Thứ bảy 05/07/2025 23:51Thứ bảy 05/07/2025 23:51 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu về CNH, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Đây là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 6/6/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao (Chỉ thị số 37-CT/TW), do Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Hà Nội vào 9/9/2024.
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu về CNH, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngành giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng được đánh giá là "có nhiều chuyển biến". (Ảnh: chinhphu.vn)

Trong 10 năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW được thực hiện đồng bộ từ Trung ương tới địa phương. Công tác học tập, quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên ở các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân được triển khai khá đồng bộ với sự tham gia, vào cuộc và phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành.

Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngành giáo dục nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng được đánh giá là "có nhiều chuyển biến". Tỷ lệ lao động có chứng chỉ và văn bằng tăng dần, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp Phạm Vũ Quốc Bình, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về đào tạo nhân lực có tay nghề cao bước đầu đã đạt được một số kết quả, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền,cán bộ, đảng viên và xã hội về đào tạo nhân lực có tay nghề cao đã được nâng lên, tạo được sự đồng thuận, ủng hộ, tham gia của nhân dân đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao.

Tính đến tháng 6/2024 đã có 141 văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật GDNN, từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách cho GDNN và đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Các bậc trình độ đào tạo GDNN được hình thành theo hướng mở, liên thông, phù hợp với hệ thống GDNN các nước trên thế giới. Mạng lưới trường cao đẳng chất lượng cao được hình thành, tiếp cận trình độ khu vực và quốc tế.

Kết quả tuyển sinh trong thời gian qua cũng đạt được các kết quả nổi bật. Số lượng tuyển sinh giai đoạn 2014 - 2023 đạt 21.238 triệu người, trong đó trình độ cao đẳng đạt 1,716 triệu người (chiếm 8,1%), trình độ trung cấp đạt 2,4 triệu người (chiếm 11,6%). Quy mô đào tạo tăng góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ của cả nước năm 2023 đạt 27,6%.

Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại

Nông nghiệp hữu cơ - chìa khóa giúp phát triển nền nông nghiệp hiện đại

Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông sản hữu cơ ngày một gia tăng trên thị trường trong nước cũng như ...

Chương trình đào tạo được đổi mới, phát triển dựa trên các tiêu chuẩn kỹ năng nghề. Các cơ quan liên quan đã xây dựng và ban hành 300 bộ khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng cho 300 nghề để các trường tự chủ làm căn cứ xây dựng, điều chỉnh, ban hành chương trình đào tạo của trường đạt chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Đào tạo chất lượng cao được đẩy mạnh, đào tạo thí điểm theo các bộ chương trình chuyển giao từ Australia, CHLB Đức; đào tạo nghề cho lao động nông thôn được đẩy mạnh.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GDNN tăng nhanh về số lượng, chất lượng, từng bước đạt chuẩn; chương trình đào tạo từng bước được đổi mới theo yêu cầu của doanh nghiệp; chuyển giao, áp dụng các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài (Australia, CHLB Đức, Pháp, Hàn Quốc...). Chính sách tôn vinh, khen thưởng đối với giáo viên và cán bộ quản lý và các nghệ nhân ở các làng nghề tích cực tham gia đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân lực tay nghề cao được đẩy mạnh.

Nhiều chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp khi tham gia hoạt động đào tạo được sửa đổi, bổ sung tạo động lực cho doanh nghiệp tích cực tham gia phát triển GDNN. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực GDNN được đẩy mạnh cả về quy mô và đa dạng hóa về nội dung, hình thức.

Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận, góp ý cho dự thảo báo cáo Tổng kết và dự thảo Tờ trình trình Ban Bí thư về tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW. Cùng với đó, các tham luận đã tập trung vào các nội dung: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và sơ kết, tổng kết thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW; Thực trạng đào tạo nhân lực có tay nghề cao hiện nay; Những giải pháp để đẩy mạnh đào tạo nhân lực có tay nghề cao trong thời gian tới.

Các chính cách về đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được ban hành. (Ảnh minh họa)
Chính sách về đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn được ban hành và thực hiện hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Thứ trưởng Lê Văn Thanh đánh giá, trong 10 năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức nghiên cứu, quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW được thực hiện đồng bộ từ Trung ương tới địa phương. Công tác học tập, quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ đảng viên ở các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân được triển khai khá đồng bộ với sự tham gia, vào cuộc và phối hợp của nhiều cấp, nhiều ngành.

"Thời gian vừa qua Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4/5/2023 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/7/2024 về đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ban cán sự đảng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất Ban Bí thư quan tâm chỉ đạo thực hiện hiệu quả các Chỉ thị, kết luận nêu trên, không ban hành Chỉ thị mới trong thời gian này" – Thứ trưởng cho biết.

Bài liên quan

Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 3359/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Đồng Nai: Xử phạt hàng loạt các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp

Đồng Nai: Xử phạt hàng loạt các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Nai yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, phân bón; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản chấp hành nghiêm các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc BVTV và sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Quảng Ninh: Lễ ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Quảng Ninh: Lễ ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ trong bối cảnh đảm bảo an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
Thái Nguyên: Những lợi thế để nông, lâm nghiệp bứt phá

Thái Nguyên: Những lợi thế để nông, lâm nghiệp bứt phá

Sau khi sáp nhập, tỉnh Thái Nguyên sẽ có diện tích đất nông, lâm nghiệp khá lớn (trên 700 nghìn héc-ta), trong đó có hơn 150 nghìn héc-ta đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng lúa, trồng cây hằng năm, cây lâu năm
Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vào hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Đây là một trong những bước đi quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí, tận dụng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lâm Đồng: Xã Quảng Tân công bố các quyết định về cán bộ

Lâm Đồng: Xã Quảng Tân công bố các quyết định về cán bộ

Ngày 2/7, UBND xã Quảng Tân, tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND xã về việc thành lập các phòng chuyên môn, Trung tâm Phục vụ hành chính công và công bố Quyết định của UBND xã về Công tác cán bộ. Ông Trần Vĩnh Phú, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã chủ trì hội nghị.
TP. Hồ Chí Minh: Giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp tăng lên 8.200 đồng/kg

TP. Hồ Chí Minh: Giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp tăng lên 8.200 đồng/kg

Quyết định mới ban hành của UBND TP.HCM điều chỉnh giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM từ 7.600 đồng lên 8.200 đồng/kg.
Ông Trần Minh Sáng làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai (mới)

Ông Trần Minh Sáng làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai (mới)

Chiều ngày 1/7, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thành lập các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và công bố các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh liên quan đến công tác cán bộ.
Quảng Ninh: Kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng trên 11%

Quảng Ninh: Kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng trên 11%

Ngày 2/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm và thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Đà Nẵng - Bay cao cùng đất nước trong đêm hội lịch sử

Đà Nẵng - Bay cao cùng đất nước trong đêm hội lịch sử

Tối 30/6, tại sân khấu DIFF bên bờ sông Hàn, hàng ngàn người dân và đại biểu đã hòa nhịp trong chương trình nghệ thuật đặc biệt mang chủ đề “Đà Nẵng – Bay cao cùng đất nước”, một dấu mốc tinh thần quan trọng chào đón thời khắc chuyển mình của thành phố sau sự kiện công bố Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính.
Hải Phòng: Đồng loạt ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Phòng: Đồng loạt ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hòa chung không khí của cả nước, bắt đầu từ ngày 1/7/2025, thành phố Hải Phòng chính thức triển khai cuộc Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp năm 2025 trên toàn địa bàn. Đây là cuộc tổng điều tra quy mô lớn của quốc gia, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thu thập thông tin toàn diện, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, xây dựng kế hoạch và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nông nghiệp trong giai đoạn mới.
Quảng Ninh: Lễ ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Quảng Ninh: Lễ ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Chung kết Cuộc thi Hoa hậu Quý bà hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025

Chung kết Cuộc thi Hoa hậu Quý bà hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025

Ngày 30/6, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025. Người đẹp Nguyễn Thị Thưa, số báo danh 333 đến từ Hải Dương đã giành ngôi vị Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025.
Tinh gọn bộ máy, kiện toàn hệ thống: Tỉnh Quảng Ngãi bước vào thời kỳ phát triển mới

Tinh gọn bộ máy, kiện toàn hệ thống: Tỉnh Quảng Ngãi bước vào thời kỳ phát triển mới

Tinh gọn tổ chức, thống nhất mô hình quản trị và nâng cao hiệu quả điều hành là mục tiêu trọng tâm của đợt sắp xếp đơn vị hành chính lần này. Tỉnh Quảng Ngãi mới ra đời với kỳ vọng trở thành hình mẫu về đổi mới thể chế và tổ chức bộ máy trong tiến trình hiện đại hóa đất nước.
Chính quyền địa phương 2 cấp: Dấu mốc cải cách hành chính lịch sử từ ngày 1/7/2025

Chính quyền địa phương 2 cấp: Dấu mốc cải cách hành chính lịch sử từ ngày 1/7/2025

Từ hôm nay, 34 tỉnh, thành trên cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, thay thế mô hình 3 cấp cũ đã tồn tại nhiều thập niên. Đây là bước chuyển mình quan trọng, đặt nền móng cho một nền hành chính tinh gọn, hiện đại và phục vụ nhân dân hiệu quả hơn.
Cao Bằng: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính

Cao Bằng: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính

Sáng 30/6, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động đơn vị hành chính (ĐVHC), sắp xếp các ĐVHC cấp xã; quyết định thành lập Đảng bộ cấp xã; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ cấp xã.
Quảng Ninh: Hình thành phong cách làm việc gần dân, sát dân, lấy người dân làm trung tâm

Quảng Ninh: Hình thành phong cách làm việc gần dân, sát dân, lấy người dân làm trung tâm

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị ở cơ sở, từ cấp ủy, chính quyền, đến MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội phải nhanh chóng ổn định tổ chức, hình phong cách làm việc gần dân, sát dân, lấy người dân là đối tượng trung tâm để cán bộ, công chức phục vụ.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính