![]() |
Hai huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh bị ngập chìm trong mưa lũ do hoàn lưu của bão số gây mưa lớn trong các ngày 27, 28, 29/10 |
Do ảnh hưởng của bão số 6, trong ba ngày từ ngày 27 đến 29 tháng 10, toàn tỉnh Quảng Bình đã hứng nhiều đợt mưa lớn do hoàn lưu bão gây ra khiến nhiều nơi trong tỉnh bị ngập lụt, đặc biệt hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy bị ngập sâu trong biển nước.
Theo báo cáo từ Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình, tính đến 11h ngày 29/10, toàn tỉnh này đã có hơn 32.885 nhà dân bị ngập lụt, 58 thôn, bản bị chia cắt. Các tuyến đường giao thông bị ngập tại 76 điểm, sạt lở 13 điểm, sạt lở 1,5km kè biển…
Trên tuyến quốc lộ 1A, mưa lũ khiến nhiều đoạn qua tỉnh Quảng Bình bị ngập sâu 0,5-1m. Tuy nhiên, nhờ có tuyến tránh thành phố Đồng Hới và tuyến tránh lũ qua huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, các phương tiện vẫn có thể lưu thông bình thường.
![]() | ||
|
Lực lượng chức năng tại Quảng Bình cũng đã tổ chức lập rào chắn để đảm bảo an toàn tại các điểm bị ngập, tổ chức phân luồng giao thông, hướng dẫn phương tiện đi qua các tuyến tránh, không chịu ảnh hưởng của mưa lũ.
Đến sáng nay (29/10), mặc dù nước đang rút dần nhưng nhiều điểm trên tuyến qua thành phố Đồng Hới và nhiều đoạn trên quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh qua các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh vẫn đang bị ngập, gây khó khăn trong việc đi lại của người dân.
Riêng các tuyến đường tỉnh lộ, liên xã tại 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy vẫn còn ngập sâu. Nhiều ngầm tràn, cầu tràn ở các xã miền núi vẫn còn bị chia cắt. Một số tuyến đường bị sạt lở, lực lượng chức năng đang triển khai khắc phục, xử lý.
Mưa lũ cũng khiến 4 người chết và mất tích, cụ thể: khoảng 8h ngày 28/10, ông Ngô Du Lịch (44 tuổi, ở tổ dân phố 1, phường Nam Lý, thành phố Đồng Hới) đi thả lưới đánh cá trên cánh đồng bị ngập lụt ở phía trước nhà.Ngay trong đêm, lực lượng phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn phường Nam Lý đã tổ chức tìm kiếm. Tuy nhiên đến sáng ngày 29/10, lực lượng cứu họ vẫn chưa tìm thấy nạn nhân.
![]() | ||
|
Cũng trong ngày 28/10, ông Nguyễn Văn Bằng (39 tuổi, ở thôn Xuân Bồ, xã Xuân Thủy, huyện Lệ Thủy) đang trên đường đi đón cháu, sau đó mất tích vào thời điểm nước lũ dâng cao. Nhận được tin báo, chính quyền địa phương, người dân và các lực lượng chức năng khẩn trương tổ chức tìm kiếm. Tuy nhiên, đến nay lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy nạn nhân.
Trưa 28/10, ông Phạm Văn Cứ (64 tuổi, ở xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh) chuẩn bị đò để đi chở đồ nhưng không may gặp luồng nước chảy xiết. Nước lũ đã đưa cả người lẫn đò ra xa bờ, sau đó chiếc đò bị lật, ông Cứ mất tích. Chính quyền xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh cùng các lực lượng chức năng đang triển khai tìm kiếm.
Trước đó, ngày 27/10, anh Lê Ngọc Hơn (22 tuổi, ở thôn Thanh Sơn, xã Thái Thủy) khi làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại khu vực hạ lưu đập Thanh Sơn không may bị lũ cuốn trôi. Hiện đã tìm thấy thi thể vào lúc 07h25 phút ngày 28/10/2024.
![]() |
Rác thải từ thượng nguồn bị nước lũ đưa về tràn lan khắp cánh đồng hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình |
Mưa lũ cũng khiến hàng trăm ha đất sản xuất hoa màu, trồng cây lâu năm ở Quảng Bình bị ngập sâu tàn phá, gây thiệt hại nghiêm trọng: Lệ Thủy có 229,5 ha diện tích hoa màu, rau màu bị ngập, 15,1 ha diện tích trồng cây lâu năm bị ngập.Số gia cầm bị thiệt hại: 41.080 con. Diện tích nuôi cá - lúa, nuôi hồ mặt nước lớn: 110 ha (cá vụ 3 ở Tân Thủy); Tại thành phố Đồng Hới có 15 cây xanh ngã đổ, Diện tích hoa màu, rau màu bị ngập là khoảng 61 ha. Diện tích NTTS: NTTS ngọt 270 ha; mặn lợ 30 ha; 82 lồng; Huyện Bố Trạch có 6 hồ nuôi tôm nuôi bị ngập thiệt hại ước tính ước thiệt hại 600 triệu đồng; Huyện Quảng Ninh có3 ha diện tích hoa màu, rau màu bị ngập. Số gia cầm bị thiệt hại: 270 con. Diện tích nuôi cá bị nước tràn vào là 16 ha
![]() | ||
|
Có 5 tàu cá bị chìm gồm Tàu QB 11612 TS, do anh Lê Xuân Hòa (1978) ở thôn Tây Phú/xã Quang Phú/TP Đồng Hới làm chủ tàu (tàu dài 11m); neo đậu tại hói Hải Thành/Đồng Hới do mưa lớn, kết hợp sóng đánh nước tràn vào, gây chìm tàu; Tàu QB 11567 TS do anh Nguyễn Văn Tiến (1952) ở TDP 7/phường Hải Thành/TP Đồng Hới làm chủ tàu (tàu có chiều dài 9,5m) neo đậu tại hói Hải Thành/Đồng Hới tàu bị thủng, kết hợp mưa lớn nên đã gây chìm tàu; Tàu cá QB 17186 TS của ông Tô Hồng Bắc (1972) ở thôn Hà Thôn/xã Bảo Ninh neo đậu tại bờ sông thôn Hà Thôn/xã Bảo Ninh (phía trên cầu Nhật Lệ 2) bị nước nhấn chìm, trên tàu không có người.
Nguyên nhân, do mưa lớn kết hợp với sóng to nên đã bị nhấn chìm; Tàu QB 92425 TS do ông Phạm Lợi (1983) địa chỉ xã Đức Trạch/huyện BốTrạch làm chủ tàu khi đang neo đậu tại bến bãi chợ dừa Đồng Hới (từ tháng 7 năm 2021 đến nay) đã bị nước nhấn chìm. Tàu này ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình kê biên tịch thu vì nợ nần hàng; Tàu QB 17326 TS do ông Lê Thanh Hiền (1979) địa chỉ xã Quang Phú/Đồng Hới làm thuyền trưởng bị chìm khi neo đậu tại Hói Hải Thành. Nguyên nhân do mưa nước đầy tàu gây chìm, trên tàu không có người.