Chủ nhật 19/01/2025 02:29Chủ nhật 19/01/2025 02:29 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Huyện Đức Trọng (Lâm Đồng): Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp năm 2024 giảm

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
UBND huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh trong năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025.
Huyện Đức Trọng (Lâm Đồng): Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp năm 2024 giảm
Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh trong năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 do UBND huyện Đức Trọng tổ chức

Trong năm 2024, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành tỉnh, Huyện ủy, HĐND huyện; sự nỗ lực, cố gắng trong lãnh đạo, chỉ đạo vào điều hành của tập thể lãnh đạo UBND huyện cùng cấp ủy, chính quyền cấp xã, các cơ quan chức năng, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện trong công tác QLBVR, PCCCR, trồng rừng, trồng cây phân tán, qua đó đạt được một số kết quả nhất định.

Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp năm 2024 là 21 vụ (tính từ 10/12/2023 - 18/11/2024); giảm 04 vụ so với cùng kỳ năm 2023 (giảm 16 % số vụ); trong đó: Vi phạm hành chính là 21 vụ, vi phạm có dấu hiệu hình sự là 0 vụ; số vụ vi phạm có chủ 17 vụ (chiếm 80,95%); số vụ vi phạm chưa xác định đối tượng vi phạm 04 vụ (chiếm 19,05%); lâm sản thiệt hại do 04 hành vi (khai thác, phá rừng, vận chuyển và tàng trữ lâm sản trái pháp luật) giảm 69,274 m3 so với cùng kỳ; diện tích phá rừng giảm 2.156 m2, lâm sản thiệt hại do phá rừng giảm 53,478 m3 so với cùng kỳ...

Công tác trồng rừng, trồng cây xanh được được quan tâm chú trọng, kết quả trồng cây xanh trên đối tượng đất ngoài lâm nghiệp đạt và vượt chỉ tiêu đề ra: 787.956 cây/783.703 cây xanh (đạt 100,54% chỉ tiêu được giao)

Việc khắc phục các sai phạm sau thanh tra kiểm tra được chú trọng, chỉ đạo quyết liệt: Đã chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, sai phạm cũng như nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn huyện theo các nội dung chỉ đạo tại Kết luận thanh tra số 2094/KL-UBND ngày 13/4/2020; Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong chỉ đạo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng qua kết luận giám sát của Ủy Ban kiểm tra Tỉnh ủy; xử lý tháo dỡ nhà kính, nhà lưới trên đất lâm nghiệp theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

Hạt Kiểm lâm, Đội 12/TTg của huyện đã chủ động xác định các vùng trọng điểm về phá rừng, lấn chiếm rừng, khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn huyện quản lý nhằm tăng cường tuần tra, truy quét và tham mưu UBND chỉ đạo ngăn chặn, xử lý kịp thời, đúng quy định. Thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các lực lượng Kiểm lâm với lực lượng Công an thuộc trạm công an Tà Hine, Đa Quyn (thuộc Công an huyện Đức Trọng) và chính quyền địa phương các xã Đà Loan, Ninh Loan, Tà Năng, Đa Quyn, Hạt Kiểm lâm Ninh Sơn, Bắc Bình, Tuy Phong thường xuyên tổ chức kiểm tra, ngăn chặn nên tình trạng sử dụng xe hoán cải xuống vùng giáp ranh vận chuyển lâm sản trái phép đã có chiều hướng giảm.

Huyện Đức Trọng (Lâm Đồng): Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp năm 2024 giảm
Huyện Đức Trọng (Lâm Đồng): Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp năm 2024 giảm
Huyện Đức Trọng (Lâm Đồng): Số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp năm 2024 giảm
Lãnh đạo UBND huyện Đức Trọng tặng Giấy khen cho các cá nhân, tổ chức

Hoạt động của Kiểm lâm địa bàn, Ban Lâm nghiệp xã được tiếp tục duy trì, ổn định giúp UBND cấp xã thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về rừng và đất rừng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Mặc dù các các cơ quan chức năng của huyện đã chủ động phối hợp, tăng cường tuần tra kiểm soát kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm; tuy nhiên các hành vi phá rừng, khai thác, tàng trữ và vận chuyển lâm sản trái pháp luật và tình trạng san ủi, lấn chiếm đất rừng vẫn còn xảy ra. Mặt khác, kết quả khắc phục những tồn tại, sai phạm theo kết luận thanh tra 2094/UBND ngày 13/4/2020 của UBND tỉnh (đặc biệt là công tác giải tỏa cây trồng, công trình trái phép để trồng lại rừng) của các doanh nghiệp thuê đất thuê rừng trên địa bàn huyện chưa được dứt điểm theo chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện cũng như yêu cầu của Kết luận thanh tra.

Số lượng cây xanh đã thực hiện trồng từ các hạng mục trồng rừng tập trung và trồng xen cây lâm nghiệp là 76.974/310.297 cây (đạt 24,81% kế hoạch), chưa đạt chỉ tiêu đề ra.

Trong năm 2025, huyện Đức Trọng tiếp tục xác định công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng phải thực hiện thường xuyên, liên tục để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát. Triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp, giải pháp trong việc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm từ lúc mới phát sinh; tuyệt đối không để vụ việc vi phạm phức tạp xảy ra trên địa bàn.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và kịp thời xử lý các vụ vi phạm. Phấn đấu trong năm 2025 giảm trên 20% về số vụ vi phạm, diện tích rừng và khối lượng lâm sản thiệt hại; số vụ vi phạm phát hiện được đối tượng vi phạm đạt từ 85% trở lên.

Cùng đó, hoàn thành kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh trên địa bàn huyện: Năm 2025 tiến hành trồng 1.179.000 cây xanh (trong lâm nghiệp 334.406 cây, ngoài lâm nghiệp 844.594 cây); đồng thời thực hiện rà soát trồng dặm, trồng bù trên những hồ sơ đã được thẩm định phê duyệt của các năm trước nhưng đến nay chưa thực hiện. Nâng cao hiệu quả trong công tác giao khoán, tiếp tục thực hiện nghiêm việc xử lý, thanh lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng, phương án giao khoán.../.

Bài liên quan

Huyện Đức Trọng (Lâm Đồng): Tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí

Huyện Đức Trọng (Lâm Đồng): Tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí

Chiều 17/1, Huyện ủy, HĐND, UBMTTQ Việt Nam, UBND huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tổ chức buổi gặp mặt các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Đắk Lắk phát động Tết trồng cây và tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

Đắk Lắk phát động Tết trồng cây và tăng cường quản lý, bảo vệ rừng

Nhằm bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng quý giá, đồng thời hưởng ứng lời dạy của Bác Hồ về trồng cây gây rừng, UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Chỉ thị số 02/CT-UBND về việc phát động phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Hải Phòng: Kiểm tra về công tác quản lý, bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản tại vườn quốc gia Cát Bà

Hải Phòng: Kiểm tra về công tác quản lý, bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản tại vườn quốc gia Cát Bà

Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng vừa phối hợp với Vườn Quốc gia Cát Bà, Kiểm tra về công tác quản lý, bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản tại vườn quốc gia Cát Bà.
Đắk Nông: Thành lập các chốt liên ngành quản lý bảo vệ rừng

Đắk Nông: Thành lập các chốt liên ngành quản lý bảo vệ rừng

UBND tỉnh Đắk Nông mới ban hành Công văn yêu cầu các các sở, ngành, địa phương và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh tập trung triển khai, thực hiện tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2024-2025.
Vườn quốc gia Yok Đôn tăng cường công tác bảo vệ rừng

Vườn quốc gia Yok Đôn tăng cường công tác bảo vệ rừng

Lực lượng kiểm lâm của Vườn thường xuyên tổ chức tuần tra, mật phục, cài cắm thông tin nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để hiện thực hóa mục tiêu Net-Zero

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để hiện thực hóa mục tiêu Net-Zero

Bảo vệ rừng là nhiệm vụ then chốt để Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đạt Net-Zero vào năm 2050, trong bối cảnh mất rừng, suy thoái rừng tự nhiên và quản lý rừng sản xuất chưa hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên thiên nhiên, đồng thời làm gia tăng phát thải khí nhà kính.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tăng cường chế tài xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Tăng cường chế tài xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm

Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân, Chính phủ đang tăng cường các biện pháp quản lý, trong đó có việc nghiên cứu tăng mức chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm.
"Được mùa mất giá": Bài toán cần lời giải cho nông sản Việt

"Được mùa mất giá": Bài toán cần lời giải cho nông sản Việt

Hiện tượng "được mùa mất giá", từ lâu đã trở thành một vòng luẩn quẩn ám ảnh nền nông nghiệp Việt Nam. Cứ mỗi độ thu hoạch về, niềm vui được mùa bội thu của người nông dân lại nhanh chóng biến thành nỗi lo lắng, thậm chí là tuyệt vọng khi giá nông sản tụt dốc, khiến bao công sức đổ xuống sông xuống biển. Vậy đâu là nguyên nhân sâu xa của tình trạng này và làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn ấy?
Kon Tum: Xây dựng làng tái định cư Tu Thó thành Làng du lịch cộng đồng

Kon Tum: Xây dựng làng tái định cư Tu Thó thành Làng du lịch cộng đồng

Ông Võ Trung Mạnh, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum thông tin về việc xây dựng Làng Tái định cư Tu Thó thành Làng du lịch cộng đồng.
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là mối quan tâm của Đảng, Nhà nước

Từ khi thành lập đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định nông nghiệp, nông dân và nông thôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây không chỉ là nền tảng kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực mà còn là không gian văn hóa, xã hội, môi trường sinh thái, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Áp thuế GTGT 5% với phân bón: Lợi ích cho nông dân và nền nông nghiệp

Áp thuế GTGT 5% với phân bón: Lợi ích cho nông dân và nền nông nghiệp

Luật Thuế GTGT sửa đổi, áp dụng thuế suất 5% với phân bón từ 1/7/2025, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sản xuất phân bón trong nước, giảm giá thành và mang lại lợi ích cho người nông dân.
Sản phẩm cà-phê Robusta “Buôn Ma Thuột” được ban hành quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý

Sản phẩm cà-phê Robusta “Buôn Ma Thuột” được ban hành quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý

Nhằm bảo đảm nguồn gốc, chất lượng và danh tiếng, góp phần bảo đảm quyền và lợi ích của người sản xuất, tiêu dùng khi sử dụng chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” cho sản phẩm cà-phê Robusta. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định số 62/2024/QĐ-UBND về ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý “Buôn Ma Thuột” đối với sản phẩm cà-phê Robusta.
Khắc phục vướng mắc mã số hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi

Khắc phục vướng mắc mã số hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi

Mặc dù Nghị định 144 về giảm thuế nhập khẩu khô dầu đậu tương đã có hiệu lực, nhưng việc áp mã số hàng hóa chưa thống nhất đang gây khó khăn cho doanh nghiệp chăn nuôi Đồng Nai.
Kỷ niệm ngày Chữ nổi thế giới - 4/1

Kỷ niệm ngày Chữ nổi thế giới - 4/1

Ngày Chữ nổi Thế giới (World Braille Day) được Liên hiệp quốc thành lập vào ngày 4/1 nhằm tôn vinh nhận thức về tầm quan trọng của chữ nổi như một phương tiện giao tiếp trong việc thực hiện đầy đủ quyền con người dành cho người mù và người khiếm thị. Ngày Chữ nổi Thế giới được tổ chức lần đầu vào ngày 4/1/2019.
Lâm Đồng khẩn trương trồng lại rừng trên diện tích đã bồi thường thiệt hại

Lâm Đồng khẩn trương trồng lại rừng trên diện tích đã bồi thường thiệt hại

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Công văn số 05/SNN-KL, yêu cầu các doanh nghiệp được thuê rừng khẩn trương thực hiện việc trồng lại rừng trên các diện tích đã được bồi thường thiệt hại.
Kon Tum: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản

Kon Tum: Truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản

UBND tỉnh Kon Tum vừa ban hành Quyết định số 850/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đối với các sản phẩm OCOP.
7 kỷ lục của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam

7 kỷ lục của các nhà khoa học trong lĩnh vực Nông nghiệp Việt Nam

Trong quá trình quần chúng nhân dân sáng tạo ra lịch sử, mỗi cá nhân tùy theo vị trí, chức năng, vai trò và năng lực sáng tạo cụ thể mà họ có thể tham gia vào quá trình sáng tạo lịch sử của cộng đồng nhân dân. Theo ý nghĩa ấy, mỗi cá nhân của cộng đồng nhân dân đều “in dấu ấn” của nó vào xã hội, Trong ngành nông nghiệp hiện đại cũng có những nhân vật mang tầm lịch sử. Hữu cơ Việt Nam trân trọng giới thiệu 7 kỷ lục của các nhà khoa học lĩnh vực này.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính