Thứ sáu 11/07/2025 19:04Thứ sáu 11/07/2025 19:04 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Năm mới nói chuyện cũ

Những năm Tỵ trong lịch sử Việt Nam

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tỵ (巳) là một trong số 12 chi của Địa chi, thông thường được coi là địa chi thứ sáu. Đứng trước nó là Thìn, đứng sau nó là Ngọ. Để tiện ghi nhớ hoặc là do sự giao thoa văn hóa nên mỗi địa chi được ghép với một trong 12 con giáp. Tỵ tương ứng với rắn. Những năm Tỵ trong sử Việt cũng khá nhiều sự kiện.
Những năm Tỵ trong lịch sử Việt Nam
Ảnh minh họa.

Năm Tân Tỵ (381), Thái thú Giao Châu là Đỗ Viện chém được Lý Tốn, trong xứ Giao Chỉ lại được yên. Đỗ Viện được thăng làm thứ sử Giao Châu. (Đỗ Viện là người Châu Diên, xứ Giao Chỉ. Sách Giao Chỉ chí chép nhân vật Đỗ Viện vào mục nhân vật nước ta, xếp sau Sĩ Nhiếp).

Năm Kỉ Tỵ (549), Triệu Việt Vương ở căn cứ đầm Dạ Trạch, bị quân Lương bao vây. Mãi mà vẫn không thấy lui quân, mới đốt hương cầu đảo, khẩn thiết kinh cáo với trời đất thần kỳ, thế rồi có điềm lành được mũ đâu mâu móng rồng dùng để đánh giặc. Từ đó khí thế quân lừng lẫy, đến đâu không ai địch nỗi (tục truyền rằng thần nhân trong đầm là Chử Đồng Tử bấy giờ cưỡi rồng vàng từ trên trời xuống, rút móng rồng trao cho vua, bảo gài lên mũ đâu mâu mà đánh giặc).

Năm Ất Tỵ (945), Khi Ngô Quyền mất, uỷ thác con trưởng Ngô Xương Ngập cho Dương Tam Kha. Nhưng Kha không lại phế cháu (cháu gọi bằng cậu), tự lập mình làm vua, xưng Dương Bình Vương. Ngô Xương Ngập chạy về nhà một hào trưởng Phạm Lệnh Công ở làng Trà Hương - Nam Sách (Hải Dương). Phạm Lệnh Công che chở cho Ngô Xương Ngập, đã ba lần đưa Ngô Xương Ngập vào rừng núi Hun Sơn đào mà trú ẩn.

Năm Kỉ Tỵ (969), Đinh Tiên Hoàng phong cho con trưởng Đinh Liễn, chức Nam Việt Vương; khẳng định uy quyền hoàng đế của một quốc gia độc lập. Năm Tân Tỵ (981), Sau khi nhà Tiền Lê của nước Đại Cồ Việt được thành lập, Tống không ngừng đe dọa xâm lược, bắt phải thuần phục.C uối năm 980, Tống chia quân làm nhiều mũi tiến đánh.

Đầu năm 981, sau một thời gian tổ chức kháng chiến, quân dân Đại Cồ Việt dưới sự chỉ huy của Lê Hoàn, phá tan được thủy quân giặc, do Lưu Trừng cầm đầu ở sông Bạch Đằng, đánh thắng lớn ở Bình Lỗ (vùng huyện Sóc Sơn, ngoại thành Hà Nội), giết chết tướng giặc là Hầu Nhân Bảo, phá tan giặc ở Tây Kết (vùng Hiệp Hòa, Việt Yên, Bắc Giang), đuổi Trần Khâm Tộ chạy dài, bắt sống tướng giặc là Triệu Phục Hưng và Quách Quân Biện đem về giam tại Hoa Lư. Quân Tống bị đại bại, nhà Tống ra lệnh bãi binh. Quân dân Đại Cồ Việt giành thắng lợi rực rỡ. Năm Quí Tỵ (993), Nhà Tống sai Vương Thế Tắc và Lý Cư Giản đem sách thư sang phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ Quận Vương.

Năm Ất Tỵ (1005), Lê Hoàn mất, các hoàng tử tranh ngôi, đánh nhau 8 tháng, trong nước không có chủ. Tranh giành quyền hành xảy ra giữa thái tử Long Việt và hoàng tử thứ hai Đông Thành vương Lê Ngân Tích (Long Ngân), là người lớn nhất trong số các anh em còn lại. Tháng 10 năm 1005, Long Ngân thua chạy đến châu Thạch Hà (Hà Tĩnh) thì bị người bản địa giết chết, cục diện kết thúc.

Năm Đinh Tỵ (1017), Lý Thái Tổ xuống chiếu xá tô ruộng cho thiên hạ. Năm Kỉ Tỵ (1029), Lý Thái Tông gả công chúa Bình Dương cho châu mục Châu Lạng, là Thân Thiệu Thái, để thiết đặt mối ban giao. Năm Tân Tỵ (1041), Lý Thái Tổ đến thăm núi Tiên Du xem làm viện Từ Thị Thiên Phúc. Khi về, xuống chiếu phát 7.560 cân đồng trong kho để đúc tượng Phật Di Lặc và hai vị Bồ tát Hải Thanh và Công Đức cùng chuông để ở viện ấy.

Năm Định Tỵ (1077), Lý Nhân Tông, tổ chức thi tuyển chọn quan lại bằng phép viết chữ, phép tính và hình luật. Năm Kỉ Tỵ (1089), Lý Nhân Tông, định các chức quan văn võ, quan hầu vua và các chức tạp lưu Năm Kỉ Tỵ (1149), Mùa xuân tháng 2, thuyền buôn ba nước Trảo Oa (Java - Inđônêxia), Lộ Lạc (?), Xiêm La (Thái Lan) xin cư trú buôn bán ở Đại Việt. Triều đình cho lập cơ sở ở nơi hải đảo, gọi là Vân Đồn, để mua bán hàng hóa quý, sản vật địa phương.

Năm Tân Tỵ (1281), Nhà Trần cho lập nhà học ở phủ Thiên Trường, cấm người hương Thiên Thuộc không được vào học. (Lệ cũ nhà Trần, quân sĩ Thiên Thuộc không được học tập văn chương nghệ thuật vì sợ khí lực kém đi). Năm Ất Tỵ (1305), Vua Chiêm Thành sai Chế Bồ Đài và thuộc hạ hơn trăm người dâng vàng bạc, hương quý, vật lạ làm lễ vật cầu hôn con vua Trần. Các quan trong triều đều cho là không nên, duy nhất chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái chủ trương bàn việc đó, Trần Khắc Chung tán thành, việc bàn mới xong.

Năm Đinh Tỵ (1317), Mùa xuân, Lễ thành hôn của năm công chúa Trần: Thiên Chân, Ý Trinh, Huy Chân, Huệ Chân, Thánh Chân;

Năm Quí Tỵ (1353), Vua Trần xuống chiếu cho các vương hầu đóng thuyền chiến, chế tạo vũ khí, luyện tập binh sĩ, chuẩn bị đánh Chiêm;

Năm Quí Tỵ (1413), Nguyễn Súy, Nguyễn Cảnh Dị lại đem quân vượt biển đến Vân Đồn, Hải Đông và các bãi biển để thăm dò và lấy lương thực và đánh quân Minh đóng giữ ở những nơi ấy;

Năm Đinh Tỵ (1437), Nguyễn Trãi và lễ bộ ty giám Lương Đăng được vua Lê giao cho việc đốc suất làm loan giá, nhạc khí, dạy tập nhạc múa.

Năm Tân Tỵ (1461), Vua Lê ban hành sắc chỉ cho các quan phủ, huyện, lộ, trấn, xã: “Từ nay về sau, trong việc làm ruộng, phải khuyến khích quân dân đều chăm nghề nghiệp sinh nhai, để đủ ăn mặc, không được bỏ gốc theo ngọn hoặc kiếm chuyện buôn bán, làm trò du thủ, du thực. Người nào có ruộng đất mà không chăm cày cấy thì quan cai trị bắt trình trị tội”. Năm Quí Tỵ (1473), Lê Thánh Tông, ra sắc chỉ: “Kể từ này, trong nhà không làm cỗ thết khách thì không được chè chén, người vợ không phạm tội thì không được ruồng bỏ. Kẻ nào dám rượu chè bừa bãi, gia đạo không nghiêm, kẻ nào không có mối lái mà dám vụng trộm tư thông thì phải trị tội”.

Năm Ất Tỵ (1485), Trước đó, xứ Quảng Nam không có thuyền, hằng năm quân dân đi nộp thuế hiện vật khiêng gánh thường bị mất mát. Kể từ năm này, nhằm khỏi mất công cho dân nhà nước cho phép đến ký nộp trực tiếp cho thừa ty Quảng Nam, để họ chuyển giao lại cho ba ty Đô, Thừa, Hiến Thuận Hóa, chuyển đệ nộp lên trên. Năm Đinh Tỵ (1497), Cấm các lại viên thay phiên ở nha môn và xá nhận trực ngoài, nếu không phải là phiên trực thì không được viện cớ tự tiện ở lại nha môn để làm bậy.

Năm Tân Tỵ (1521), Triều đình cho dựng bia tiến sĩ năm Giáp Tuất, sai thiếu bảo Lại bộ thương thư Đông các đại học sĩ nhập thị kinh diên Vũ Duệ soạn bài ký, Trung thư giám điển thư Chu Đình Bảo viết chữ chân, Kim quang môn đãi chiếu, Phạm Đức Mạo viết chữ triện. Năm Quí Tỵ (1533), Triều Lê bỏ việc tiến công cho nhà Minh, lấy lý do Mặc Đăng Dung làm loạn chiếm kinh thành.

Năm Ất Tỵ (1545), Từ năm 1533, Nam triều được dựng lên, Nam triều là triều của vua Lê nhưng tất cả quyền hành lại nằm trong tay Nguyễn Kim. Tháng năm 1945 Nguyễn Kim bị một hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc. Từ đây quyền hành nằm hết vào trong tay con rễ Trịnh Kiểm, cục diện vua Lê - chúa Trịnh xuất hiện.

Năm Kỉ Tỵ (1569), Vua Lê gia phong cho Trịnh Kiểm làm Thượng tướng Thái quốc công và tôn là Thượng phụ. Cũng trong năm đó Trịnh Kiểm ốm nặng, dâng biểu xin trao lại binh quyền cho vua Lê. Vua Lê sai con trưởng của Trịnh Kiểm là Cối nắm lĩnh binh quyền, trong khi đó Trịnh Tùng là người có công nhiều lại không được trọng dụng. Sự tranh giành quyền lực của hai anh em họ Trịnh nảy sinh, kết quả Trịnh Tùng lật được Trịnh Cối.

Năm Tân Tỵ (1581), Trịnh Tùng đánh bại sự xâm lấn của Mạc Đôn Nhượng, làm cho quân Mạc phải sợ, cư dân Thanh Hoa, Nghệ An mới được yên nghiệp.

Năm Quí Tỵ (1593), Trịnh Tùng tiến đánh tàn dư của họ Mạc, làm cho thế lực họ Mạc càng suy yếu, quân Mạc chỉ còn lại ở một số nơi: Mạc Kính Dụng ở Thái Nguyên; Mạc Kính Cung, Mạc Kính Khoan ở Lạng Sơn. Đến đây, vai trò họ Mạc đã cáo chung trong lịch sử.

Năm Kỉ Tỵ (1629), Một trận đói lớn, dưới thời Lê Thần Tông - Lê mạt, năm Vĩnh Tộ thứ 11.

Năm Tân Tỵ (1641), Trong Nam dưới đời chúa Thượng, ngoài Bắc dưới đời Cảnh Hưng, đã nổi lên nhiều phong trào giam cầm bắt bớ và giết hại các tín đồ Thiên chúa. Các giáo sĩ bị hại ở Bắc Hà nhiều hơn vì vua Lê, chúa Trịnh gần như thất bại trong việc kêu gọi người Tây phương đến giúp mình. Một căn nguyên khác không kém phần quan trọng trong việc bài đạo là chỗ đạo Thiên Chúa bị hiểu lầm là một tà đạo, nghịch với thuần phong mỹ tục bản địa. Chính quyền cho kẻ theo đạo là những kẻ đi ngược với luân thường, bỏ rơi tổ tiên, khinh mạn vua quan.

Năm Quí Tỵ (1653), Triều đình chúa Nguyễn định kiểu y phục trong nước, dài rộng theo thứ bậc khác nhau. Quan văn từ chức khoa, đạo; quan võ từ chức quận công được mặc áo thanh cát, có lá phủ đằng sau.

Năm Ất Tỵ (1665), Chúa Nguyễn có lệnh chỉ cho các ty xét kiện trong ngoài rằng: “Nếu xét kiện có xử án người nào thì kê rõ từng loại tâu lên, tội đến xử tử thì giao xuống xét lại rồi mới thi hành. Tội chặt chân, phạt trượng thì được tùy tiện thi hành, không được để án đọng lại”.

Năm Ất Tỵ (1785), Sau cuộc bại trận tháng tư năm 1785, tại Mỹ Tho cùng với quân Xiêm, Nguyễn Ánh chạy qua Vọng Các nương nhờ Quốc vương xứ này sau bao nhiêu phen đào vong qua các đảo Phú Quốc, Côn Lôn, Cổ Cốt, Panjang. Rồi Nguyễn Ánh gặp Giám mục Bá Đa Lộc cũng đi tị nạn tại một hòn đảo gần vịnh Komponsom. Giám mục bàn với Nguyễn vương nên cầu viện nước Pháp. Bấy giờ người Anh, người Hòa Lan, người Bồ Đào Nha cũng có ý giúp Nguyễn Vương, nhưng chúa Nguyễn Ánh đã theo lời Bá Đa Lộc.

Năm Tân Tỵ (1821), Minh Mạng kế nghiệp Gia Long, thì sự liên lạc Việt - Pháp thay đổi hẳn. Trong thời vua Gia Long, người Pháp ở lại làm quan với triều Nguyễn có Philippe Vannier, Jean Baptiste Chaigneau, De Forsans và y sĩ Despiau. Những người này đã được nhà vua phong tước rất trọng hậu (trừ Despiau). Nhà vua miễn cho họ khỏi phải lạy khi vào chầu mà chỉ phải khấu đầu 5 lần. Mỗi người được 50 tên lính phục vụ tại tư dinh. Sau vua Gia Long qua đời thì những người Pháp trên đây bỏ về hết vì sự ghen ghét của các quan Việt Nam và sự ghẻ lạnh của vua Minh Mạng. Kể từ giai đoạn này trở đi cuộc giao tiếp giữa Nguyễn triều với nước Pháp bắt đầu nổi sóng gió.

Năm Quí Tỵ (1833), Minh Mạng đổi trấn thành tỉnh, đặt chức Bình Phú Tổng đốc thống hạt của tỉnh Phú Yên. Phủ An Nhơn có hai huyện: Tuy Viễn và Tuy Phước; Phù Ly chia ra thành hai huyện: Phù Cát và Phù Mỹ.

Năm Ất Tỵ (1845), Cuối năm 1834 vua nước Chân Lạp là Nặc Ông Chân qua đời không có con trai kế vị, quan phụ trách việc bảo hộ Chân Lạp là Trương Minh Giảng liền đặt em gái Nặc Ông Chân là Ang Mey lên làm Quận Chúa gọi là Ngọc Vân Công Chúa. Việc này được sắp đặt vào đầu năm Ất Tỵ (1845) rồi Chân Lạp được đổi ra trấn Tây Thành chia làm 32 phủ và 2 huyện. Trông nôm việc quân dân xứ này trên có một Tham tán Đại thần, một Đề đốc, một Hiệp tán và dưới có bốn chánh, phó lãnh binh.

Năm Đinh Tỵ (1857), Hưởng ứng chính sách khai hoang của Nguyễn Tri Phương, Võ Duy Dương lên đường vào nam tìm đến đất Ba Giồng (Định Tường) chiêu dân lập ấp.

Năm Kỉ Tỵ (1869), Cùng một nhịp với vụ phản nghịch ở kinh thành, nhiều vụ loạn khác cũng nổi lên làm cho triều đình của vua Tự Đức thêm rối. Các tướng được triều đình cử đi, đều không hoàn thành được tốt nhiệm vụ. Sau đó, Vũ Trọng Bình được cử ra làm Tổng đốc Hà Ninh, thay thế cho các bại tướng kể trên, mới dẹp yên được phiếm loạn.

Năm Ất Tỵ (1905), Phan Bội Châu họp các đồng chí ở sơn trang Nam Thịnh tại Quảng Nam lập ra "Việt Nam Quang Phục Hội" rồi cùng Tăng Bạt Hổ bí mật đi Nhật, giao thiệp với chính giới Nhật đưa Cường Để và một số thanh niên sang Đông Kinh.

Năm Đinh Tỵ (1917), Song song với phong trào Hậu văn thân từ 1917, nhiều cuộc bạo động vẫn xảy ra. Những người Tân học cũng thấy mình có nhiệm vụ nối chí tiền nhân và hưởng ứng với các nhà cách mạng hải ngoại, Lương Ngọc Quyến lãnh đạo khởi nghĩa Thái Nguyên là một điển hình./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Khánh Hoà: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm đạt hơn 41%

Khánh Hoà: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm đạt hơn 41%

Tính đến cuối tháng 6/2025, tỉnh Khánh Hòa đã giải ngân vốn đầu tư công đạt 41,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân của cả nước là 32,06%.
Quảng Ngãi kiện toàn bộ máy lãnh đạo BQL Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp

Quảng Ngãi kiện toàn bộ máy lãnh đạo BQL Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban và 8 Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các Khu công nghiệp (KCN). Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sau sáp nhập, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Quảng Trị tham dự kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO tại Cộng hòa Pháp

Quảng Trị tham dự kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO tại Cộng hòa Pháp

Đoàn công tác Quảng Trị do ông Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã tham gia phái đoàn của Việt Nam dự kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO được tổ chức tại thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp.
Công tác Mặt trận, đoàn thể có nhiều động lực mới phát triển

Công tác Mặt trận, đoàn thể có nhiều động lực mới phát triển

Ngày 10/7/2025, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam lần thứ tư, khóa X.
Gia Lai: Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng thăm, làm việc tại xã Ia Grai

Gia Lai: Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng thăm, làm việc tại xã Ia Grai

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Hồ Quốc Dũng đã có chuyến thăm và làm việc tại xã Ia Grai (tỉnh Gia Lai) nhằm nắm bắt tình hình hoạt động, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của địa phương và chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
Lãnh đạo tỉnh Gia Lai kiểm tra, thúc tiến độ 4 dự án trọng điểm phía Tây

Lãnh đạo tỉnh Gia Lai kiểm tra, thúc tiến độ 4 dự án trọng điểm phía Tây

Ông Hồ Quốc Dũng – Bí Thư Tỉnh uỷ Gia Lai và ông Phạm Anh Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra, khảo sát một số dự án trọng điểm khu vực phía Tây của tỉnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk kiểm tra hoạt động, vận hành chính quyền hai cấp tại xã Krông Ana

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk kiểm tra hoạt động, vận hành chính quyền hai cấp tại xã Krông Ana

Ngày 9/7, Đoàn công tác của UBND tỉnh Đắk Lắk do ông Đào Mỹ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với xã Krông Ana nhằm kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động, vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp sau sắp xếp đơn vị hành chính.
Quảng Ninh: Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với tàu cá có chiều dài trên 15m

Quảng Ninh: Kiểm tra an toàn thực phẩm đối với tàu cá có chiều dài trên 15m

Đoàn công tác của Chi cục Biển, Hải đảo và Thủy sản, Kiểm ngư đã tiến hành kiểm tra đánh giá điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với 04 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên, từ ngày 23/6 đến 04/7/2025.
Giải bơi và lặn vô địch trẻ quốc gia 2025 khai mạc tại Đà Nẵng

Giải bơi và lặn vô địch trẻ quốc gia 2025 khai mạc tại Đà Nẵng

Từ ngày 5 đến 10/7, giải bơi vô địch trẻ quốc gia năm 2025 diễn ra tại CLB bơi - lặn thành phố Đà Nẵng. Giải do Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Hơn 8.000 cơ hội việc làm đến sinh viên và người lao động

Hơn 8.000 cơ hội việc làm đến sinh viên và người lao động

Ngày hội việc làm cho sinh viên lần thứ 9 năm 2025 tại Đà Nẵng đã khẳng định vai trò là cầu nối hiệu quả giữa nhà trường, doanh nghiệp và người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập.
Quảng Trị: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, rừng

Quảng Trị: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, rừng

Chiều ngày 9/7, UBND tỉnh Quảng Trị và đại diện các sở, ngành, địa phương liên quan đã có buổi làm việc với các nhà đầu tư nhằm tháo gỡ những vướng mắc, đồng thời thúc đẩy nhanh tiến độ các dự án đang triển khai…
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8

Theo báo cáo của Bộ Dân tộc và Tôn giáo - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, tính đến hết ngày 08/7/2025, có 18/34 địa phương hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát (đạt 52,9%).
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính