chính phủ trong kỳ họp thường kỳ đã khẳng định: Việt Nam có thể đạt tăng trưởng hai con số nếu gỡ được điểm nghẽn thể chế. Tăng trưởng hai con số là mục tiêu đầy khó khăn nhưng không phải là không thể đạt được nếu chúng ta có những căn cứ vững chắc và hành động quyết liệt. Dưới đây là một số yếu tố có thể giúp chúng ta tin tưởng vào khả năng đạt được mục tiêu này.
Đắk Nông: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa năm 2025

Đắk Nông: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa năm 2025

Việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi lúa nhằm mục đích sử dụng hiệu quả diện tích đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng diện tích đất trồng lúa.
Đắk Lắk: Tổ chức Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4 - năm 2025

Đắk Lắk: Tổ chức Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4 - năm 2025

Hướng đến Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 – năm 2025, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk sẽ tổ chức chuỗi hoạt động đặc sắc nhằm giới thiệu văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch của địa phương. Nổi bật trong đó là Hội đua thuyền độc mộc, tôn vinh giá trị văn hóa lâu đời của đồng bào Tây Nguyên.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (trên cơ sở hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường) sẽ có 45 chức năng, nhiệm vụ và 30 đầu mối trực thuộc.
Lễ Tịch điền: Nét đẹp văn hóa cổ truyền của nền văn minh lúa nước

Lễ Tịch điền: Nét đẹp văn hóa cổ truyền của nền văn minh lúa nước

Lễ Tịch Điền là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời và quan trọng của người Việt Nam, mang đậm nét văn hóa đó là lòng biết ơn đối với tổ tiên và các vị thần đã ban cho mùa màng bội thu. Lễ hội này thường được tổ chức vào mùa xuân, khi tiết trời ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc, báo hiệu một năm mới với nhiều hy vọng và thành công.
Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh

Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh

Ngày 15/2, tại Quảng Ninh, Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng đã kiểm tra, nắm tình hình công tác quản lý cửa khẩu, đối ngoại tại BĐBP Quảng Ninh.
Múa Xòe Thái: Vũ điệu kết nối cộng đồng, biểu trưng văn hóa Tây Bắc

Múa Xòe Thái: Vũ điệu kết nối cộng đồng, biểu trưng văn hóa Tây Bắc

Múa Xòe là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào dân tộc Thái ở vùng Tây Bắc. Không chỉ là những động tác múa uyển chuyển, nhịp nhàng, Xòe còn là biểu tượng của sự đoàn kết, tình yêu cuộc sống, tình yêu đôi lứa và lòng biết ơn đối với trời đất. Xòe không chỉ được trình diễn trong các dịp lễ hội, cưới hỏi mà còn trong cả những sinh hoạt đời thường, trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người Thái.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính