Thứ tư 16/07/2025 06:07Thứ tư 16/07/2025 06:07 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Tịch điền ở Đọi Sơn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể lưu truyền đến hôm nay luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và sự phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã Duy Tiên (Hà Nam). Bên cạnh những giá trị văn hóa vật thể tiêu biểu như Bảo vật quốc gia Bia Sùng Thiện Diên Linh, Trống đồng Tiên Nội, miền đất này còn là quê hương của nhiều lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như lễ hội Tịch điền, lễ hội chùa Đọi Sơn, lễ hội Lảnh Giang…
Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Tịch điền ở Đọi Sơn
Duy Tiên là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa và cách mạng.

Duy Tiên là vùng đất có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa và cách mạng. Trải qua trường kỳ lịch sử, các thế hệ người dân Duy Tiên đã không ngừng bồi đắp, tạo dựng nên kho tàng di sản văn hóa vô cùng quý giá, đậm đà bản sắc của vùng quê châu thổ Bắc bộ.

Với trên 20 lễ hội truyền thống được tổ chức thường niên với các nghi thức tế, lễ, rước được tổ chức long trọng, giàu truyền thống; các lễ hội còn giữ được nhiều trò chơi phản ánh tín ngưỡng cổ xưa của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước góp phần tăng tính cố kết cộng đồng của làng xã. Lễ hội đã được khôi phục đáp ứng nhu cầu văn hóa tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong và ngoài thị xã là lễ hội Tịch điền.

Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Tịch điền ở Đọi Sơn
Trải qua hàng nghìn năm, lễ hội Tịch điền đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc.

Theo Việt sử lược - cuốn sử có niên đại sớm nhất còn lại đến ngày nay: “Năm Đinh Hợi, hiệu Thiên Phù, năm thứ 7 (987) vua bắt đầu cày ruộng Tịch điền ở Đội Sơn, được một lọ vàng bạc, cày ở núi Bà Hối được một lọ nữa, vua đặt tên đất đó là ruộng Kim Ngân”. Theo “Đại Việt sử ký toàn thư” do Ngô Sĩ Liên biên soạn vào thế kỷ XV ghi chép về sự kiện này, cụ thể hơn về thời gian và có khác biệt về địa danh: “Đinh Hợi năm thứ 8 (niên hiệu Thiên Phúc)” năm 987, mùa Xuân, vua bắt đầu cày ruộng ở núi Đọi được một chĩnh nhỏ vàng, lại cày ở núi Bàn Hải được một chĩnh nhỏ bạc, vì thế đặt tên là ruộng Kim Ngân. Thời Nguyễn, sách “Đại Nam nhất thống chí” ghi nhận vua Lê Hoàn cày Tịch điền ở núi Long Đọi được một lọ vàng cốm nên gọi là Kim điền.

Vị vua Lê Hoàn được ghi nhận là ông vua đầu tiên chế độ phong kiến Việt Nam tiến hành lễ cày Tịch điền, nhằm mục đích khuyến khích sản xuất nông nghiệp. Kể từ đó nối tiếp các triều đại sau Lý, Trần, Lê, Nguyễn đều tổ chức lễ hội Tịch điền một cách thành kính, trang trọng cầu mùa màng bội thu, khuyến khích sản xuất nông trang. Trải qua hàng nghìn năm, lễ hội Tịch điền đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc; năm 2017, lễ hội Tịch điền được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Sau một thời gian dài gián đoạn, năm 2009 lễ hội Tịch điền đã được tỉnh Hà Nam phục dựng lại. Từ năm 2009 đến nay, cứ vào dịp đầu xuân từ ngày mồng 5 đến ngày mồng 7 tết lễ hội Tịch điền lại được diễn ra với những nghi lễ trang trọng, vinh dự được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ ngành Trung ương về tham dự. Sau 15 năm phục dựng và tổ chức, đến nay công tác tổ chức đã đi vào nền nếp, nhuần nhuyễn theo kịch bản tổng thể do Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam xây dựng và những ý kiến đóng góp sau khi diễn ra Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy không gian lễ hội Tịch điền gắn với phát triển du lịch quốc gia” diễn ra tại thị xã Duy Tiên năm 2022.

Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Tịch điền ở Đọi Sơn
Lễ hội Tịch điền phục dựng theo một kịch bản bao gồm phần lễ và phần hội, kết hợp nghi lễ truyền thống với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao.

Lễ hội Tịch điền phục dựng theo một kịch bản bao gồm phần lễ và phần hội, kết hợp nghi lễ truyền thống với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao. Phần lễ với các hoạt động như Lễ cáo yết xin thành hoàng làng cho mở lễ hội tại đình Đọi Tam tối ngày mồng 5 tháng Giêng, lễ rước nước lên Đàn tế, lễ cầu an tại Chùa Đọi Sơn ngày mồng 6 tháng Giêng.

Lễ Tịch điền sáng ngày mồng 7 tháng Giêng với các màn múa rồng mừng hội, vị bô lão đọc văn trình, lễ dâng hương trước bàn thờ Thần nông và linh vị vua Lê Đại Hành, nhập linh khí và thực hiện nghi trình cày Tịch điền. Phần hội với các hội thi như hội thi vẽ trang trí trâu, hội thi làm bánh dày của các dòng họ làng Đọi Tam, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các gian hàng trưng bày, triển lãm các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã và của tỉnh Hà Nam.

Bên cạnh đó, các giải thể thao quần chúng như bóng chuyền hơi, bóng chuyền da, cờ tướng cùng nhiều trò chơi dân gian được tổ chức như đánh đu, bịt mắt đập niêu, giải vật tịch điền… cũng được tổ chức mang lại không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân tham gia lễ hội, du khách thập phương.

Mỗi lễ hội diễn ra đều hàm chứa một ý nghĩa, phong tục đặc trưng. Với lễ hội Tịch điền, đặc trưng ấy càng trở nên độc đáo. Hình ảnh vị vua xuống đồng trở thành một biểu tượng, nhiều chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chăm lo đời sống nông dân làm cho nông dân no ấm.

Mỗi năm lễ hội diễn ra thêm nhắc nhở chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn về phát triển nông nghiệp bền vững. Chính vì tầm quan trọng của lễ hội Tịch điền gắn với phát triển du lịch, năm 2022, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh Hà Nam, Ủy ban nhân dân thị xã Duy Tiên phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Viện văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tổ chức thành công Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy không gian lễ hội Tịch điền – Đọi Sơn gắn với phát triển du lịch quốc gia”. Hội thảo đã có sự tham gia nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học; nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu, quan trọng để duy trì, bảo tồn và phát huy lễ hội Tịch điền trong những năm tiếp theo.

Lễ hội Tịch điền từ khi phục dựng đến nay mang nhiều ý nghĩa, là nét văn hóa đặc sắc của thị xã Duy Tiên nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung, là lễ hội khai Xuân đầu tiên của tỉnh Hà Nam. Lễ hội có ý nghĩa nhắn nhủ các thế hệ hôm nay và tương lai nhớ đến công ơn của cha ông trong việc khai phá ruộng đồng, tích cực sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng cuộc sống ổn định, phồn vinh.

Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Tịch điền ở Đọi Sơn
Việc duy trì và tổ chức lễ hội ngày nay còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của địa phương, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, quảng bá tiềm năng du lịch của thị xã và của tỉnh Hà Nam.

Trong thời gian tới, để bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Tịch điền được bền vững và thu hút được nhiều hơn sự quan tâm của cộng đồng và du khách thập phương, cần tập trung thực hiện một số giải pháp như.

Một, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý và tổ chức lễ hội, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, các địa phương, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức của nhân dân về việc thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh trong hoạt động lễ hội; tuyên truyền, hướng dẫn những quy định về văn bản pháp luật có liên quan đến lễ hội Tịch điền nhằm nâng cao hiểu biết của nhân dân để người dân có ý thức trách nhiệm cùng chính quyền tổ chức tốt lễ hội.

Hai, triển khai xây dựng Quy hoạch tổng thể khu di tích quốc gia đặc biệt chùa Đọi Sơn, quy hoạch không gian lễ hội Tịch điền làm cơ sở triển khai các dự án, kế hoạch gắn với phát triển du lịch gắn với di sản văn hóa tiêu biểu của tỉnh Hà Nam, tạo sự đặc thù bằng những giá trị nổi bật, chân thực truyền thống văn hóa địa phương bằng lễ hội Tịch điền Đọi Sơn.

Ba, duy trì hàng năm tổ chức lễ hội Tịch điền phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, xu hướng phát triển của xã hội, nâng cao chất lượng các hoạt động trong lễ hội; ngoài các phần lễ chính, sáng tạo các ra các hoạt động thu hút khách tham quan và khách du lịch. Tiến hành tổ chức rút kinh nghiệm thường xuyên ngay trong và sau khi kết thúc lễ hội.

Việc duy trì và tổ chức lễ hội ngày nay còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của địa phương, giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, quảng bá tiềm năng du lịch của thị xã và của tỉnh Hà Nam. Lễ hội phục dựng và tổ chức 15 năm qua đã được cộng đồng và du khách chấp nhận và hưởng ứng. Có thể thấy trong thời gian qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội Tịch điền có sự chuyển biến tích cực, từng bước đi vào nền nếp, thu hút được đông đảo sự hưởng ứng tham gia của các tầng lớp nhân dân. Các cấp, các ngành quan tâm tăng cường công tác quản lý nhà nước và hướng dẫn nghiệp vụ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội.

Với những tiềm năng sẵn có của lễ hội Tịch điền cùng với sự quan tâm, định hướng chỉ đạo của các cấp từ Trung ương đến chính quyền địa phương với sự đoàn kết, đồng lòng của người dân thị xã Duy Tiên. Việc bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Tịch điền sẽ mang lại những giá trị to lớn, bền vững cho phát triển du lịch, kinh tế - xã hội của Duy Tiên nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 là cơ sở khơi thông động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW, được Ban Chấp hành Trung ương ban hành ngày 4 tháng 5 năm 2025, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước ta về vai trò then chốt của kinh tế tư nhân trong giai đoạn phát triển mới.
Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Quy trình cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 17/2025/TT-BNNMT quy định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản.
Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Lĩnh vực giám định tư pháp trong nông nghiệp và môi trường

Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Thông tư 29/2025/TT-BNNMT quy định giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 29/2025/TT-BYT quy định về việc đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu.
Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông, bãi nổi

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông, bãi nổi

Ngày 9/7, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê trên địa bàn.
Giám đốc Sở NN&MT Nghệ An nói gì về việc điều chỉnh bảng giá đất mới?

Giám đốc Sở NN&MT Nghệ An nói gì về việc điều chỉnh bảng giá đất mới?

Phiên thảo luận tại hội trường của kỳ họp thứ 31, HĐND tỉnh Nghệ An khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) Hoàng Quốc Việt giải trình việc điều chỉnh bảng giá đất mới được nhiều người dân quan tâm.
Phát triển ngành dược liệu thành ngành kinh tế sinh học mũi nhọn

Phát triển ngành dược liệu thành ngành kinh tế sinh học mũi nhọn

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 183/2025/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp. Điểm nhấn quan trọng trong lần sửa đổi này là việc bổ sung Chương 4a, quy định chi tiết về việc nuôi, trồng và thu hoạch cây dược liệu trong các loại rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Đây được xem là bước tiến quan trọng nhằm thể chế hóa chủ trương phát triển ngành dược liệu thành ngành kinh tế sinh học mũi nhọn, đồng thời mở ra cơ hội sinh kế bền vững dưới tán rừng cho cộng đồng địa phương.
Nông dân được kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Nông dân được kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Nông dân cả nước vừa đón nhận tin vui lớn khi Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc tiếp tục kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Bước chuyển quan trọng trong việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản

Bước chuyển quan trọng trong việc quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản

Từ ngày 1/7, Luật Địa chất và Khoáng sản chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong việc điều tra, quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên khoáng sản. Việc triển khai Luật có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh cả nước đang bắt đầu thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND cấp xã

Chức năng cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND cấp xã

Ngày 19/06/2025, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường ban hành ban hành Thông tư 19/2025/TT-BNNMT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc của UBND cấp xã.
Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký chứng thực Nghị quyết số 216/2025/QH15 về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính