Thứ sáu 11/07/2025 10:23Thứ sáu 11/07/2025 10:23 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Các nước nghèo phát thải ít nhưng gành chịu tổn thất nặng nề

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Một nghiên cứu mới đây cho thấy những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia nghèo ở vùng nhiệt đới.

Một nghiên cứu mới đây đã làm sáng tỏ những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các quốc gia nghèo ở vùng nhiệt đới.

Những nước này, mặc dù có lượng phát thải khí nhà kính thấp nhất, lại phải đối mặt với gánh nặng kinh tế lớn nhất do biến đổi khí hậu.

Anders Levermann, nhà khoa học khí hậu tại Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam cho biết mức tổn thất hàng năm do các thiệt hại liên quan đến khí hậu có thể lên đến 38 tỷ USD, cao gấp sáu lần so với chi phí cần thiết để giảm thiểu khí thải nhằm đạt các mục tiêu trong Thỏa thuận Paris. Nghiên cứu cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa sự thay đổi nhiệt độ trung bình hàng năm và tăng trưởng kinh tế. Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hưởng đến nhiệt độ mà còn gây ra hạn hán, bão lớn và lũ lụt thường xuyên hơn, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh và kinh tế.

tm-img-alt
Các nước nghèo sẽ chịu tổn thất kinh tế nhiều hơn 61% so với các nước giàu, và các quốc gia có lượng phát thải thấp trong lịch sử sẽ mất thu nhập nhiều hơn 40% so với những quốc gia phát thải cao. Ảnh minh hoạ. ITN

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu từ các mô phỏng khí hậu và dữ liệu lịch sử để dự đoán rằng thu nhập trên toàn thế giới có thể giảm từ 11% đến 29% vào năm 2049, với mức giảm trung bình ước tính khoảng 19%. Con số này cao hơn nhiều so với ước tính trước đó chỉ xem xét mức tăng nhiệt độ trung bình. Levermann nhấn mạnh rằng dù các mô phỏng khí hậu không thay đổi đáng kể cho đến giữa thế kỷ này, hầu hết các thiệt hại kinh tế dự đoán trong nghiên cứu là không thể tránh khỏi vào năm 2049.

Các nước nghèo sẽ chịu tổn thất kinh tế nhiều hơn 61% so với các nước giàu, và các quốc gia có lượng phát thải thấp trong lịch sử sẽ mất thu nhập nhiều hơn 40% so với những quốc gia phát thải cao. Matteo Coronese, nhà nghiên cứu tại Scuola Superiore Sant'Anna ở Ý nhấn mạnh rằng những người sống ở châu Phi cận Sahara đặc biệt dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu vì nền kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp và lượng mưa.

Coronese kêu gọi tất cả các quốc gia hành động để thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là hỗ trợ các nước đang phát triển chuyển đổi sang các cơ cấu kinh tế khử carbon. Mặc dù có nhiều yếu tố không chắc chắn trong các ước tính của nghiên cứu, Levermann và Coronese đều đồng ý rằng việc đầu tư để phòng trước rủi ro sẽ rẻ hơn nhiều so với việc trả giá cho những thiệt hại trong tương lai.

Sau năm 2049, việc dự đoán tổn thất do biến đổi khí hậu sẽ trở nên khó khăn hơn. Theo Coronese, dù các nghiên cứu hiện tại cho rằng không có gì thay đổi ngoài khí hậu, nhưng các biện pháp thích ứng có thể làm mọi thứ tốt hơn. Nhiệm vụ giảm thiểu khí thải và thích ứng với biến đổi khí hậu là cấp thiết và rõ ràng.

Levermann kết luận: “Việc đầu tư để phòng trước rủi ro sẽ rẻ hơn nhiều so với việc trả giá cho những thiệt hại”.

www.moitruongvadothi.vn

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tu Mơ Rông, Kon Tum: Gần 200 triệu đồng thiệt hại do ảnh hưởng bão số 1

Tu Mơ Rông, Kon Tum: Gần 200 triệu đồng thiệt hại do ảnh hưởng bão số 1

Do ảnh hưởng của bão số 1, huyện Tu Mơ Rông ghi nhận tình trạng mưa vừa kèm gió mạnh, lượng mưa đo được từ 34,8mm đến 44mm. Dù bão không đổ bộ trực tiếp, nhưng với đặc điểm địa hình đồi núi dốc và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, thiên tai đã gây thiệt hại đáng kể trên địa bàn huyện.
Bão số 1: 22.500 ha lúa và hoa màu bị ngập

Bão số 1: 22.500 ha lúa và hoa màu bị ngập

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), từ ngày 10 - 12/6 do ảnh hưởng bão số 1, mưa lớn đã gây nhiều thiệt hại tại các tỉnh, thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Quảng Ninh: Triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 1

Quảng Ninh: Triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 1

Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Văn bản số 12/BCH-VP yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, không được chủ quan, lơ là trước diễn biến phức tạp của bão số 1 (WUTIP).
Bộ Nông Nghiệp và Môi trường chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 1

Bộ Nông Nghiệp và Môi trường chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 1

Dù không trực tiếp đổ bộ vào đất liền, bão số 1 được dự báo sẽ gây mưa lớn trên diện rộng tại Trung Bộ và Tây Nguyên. Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã tổ chức họp khẩn chỉ đạo các địa phương không được chủ quan, đặc biệt tại các vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét và ngập úng.
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 16 tỉnh

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 16 tỉnh

Các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-50mm có nơi trên 60mm.
Sự sống gắn liền với  bảo vệ đại dương

Sự sống gắn liền với bảo vệ đại dương

Ngày Đại dương thế giới được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc công nhận vào ngày 8/6/2009 và được tổ chức hằng năm sau đó. Mục tiêu chung của ngày Đại dương thế giới là nâng cao nhận thức cho người dân và các nhà quản lý về vai trò quan trọng của biển và đại dương. Bên cạnh đó, ngày này còn là ngày mọi người trên toàn cầu kỷ niệm và tôn vinh những giá trị của đại dương cung cấp cho cuộc sống của con người.
Rừng đầu nguồn: Lá chắn cho sự sống và phát triển bền vững

Rừng đầu nguồn: Lá chắn cho sự sống và phát triển bền vững

Rừng đầu nguồn, lá phổi xanh của Trái Đất, nơi khởi nguồn của những dòng sông mang nặng phù sa, từ bao đời nay đã đóng vai trò vô cùng thiết yếu đối với sự cân bằng sinh thái và đời sống con người.
Lâm Đồng chủ động ứng phó nguy cơ thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2025

Lâm Đồng chủ động ứng phó nguy cơ thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2025

Trước dự báo thời tiết bất thường, mưa lớn diện rộng, sạt lở đất và lũ quét có nguy cơ xảy ra trên địa bàn, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Công điện khẩn số 536/UBND nhằm tăng cường công tác phòng, chống thiên tai trong thời gian tới. Công điện được ban hành sau khi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương có các chỉ đạo cụ thể liên quan đến tình hình mưa bão và an toàn phòng chống thiên tai trên cả nước.
Chủ động ứng phó sự cố môi trường mùa mưa bão năm 2025

Chủ động ứng phó sự cố môi trường mùa mưa bão năm 2025

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết và nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong mùa mưa bão, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện nhiều biện pháp chủ động phòng ngừa và ứng phó.
Cao Bằng: Có 310 điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét cao

Cao Bằng: Có 310 điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét cao

Cao Bằng hiện có đến 310 điểm nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, trong đó, một số huyện có nhiều điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét cao, như: Nguyên Bình 108 điểm, Bảo Lâm 38 điểm, Bảo Lạc 28 điểm… Đó là con số thống kê của Văn phòng Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Cao Bằng.
Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 255/TB-VPCP ngày 23/5/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính