Thứ bảy 03/05/2025 22:12Thứ bảy 03/05/2025 22:12 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Xóa nhà tạm, nhà dột nát nhiều địa phương có nhiều cách làm hay

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Chiều 10/3, phiên họp lần thứ 3 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước diễn ra dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo, tại Trụ sở Chính phủ và kết nối trực tuyến đến trụ sở UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy thông tin: Theo xác định nhu cầu thì có khoảng 95.700 hộ nghèo thuộc diện được hỗ trợ nhà ở theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, trong đó xây mới hơn 61.000 căn và sửa chữa nhà tạm là 32.650 căn. Về kinh phí, theo mức ngày xưa 40 triệu xây mới và sửa chữa 20 triệu thì tổng cộng là 3.173 tỷ, trong đó năm 2023 đã giao được 1.020 tỷ, năm 2004 đã giao 1.306 tỷ và phần còn lại giao trong 2025 là 767 tỷ, tương ứng với số ban đầu xác định là hơn 92.000 căn. Hôm nay phát sinh thêm 3.000 căn nữa và nếu tính cả số này thì sẽ còn 848 tỷ, tương ứng với định mức 40 triệu xây mới và sửa chữa là 20 triệu.

Về tình hình thực hiện, năm 2023 đã thực hiện được hơn 16.000 căn, năm 2024 được 31.400 căn, tổng cộng 57.346 căn, tương đương với 60% tổng khối lượng phải thực hiện theo chương trình. Số còn lại của năm 2025 là 38.322 căn.

Qua theo dõi, rất nhiều địa phương có nhiều cách làm hay. Thứ nhất, một số địa phương có điều kiện đã hỗ trợ cho địa phương khó khăn. Cụ thể như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Đồng Nai, Hải Dương đã hỗ trợ cho nhiều tỉnh nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện việc này. Thủ tướng có nêu vấn đề là việc địa phương có điều kiện hơn hỗ trợ các địa phương khác có vướng không? Thực ra nếu làm linh hoạt thì không vướng, ví dụ địa phương này hỗ trợ địa phương khác để làm nhà cho người nghèo ở vùng thiên tai thì thông qua Hội đồng nhân dân như Yên Bái, Lào Cai hoặc Bắc Ninh thông qua Hội đồng nhân dân phê duyệt và hòa vào nguồn làm nhà cho chương trình, không vướng gì cả.

Kinh nghiệm thứ hai, nhiều địa phương đã xây dựng đề án Hỗ trợ nhà ở chung, bằng việc lồng ghép, hưởng ứng của các chương trình mục tiêu quốc gia với nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và nguồn vốn xã hội hóa để phê duyệt chung một đề án Hội đồng nhân dân phê duyệt. Làm như vậy rất linh hoạt, tức là đối tượng theo chương trình nào thì hưởng nguồn từ chương trình đó, còn lại là các nguồn vốn khác. Ví dụ cách làm này của Yên Bái làm rất hiệu quả, rất linh hoạt. Các địa phương cũng đã chủ động tăng mức hỗ trợ lên, không chờ Trung ương quyết định vừa rồi là 60/30 triệu; nhiều địa phương đã huy động các nguồn xã hội hóa hay nguồn của địa phương để nâng mức lên là 50/25 hoặc 60/30.

Kinh nghiệm thứ ba, một số địa phương rất linh hoạt trong thực hiện chương trình, nhất là vấn đề đất đai. Hiện nay pháp luật về đất đai đã quy định rất linh hoạt và chi tiết việc bảo đảm quỹ đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều địa phương đã vận dụng linh hoạt. Ví dụ như trong trường hợp thiên tai, nay luật cho phép trong trường hợp khẩn cấp chưa nhất thiết phải đưa đất vào kế hoạch sử dụng mà có thể làm trước, sau đó cập nhật vào quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp sau, rất linh hoạt. Hay có những địa phương làm theo hướng khoán. Ví dụ như là kinh phí tỉnh phân bổ chung, huyện chịu trách nhiệm lo đất, xã chịu trách nhiệm lo nhân công mà chủ lực ở đây là dân quân, du kích, công an, thanh niên… làm rất nhanh. Cũng có địa phương phân cho mỗi cán bộ tỉnh phụ trách một xã nghèo để lo thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở. Đây là những cách làm hay của nhiều địa phương.

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, Về vướng mắc hiện còn hai nội dung. Thứ nhất là giao vốn năm 2025 hiện nay phần giao chi tiết Quốc hội đã phân rồi. Đề nghị Bộ Tài chính sớm trình Thủ tướng ban hành, nhất là phần nhà cho người có công. Hiện nay nhiều hộ có công là hộ nghèo nhưng đi theo chương trình nhà ở có công nên chưa có. Hộ nghèo mà không phải người có công thì được hỗ trợ trước, hộ nghèo người có công lại phải chờ thì cũng gây ra tâm lý đối với các hộ gia đình người có công.

Vướng mắc thứ hai là một số địa phương phản ánh hiện nay thiếu đất sạch, đất làm nhà ở cho hộ nghèo, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chúng tôi xin chia sẻ khó khăn này của các địa phương, nhất là các trường hợp ở vùng miền núi, nhiều hộ nghèo hay là tách hộ. Ví dụ bố mẹ có đất mà tách ra là con cái không có đất, hay là một số trường hợp do thiên tai thì không có đất. Đây là một vấn đề khó khăn.

Tuy nhiên, hiện nay trong Luật Đất đai đã quy định đầy đủ 5 vấn đề. Nội dung thứ nhất, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm đất ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và những hộ thậm chí trước đây có đất rồi nhưng nay ví dụ thừa kế cho con rồi nên thiếu thì vẫn được hỗ trợ tiếp.

Thứ hai là miễn tiền sử dụng đất đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số, sống ở địa bàn đặc biệt khó khăn. Các trường hợp này nếu có quỹ đất giao cho bà con thì không lo vấn đề kinh phí vì thuộc chính sách và tiền sử dụng đất.

Thứ ba, Luật giao cho Hội đồng nhân dân được ban hành chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, tức là tùy theo điều kiện địa phương có thể quy định những chính sách thông thoáng hơn, thuận lợi hơn, không bị vướng và hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp nếu phải thu hồi bồi thường, hỗ trợ tái định cư để có quỹ đất hỗ trợ cho hộ nghèo thì tiền bồi thường hỗ trợ tái định cư được lấy từ ngân sách của Nhà nước, ngân sách của địa phương nên cũng không bị vướng. Trường hợp khẩn cấp, cấp bách như thiên tai thì có thể thực hiện giải phóng mặt bằng giao quỹ đất để xây nhà trước, sau đó cập nhật bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất cấp huyện sau, cũng không bị vướng. Vấn đề hoàn toàn thuộc thẩm quyền của địa phương nên có thể giải quyết rất linh hoạt. Chúng tôi cũng đề nghị nên lựa chọn theo hướng xem xét ghép vào các khu dân cư có sẵn chứ tìm các quỹ đất mới quy mô lớn để bố trí cho nhiều hộ ở miền núi là hết sức khó khăn. Nên vận động bà con, những người có đất ở trong khu dân cư có sẵn chia sẻ cho các hộ nghèo khác. Cách làm này một số địa phương như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La làm rất tốt, các địa phương khác có thể tham khảo kinh nghiệm.

Cuối cùng, để khắc phục vướng mắc trên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường kiến nghị Bộ Tài chính, thứ nhất, đề nghị Bộ Tài chính sớm báo cáo theo hướng chi tiết vì đã có kế hoạch rồi. Thứ hai là, liên quan đến vấn đề giải quyết đất để có quỹ đất làm nhà ở cho hộ nghèo ở các địa phương, đề nghị các địa phương hết sức chủ động. Ngoài ra cách thức phê duyệt đề án chung theo hướng tích hợp các nguồn vốn của chương trình như một số địa phương làm chúng tôi thấy rất hay. Những địa phương mà khối lượng lớn có thể làm theo hướng này để trình đề án của Hội đồng nhân dân tỉnh và tích hợp các nguồn lực vào làm, sẽ rất bài bản và hiệu quả.

Đắk Nông: Nỗ lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và xóa nhà tạm, nhà dột nát Đắk Nông: Nỗ lực hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo và xóa nhà tạm, nhà dột nát

Theo số liệu tổng hợp của Sở Xây dựng Đắk Nông, trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai ...

Hải Dương: Khởi công xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo năm 2025 Hải Dương: Khởi công xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo năm 2025

Theo thống kê của tỉnh Hải Dương tính đến ngày 15-2, toàn tỉnh đã khởi công xây dựng nhà tạm, nhà dột nát được 515/1638 ...

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Một chủ trương vì một đất nước ấm no, hạnh phúc Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Một chủ trương vì một đất nước ấm no, hạnh phúc

Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, là nền tảng để ổn định cuộc sống và phát triển kinh ...

Bài liên quan

Bắc Kạn nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Kạn nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến cuối tháng 4/2025, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát với tổng số 1.970 căn nhà đã khởi công và hoàn thành, đạt 41,77% so với kế hoạch đề ra.
Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Thực trạng và giải pháp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm không khí các đô thị lớn

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan cho rằng ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân và sự phát triển kinh tế - xã hội.
Trình Chính phủ về chính sách đất đai cho chính quyền địa phương hai cấp trong quý II

Trình Chính phủ về chính sách đất đai cho chính quyền địa phương hai cấp trong quý II

Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực đất đai sẽ được trình Chính phủ trước ngày 1/6/2025.
Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Ứng dụng khoa học công nghệ tạo đột phá cho ngành nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) là xu hướng tất yếu, là câu trả lời cho việc phát triển bền vững nền nông nghiệp Việt Nam. Khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt, nhất là khi nền nông nghiệp đang chuyển từ nâu sang xanh.

'Gạo phát thải thấp' trở thành điều kiện tiên quyết để chinh phục các thị trường khó tính

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhận định, tới một thời điểm nào đó, thế giới sẽ tuyên bố ngừng nhập khẩu lúa gạo không đạt tiêu chí phát thải thấp. Lúc ấy, chỉ những sản phẩm gạo xanh, canh tác theo quy trình giảm phát thải mới vào được các thị trường khó tính.
Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao

Phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao

Theo ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp, đa dạng hóa ngành trồng trọt nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao, trong khuôn khổ Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030".

CÁC TIN BÀI KHÁC

Yên Bái: Bảo đảm an toàn hồ chứa nước thủy lợi trong mùa mưa, lũ

Yên Bái: Bảo đảm an toàn hồ chứa nước thủy lợi trong mùa mưa, lũ

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường các giải pháp thực hiện công tác bảo đảm an toàn hồ chứa nước thủy lợi trong mùa mưa, lũ năm 2025.
Khai mạc Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc 2025

Khai mạc Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc 2025

Tối 30/4, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vĩnh Yên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức khai mạc Festival Khinh khí cầu Vĩnh Phúc 2025 với chủ đề “Vĩnh Phúc bay lên cùng đất nước”.
Hải Phòng: Khai mạc Du lịch biển 2025 với chủ đề “Đồ Sơn – Điểm đến bốn mùa”

Hải Phòng: Khai mạc Du lịch biển 2025 với chủ đề “Đồ Sơn – Điểm đến bốn mùa”

Tối ngày 30/4, tại Quảng trường biển Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng, quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình Liên hoan Du lịch năm 2025 với chủ đề “Đồ Sơn – Điểm đến bốn mùa”.
Bắc Kạn nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Bắc Kạn nỗ lực đẩy nhanh tiến độ xoá nhà tạm, nhà dột nát

Tính đến cuối tháng 4/2025, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả tích cực trong công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát với tổng số 1.970 căn nhà đã khởi công và hoàn thành, đạt 41,77% so với kế hoạch đề ra.
TP Hồ Chí Minh hủy trình diễn 10.500 drone tối 1/5

TP Hồ Chí Minh hủy trình diễn 10.500 drone tối 1/5

Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ không trình diễn 10.500 drone vào tối nay (ngày 1/5) như kế hoạch đã thông tin trước đó.
Ký ức về trận đánh đập tan cánh cửa thép “Đồng Dù” trong chiến dịch Hồ Chi Minh

Ký ức về trận đánh đập tan cánh cửa thép “Đồng Dù” trong chiến dịch Hồ Chi Minh

Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, căn cứ Đồng Dù – Củ Chi ở cửa ngõ phía Tây Bắc Sài Gòn được ví như “cánh cửa thép” của địch. Cách đây 50 năm, ngày 29/4/1975, Sư đoàn 320, Quân đoàn 3 (nay là Quân đoàn 34) được giao đảm nhận trọng trách đập tan cánh cửa này mở cửa cho trận chiến toàn thắng, thống nhất non sông.
TP.HCM chuyển giao Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

TP.HCM chuyển giao Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 1366/QĐ-UBND về việc tiếp nhận Cục Quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh từ Bộ Công Thương và tiến hành tổ chức lại đơn vị này.
Nam Định: Chủ động phòng, trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân

Nam Định: Chủ động phòng, trừ sâu bệnh bảo vệ lúa xuân

Sở NN&MT tỉnh Nam Định cho biết, hiện thời tiết những ngày qua thuận lợi cho các trà lúa sinh trưởng, phát triển nhưng cũng phát sinh các loại sâu, bệnh gây hại nhanh cho lúa xuân. Do đó, Sở NN&MT khuyến cáo nông dân trên địa bàn tỉnh cần có biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hiệu quả, bảo đảm lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao.
Phú Yên sẽ phát triển ngành du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn

Phú Yên sẽ phát triển ngành du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn

UBND tỉnh Phú Yên vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đề án xác định mục tiêu chung là xây dựng Phú Yên trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước.
Bình Định: Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương

Bình Định: Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương

Tháng Nhân đạo năm 2025 với chủ đề "Hành trình nhân đạo - Lan tỏa yêu thương". Thời gian thực hiện trong tháng 5, trong đó 2 tuần cao điểm là từ ngày 8/5/2025 (Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Quốc tế) đến ngày 19/5/2025 (Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh).
“Vũ điệu sóng xanh” khởi động mùa du lịch biển Đà Nẵng 2025

“Vũ điệu sóng xanh” khởi động mùa du lịch biển Đà Nẵng 2025

Sáng 29/4, tại Công viên Biển Đông, chương trình “Khai trương mùa du lịch Biển Đà Nẵng 2025” chính thức khai mạc, mở màn cho chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí kéo dài đến hết ngày 2/5/2025.
50 năm thống nhất đất nước, bừng sáng hào khí dân tộc

50 năm thống nhất đất nước, bừng sáng hào khí dân tộc

Sáng 30/4/2025, trong không khí tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cả nước như hòa chung nhịp đập của niềm vui, niềm tự hào dân tộc dâng trào khắp mọi miền.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính