Thứ tư 11/12/2024 06:28Thứ tư 11/12/2024 06:28 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Bão số 7 vào Biển Đông, yêu cầu các địa phương sẵn sàng ứng phó

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Sáng 8/11, bão Yinxing đã chính thức đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.
Bão số 7 vào Biển Đông, yêu cầu các địa phương sẵn sàng ứng phó
Bão số 7 nằm trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17 - Ảnh minh họa.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ sáng nay, tâm bão số 7 nằm trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17. Dự báo trong 24 đến 72 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15km. Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Nam, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 8-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 4,0-6,0m, vùng gần tâm 6,0-8,0m; biển động dữ dội. Nguy cơ cao xảy ra dông, lốc, gió mạnh trên biển.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 7, chiều 7/11, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Công điện số 114/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó.

Thủ tướng yêu cầu các địa phương ven biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa tập trung kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi, bảo đảm an toàn cho tàu thuyền đang hoạt động trên biển và neo đậu. Đồng thời, cần rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân.

Công điện cũng nhấn mạnh việc bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời hỗ trợ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, lũ.

Các bộ, ngành liên quan được yêu cầu theo dõi chặt chẽ, dự báo, cập nhật thông tin kịp thời về diễn biến của bão; chủ động triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó; bảo đảm an toàn các hoạt động dầu khí trên biển, khai thác khoáng sản, hệ thống lưới điện, giao thông...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao nhiệm vụ theo dõi sát tình hình, chỉ đạo triển khai công tác ứng phó, bảo đảm an toàn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đê điều, hồ đập.

Các cơ quan truyền thông được yêu cầu tăng cường đưa tin về diễn biến của bão và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng tránh.

Tags Tags:

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Cảnh báo về sự gia tăng khí thải nitơ oxit

Cảnh báo về sự gia tăng khí thải nitơ oxit

Liên hợp quốc cảnh báo khí thải nitơ oxit đang tăng nhanh, đe dọa mục tiêu khí hậu và gây hại cho tầng ôzôn, sức khỏe con người.
Tín chỉ carbon: Mở ra tương lai mới cho giao thông Việt Nam

Tín chỉ carbon: Mở ra tương lai mới cho giao thông Việt Nam

Dự án thí điểm tín chỉ carbon cho xe máy điện của do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) mở ra hướng đi mới cho giao thông xanh tại Việt Nam, góp phần hiện thực hóa mục tiêu 100% phương tiện sử dụng năng lượng xanh vào năm 2050.
Hồ Xuân Dương - Điểm hẹn sinh thái lý tưởng tại Diễn Châu

Hồ Xuân Dương - Điểm hẹn sinh thái lý tưởng tại Diễn Châu

Hồ Xuân Dương, thuộc xã Diễn Phú, huyện Diễn Châu, Nghệ An, là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn với tổng diện tích 339 ha, dung tích 20 triệu m³ nước. Đây không chỉ là nguồn nước phục vụ sản xuất cho 5 xã lân cận mà còn là điểm đến nổi bật với vẻ đẹp nguyên sơ, được bao bọc bởi những cánh rừng bạt ngàn và những dãy núi hùng vĩ.
Huyện Kiến Thụy (TP.Hải Phòng): Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng

Huyện Kiến Thụy (TP.Hải Phòng): Tăng cường công tác phòng, chống cháy rừng

Huyện Kiến Thụy (TP.Hải Phòng), phát động ra quân thu dọn, vệ sinh diện tích rừng bị thiệt hại do bão số 3 gây ra phòng, chống cháy rừng với phương châm “4 bốn tại chỗ”.
Đối mặt với xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025

Đối mặt với xâm nhập mặn mùa khô 2024-2025

Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) dự báo, xâm nhập mặn trên các cửa sông Cửu Long sẽ tăng dần trong tháng 12 này.
Châu Á chìm trong khói bụi: Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe hàng triệu người

Châu Á chìm trong khói bụi: Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe hàng triệu người

Bầu không khí ô nhiễm đang bao trùm châu Á, đe dọa sức khỏe hàng triệu người và hối thúc hành động khẩn cấp để cải thiện chất lượng không khí.
Hải Dương: Người dân ở nông thôn phân loại rác hữu cơ, ủ mùn tại nhà

Hải Dương: Người dân ở nông thôn phân loại rác hữu cơ, ủ mùn tại nhà

Huyện Nam Sách đã triển khai phân loại rác tại nguồn ở 15 xã, đến nay hơn 33% số hộ nông thôn ở Huyện đã phân loại rác hữu cơ, ủ mùn tại nhà.
Tín chỉ carbon và giao dịch chứng chỉ carbon

Tín chỉ carbon và giao dịch chứng chỉ carbon

Thị trường carbon được bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, thông qua vào năm 1997. Theo đó, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết.
Cây xương rồng lê gai "cứu cánh" nông nghiệp trước biến đổi khí hậu

Cây xương rồng lê gai "cứu cánh" nông nghiệp trước biến đổi khí hậu

Cây xương rồng lê gai, với khả năng chịu hạn và tiêu thụ ít nước, đang trở thành giải pháp bền vững cho nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.
Quảng Ngãi nỗ lực hoàn thành mục tiêu trồng một triệu cây xanh

Quảng Ngãi nỗ lực hoàn thành mục tiêu trồng một triệu cây xanh

Quảng Ngãi đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc sau khi tiến độ thực hiện chương trình trồng 1 triệu cây xanh còn chậm so với kế hoạch.
Hà Giang chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại

Hà Giang chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại

Trước những đợt rét đậm, rét hại đang ảnh hưởng đến tỉnh Hà Giang, đặc biệt là các huyện vùng cao như Đồng Văn, Mèo Vạc, chính quyền địa phương đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống rét cho người và gia súc, nhằm hạn chế thiệt hại.
Hồ Ka Pét: Cân bằng giữa nước và rừng

Hồ Ka Pét: Cân bằng giữa nước và rừng

Dự án hồ Ka Pét ở Bình Thuận được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, nhưng phải hoàn thành các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và rừng, đồng thời trồng bù 1.845 ha rừng trước khi triển khai.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính