Thứ năm 08/05/2025 06:38Thứ năm 08/05/2025 06:38 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội khoá XV, sáng 7/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội nghe Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân
Toàn cảnh phiên họp sáng 7/5 kỳ họp thứ chín, Quốc hội khoá XV. (Ảnh: Quochoi.vn)

Trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, căn cứ Nghị quyết số 194/2025/QH15 ngày 05/5/2025 của Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, ngay sau khi được thành lập, Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (Ủy ban) đã tổ chức nghiên cứu, xây dựng dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Làm rõ hơn vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Công đoàn Việt Nam

Về quan điểm chỉ đạo, mục đích, yêu cầu của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Ủy ban xác định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 phải bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện và trực tiếp của Đảng; tuân thủ Cương lĩnh Chính trị, Điều lệ Đảng, các nguyên tắc, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; phải dựa trên kết quả rà soát, đánh giá thực tiễn việc thi hành quy định cụ thể của Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan, nhất là các đạo luật về tổ chức bộ máy nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp phải được tiến hành thận trọng, khách quan, dân chủ, khoa học, hiệu quả, thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Về phạm vi và nội dung cơ bản của dự thảo nghị quyết, trên cơ sở phạm vi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 194/2025/QH15, Ủy ban xác định dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 gồm 02 điều; Điều 1 gồm 08 khoản sửa đổi, bổ sung một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, về đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương; Điều 2 gồm 03 khoản quy định về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp.

Trong đó, về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (tại Điều 9 và Điều 84 của Hiến pháp năm 2013) để làm rõ vai trò cốt lõi của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhấn mạnh vị trí là tổ chức trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm cơ sở pháp lý cho việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định về vị trí, chức năng, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Điều 9 để bảo đảm phù hợp với mô hình tổ chức mới sau khi sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đồng thời, quy định Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh tại khoản 1 Điều 84 của Hiến pháp năm 2013 để thống nhất với nội dung sửa đổi, bổ sung Điều 9 nêu trên.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân
Phó Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. (Ảnh: Quochoi.vn)

Về Công đoàn Việt Nam (tại Điều 10 của Hiến pháp năm 2013), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, trên cơ sở kế thừa hợp lý quy định hiện hành của Hiến pháp về vị trí, vai trò của tổ chức Công đoàn và bảo đảm thống nhất với nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung tại Điều 9 của Hiến pháp năm 2013, Ủy ban đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 10 theo hướng khẳng định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời, bổ sung nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam là đại diện của người lao động ở cấp quốc gia trong quan hệ lao động và quan hệ quốc tế về công đoàn để phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Chỉ quy định khái quát về việc phân định các đơn vị hành chính

Về tổ chức đơn vị hành chính và một số nội dung khác về chính quyền địa phương (tại Chương IX của Hiến pháp năm 2013), thực hiện chủ trương của Đảng về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp và kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện, Ủy ban đề nghị chỉ quy định có tính khái quát về việc phân định các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 110 gồm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập. Việc xác định các loại đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do Quốc hội quy định.

Đồng thời, thể chế hóa kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tổ chức chính quyền địa phương cấp tỉnh, cấp xã có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, đề nghị sửa đổi, bổ sung các điều 111, 112, 114 theo hướng quy định tổ chức chính quyền địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, không sử dụng thuật ngữ “cấp chính quyền địa phương”; không quy định Chánh án Toà án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thuộc phạm vi đối tượng trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tại khoản 2 Điều 115 để phù hợp với tính chất và mô hình tổ chức các cơ quan nhà nước ở địa phương sau khi thực hiện sắp xếp.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là trung tâm của khối đại đoàn kết toàn dân

Đại biểu tham gia Phiên họp. (Ảnh: Quochoi.vn)

Về hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp (Điều 2 của dự thảo Nghị quyết), Ủy ban đề nghị xác định thời điểm có hiệu lực thi hành của Nghị quyết là từ ngày 01/7/2025. Để kịp thời thể chế các kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban đề nghị trong dự thảo Nghị quyết cần có quy định chính thức tuyên bố việc kết thúc hoạt động của đơn vị hành chính cấp huyện và điều khoản chuyển tiếp quy định việc chỉ định các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Trưởng đoàn, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã trong năm 2025 và kiện toàn tổ chức bộ máy của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nhiệm kỳ 2021 - 2026 khi không còn đơn vị hành chính cấp huyện.

Đối với các công việc triển khai trong thời gian tới, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nêu rõ, thực hiện quy định tại Điều 120 của Hiến pháp năm 2013, để bảo đảm yêu cầu trình Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ngay tại Kỳ họp thứ 9 này, Ủy ban đã ban hành Kế hoạch số 05/KH-UBDTSĐBSHP tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết.

Việc lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết đã chính thức bắt đầu từ ngày 06/5 và sẽ hoàn thành vào ngày 05/6/2025 với tinh thần dân chủ, thực chất, bằng nhiều hình thức đa dạng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phù hợp với thực tế ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp Nhân dân tham gia góp ý.

Trên cơ sở ý kiến góp ý của Nhân dân, các ngành, các cấp và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban và các cơ quan, tổ chức liên quan sẽ nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để báo cáo Quốc hội thảo luận, cho ý kiến một lần nữa, sau đó sẽ tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết và trình Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp ngày 24/6/2025 theo đúng Chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua.

Bài liên quan

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Thủ tướng: Năm 2025, dự kiến quy mô kinh tế Việt Nam trên 500 tỷ USD

Trình bày Báo cáo của Chính phủ tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ 11 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, với mục tiêu năm 2025 tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD (dự kiến đứng thứ 30 trên thế giới, tăng 2 bậc), GDP bình quân đầu người đạt trên 5.000 USD.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Thành phố Hải Phòng xếp hạng PGI cao nhất cả nước

Thành phố Hải Phòng xếp hạng PGI cao nhất cả nước

Theo khảo sát Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), 79% doanh nghiệp phản ánh chính quyền sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
Màu xanh trên cánh đồng Mường Thanh

Màu xanh trên cánh đồng Mường Thanh

Nằm giữa lòng chảo Điện Biên, cánh đồng Mường Thanh hiện ra như một dải lụa xanh mướt, mềm mại trải dài bất tận. Sắc xanh ấy không chỉ là màu của sự sống, của no ấm mà còn là chứng nhân cho bao đổi thay của vùng đất lịch sử này. Cách đây đúng 71 năm nơi đây là chiến trường ác liệt, là bom, là pháo, là đường hầm, là dây thép gai chằng chịt… Cũng chính nơi kết thúc một cuộc chiến tranh, và chứng kiến một Việt Nam đứng dậy sáng lòa.
Chính phủ giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho ông Nguyễn Thiên Văn

Chính phủ giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho ông Nguyễn Thiên Văn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho ông Nguyễn Thiên Văn, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Cao Bằng: Diện tích trồng một số cây chủ lực tăng so với cùng kỳ 2024

Cao Bằng: Diện tích trồng một số cây chủ lực tăng so với cùng kỳ 2024

Thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 của Chính phủ về mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt 8%, tỉnh Cao Bằng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội tháng 4/2025 đạt một số kết quả.
Quảng Bình: Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ trong bối cảnh sắp xếp các đơn vị hành chính các cấp

Quảng Bình: Quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ trong bối cảnh sắp xếp các đơn vị hành chính các cấp

Tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức phiên họp thường kỳ để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội (KT-XH) tỉnh tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025…
Hơn 100.000 tỷ đồng được vay ưu đãi với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Hơn 100.000 tỷ đồng được vay ưu đãi với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã triển khai thực hiện Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản với quy mô tổng thể lên đến 100.000 tỷ đồng.
Cao Bằng: Thành lập mới 42 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã

Cao Bằng: Thành lập mới 42 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã

Tỉnh Cao Bằng từ đầu năm đến nay thành lập mới 42 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã, với tổng vốn đăng ký 128 tỷ đồng, nâng số doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh lên 2.153 doanh nghiệp, số vốn đăng ký 25.579 tỷ đồng và 450 hợp tác xã, với 3.835 xã viên, vốn điều lệ 1.047 tỷ đồng. Hiện có 1.336 doanh nghiệp, số vốn đăng ký 17.454 tỷ đồng và 294 hợp tác xã đang hoạt động.
Gần 9.000 lượt khách đã đến Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng dịp 30/4 và 1/5

Gần 9.000 lượt khách đã đến Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng dịp 30/4 và 1/5

Trong dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình đã đón gần 9.000 lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng...
Quảng Ninh: Tuyên truyền lưu động về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

Quảng Ninh: Tuyên truyền lưu động về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng

Hạt Kiểm lâm huyện Vân Đồn đã triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền lưu động các quy định về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trực tiếp tại các xã trọng điểm có diện tích rừng tự nhiên lớn.
Cao Bằng đón trên 93.000 lượt khách dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Cao Bằng đón trên 93.000 lượt khách dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 - 4/5/2025), tỉnh Cao Bằng ước đón trên 93.000 lượt khách du lịch, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, có khoảng 4.200 lượt khách quốc tế; 88.800 lượt khách nội địa. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 178,4 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ 2024, công suất sử dụng phòng lưu trú đạt 68,5%.
Gần 369.000 lượt lượt khách du lịch đã đến Quảng Bình dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Gần 369.000 lượt lượt khách du lịch đã đến Quảng Bình dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, tỉnh Quảng Bình đã đón gần 369.000 lượt lượt khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và nghỉ dưỡng, tăng 16% so với dịp Lễ năm 2024.
Bình Thuận: Đón hơn 228.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú dịp lễ 30/4 - 1/5

Bình Thuận: Đón hơn 228.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú dịp lễ 30/4 - 1/5

Theo báo cáo nhanh của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025 (từ 30/4 - 4/5), du lịch Bình Thuận ước đón 228.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, công suất phòng lưu trú vào các ngày cao điểm bình quân khoảng 75 - 95%, doanh thu ước đạt 450 tỷ đồng.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính