Thứ ba 22/10/2024 13:27Thứ ba 22/10/2024 13:27 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Dự án tham vọng biến nước tiểu thành phân bón

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Các nhà khoa học tại Mỹ và trên khắp thế giới đang nghiên cứu phương pháp biến nước tiểu con người thành phân bón, điều tưởng chừng như hài hước nhưng hoàn toàn khả thi.
Xe kéo bồn chứa nước tiểu đã qua xử lý để phục vụ canh tác của Viện Rich Earth. Ảnh: Facebook/Rich Earth Institute.

Xe kéo bồn chứa nước tiểu đã qua xử lý để phục vụ canh tác của Viện Rich Earth. Ảnh: Facebook/Rich Earth Institute.

Trong khu vườn của Lissa Schneckenburger ở Brattleboro, bang Vermont, Mỹ, những quả cà chua trông mơn mởn và phát triển dường như tốt hơn bình thường. Nguyên nhân có thể là do cách cô làm màu mỡ thêm khu vườn bằng chính nước tiểu của gia đình mình.

“Khi chúng tôi nói với mọi người về dự án này, họ hầu hết đều tỏ ra bất ngờ, bối rối với vô số câu hỏi ‘Cái gì? Tại sao? Bằng cách nào cơ?’”, Schneckenburger cho hay.

Chìa khóa nằm ở công nghệ “tái chế nước tiểu”, nơi nước thải của con người không phải để bỏ đi mà được biến thành “vàng”.

Kim Nace là người đồng sáng lập Viện Rich Earth, tổ chức đang phát triển các cách biến nước tiểu con người thành phân bón. “Mọi người thường hơi ngạc nhiên, nhưng sau đó tôi sẽ giải thích cho họ thật nhanh gọn rằng có chất dinh dưỡng trong nước tiểu của bạn và chúng tôi đang tìm cách giữ lại những thứ đó và sử dụng chúng trong nông nghiệp”, cô nói.

Vậy cây trồng cần gì trong nước tiểu? “Nitơ, phốt pho, kali và các khoáng chất vi lượng khác đi vào cơ thể chúng ta khi chúng ta ăn thức ăn và sau đó đi vệ sinh”, Nace giải thích.

Theo người đồng sáng lập Abe Noe-Hays, Viện Rich Earth thu được hơn 45.000 lít nước tiểu một năm. Dự án hoàn toàn nghiêm túc và có tính ứng dụng cao nhưng họ thường xuyên phải đối mặt với những lời châm chọc và chê bai vì sáng kiến của mình.

Các nhà nghiên cứu trên khắp nước Mỹ và ở một số quốc gia khác như Thụy Điển, Thụy Sĩ, Pháp, Nam Phi... đang nghiên cứu việc tái chế nước tiểu. Viện Rich Earth cũng thường xuyên tổ chức hội thảo trực tuyến để cung cấp kiến thức về vấn đề này.

Khi được hỏi điều gì khiến mọi người ngạc nhiên nhất về việc lấy nước tiểu để làm phân bón, Schneckenburger, người đang sử dụng một nhà vệ sinh đặc biệt để lưu giữ nước tiểu, cho biết “nó sạch sẽ, không hề thô tục và không có mùi”.

Không cần xả nước với nhà vệ sinh ủ phân, được xây dựng với hai ngăn dành cho chất thải lỏng và chất thải rắn riêng biệt. “Rich Earth sẽ đến với chiếc xe bồn lớn và họ sẽ lấy nước tiểu hai lần một năm”, cô cho hay.

Và nếu bạn không có nhà vệ sinh đặc biệt, Rich Earth sẽ cung cấp bồn tiểu di động, công nghệ thô sơ hơn, phù hợp cho cả nam và nữ. Họ cũng giúp các nhà tài trợ dễ dàng chuyển chất thải lỏng đến kho chứa ở trung tâm thành phố.

Kevin O’Brien, thủ thư tại địa phương, đã mang nước tiểu của mình đến cho Rich Earth ba năm qua. “Tôi phải mất khoảng một tháng để đổ đầy bình 19 lít, vì vậy tôi thường đến kho tập trung khoảng một lần mỗi tháng để quyên góp” ông nói. Mục tiêu của O’Brien là quyên góp 380 lít mỗi năm.

Nước tiểu thường không chứa vi khuẩn có hại, nhưng nếu nó tiếp xúc với chất thải rắn, điều đó có thể dẫn đến bệnh tật. Vì vậy, Abe Noe-Hays nói rằng tất cả nước tiểu do Rich Earth thu thập đều được tiệt trùng theo tiêu chuẩn liên bang. “Nó được làm nóng lên, khiến mầm bệnh chết đi, nguội trở lại và sau đó rời khỏi máy”, ông giải thích quy trình.Tiếp theo, tài xế Arthur Davis chuyển nước tiểu sạch từ bể chứa khổng lồ sang thùng chứa trên xe tải của mình, gần 3.800 lít mỗi lần.

Trên chiếc xe tải lớn màu vàng, Davis chịu trách nhiệm cho toàn bộ quá trình thu gom và phân phối. “Chúng tôi đang giải quyết vấn đề hóa học, chúng tôi đang giải quyết vấn đề sinh học, chúng tôi cũng đang giải quyết cả vấn đề tâm lý con người, bởi vì mọi người có đủ kiểu suy nghĩ về nó”, anh nói.

Hôm nay, anh đang giao nước tiểu sạch cho một tín đồ thực sự, Noah Hoskins, chủ trang trại Bunker. Hoskins cho hay đồng cỏ của ông đang khát nước tiểu. “Nếu bạn đang lấy chất dinh dưỡng ra khỏi lòng đất, bạn cần bổ sung những chất dinh dưỡng đó dưới hình thức này hay hình thức khác”, ông nói.

Rất nhiều dự án tái chế nước tiểu vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu và phát triển, nhưng Noe-Hays đã nhìn thấy một tương lai rất tươi sáng. “Chúng tôi không yêu cầu mọi người làm điều gì đó khó khăn. Bạn chỉ cần sử dụng nhà vệ sinh thôi. Điều bạn vừa làm, thật tuyệt vời! Bạn đã tạo ra thứ gì đó hữu ích cho chính bạn và cho cả thế giới”. ông cho hay.

nongnghiep.vn

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Việt Nam tỏa sáng trong Chỉ số An toàn An ninh mạng Toàn cầu 2024

Việt Nam tỏa sáng trong Chỉ số An toàn An ninh mạng Toàn cầu 2024

Việt Nam đạt thành tích xuất sắc trong Chỉ số An toàn An ninh mạng Toàn cầu 2024 với tổng điểm 99,74/100, đứng trong top 46 quốc gia dẫn đầu.
Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên 'chào sân' Trung Quốc

Lễ hội trái cây Việt Nam lần đầu tiên được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, từ ngày 29-30/9/2024, với chủ đề "Trái cây Việt Nam - Bốn mùa thơm ngon".
Gia vị Việt Nam tỏa sáng trên thị trường Ý tại Hội chợ Rieti

Gia vị Việt Nam tỏa sáng trên thị trường Ý tại Hội chợ Rieti

Gian hàng Việt Nam ghi dấu ấn tại Hội chợ quốc tế về ớt và gia vị Rieti, khẳng định vị thế và tiềm năng của nông sản Việt trên trường quốc tế.
Ba mặt hàng nông sản "rộng đường" vào thị trường Trung Quốc

Ba mặt hàng nông sản "rộng đường" vào thị trường Trung Quốc

Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã ký 3 nghị định thư sẽ mở đường cho việc xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh và cá sấu sang thị trường Trung Quốc. Đây là bước tiến quan trọng trong quan hệ thương mại nông sản giữa hai nước, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp Việt Nam.
Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy phát triển hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp

Việt Nam - Trung Quốc thúc đẩy phát triển hơn nữa lĩnh vực nông nghiệp

Tăng cường hợp tác lĩnh vực nông nghiệp là một trong những vấn đề trọng điểm nhằm thúc đẩy phát triển hơn nữa sau chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đây là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm nay.
Cúm gia cầm H5N1 tại Mỹ có nguy cơ lây nhiễm sang người

Cúm gia cầm H5N1 tại Mỹ có nguy cơ lây nhiễm sang người

Cúm gia cầm H5N1 đang lan rộng sang 23 loài động vật có vú tại Mỹ, gây lo ngại về nguy cơ lây nhiễm sang người.
Các đồng tiền ASEAN trỗi dậy sau giai đoạn suy yếu

Các đồng tiền ASEAN trỗi dậy sau giai đoạn suy yếu

Các đồng tiền Đông Nam Á đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn suy yếu, với đồng ringgit của Malaysia dẫn đầu mức tăng trưởng ấn tượng.
Doanh nghiệp Việt gặp khó sau quyết định của của Bộ Thương mại Mỹ

Doanh nghiệp Việt gặp khó sau quyết định của của Bộ Thương mại Mỹ

Quyết định không công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường của Mỹ gây thất vọng lớn cho Việt Nam, đe dọa hàng rào thuế quan mới đối với hàng xuất khẩu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Trong chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi mở rộng hợp tác và đầu tư hiệu quả giữa hai nước để đạt mục tiêu kim ngạch thương mại 20 tỷ USD.
Việt Nam - Thụy Sỹ đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp nền tảng

Việt Nam - Thụy Sỹ đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp nền tảng

Việt Nam và Thụy Sỹ đang đẩy mạnh đàm phán FTA, hướng tới thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, khai thác tiềm năng hợp tác to lớn giữa hai nước.
Hàn Quốc và Việt Nam ký kết hợp đồng nông nghiệp trị giá 2,69 triệu USD

Hàn Quốc và Việt Nam ký kết hợp đồng nông nghiệp trị giá 2,69 triệu USD

Tuần lễ Quan hệ đối tác tăng cường Việt - Hàn 2024 đã thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác nông nghiệp giữa hai nước, với trọng tâm là công nghệ trang trại thông minh của Hàn Quốc và tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.
Thái Lan lao đao vì làn sóng đóng cửa nhà máy

Thái Lan lao đao vì làn sóng đóng cửa nhà máy

Hàng loạt nhà máy tại Thái Lan phải đóng cửa do chi phí tăng cao và sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt là từ Trung Quốc.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính