Chủ nhật 06/07/2025 07:00Chủ nhật 06/07/2025 07:00 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Thời tiết giao mùa người dân chủ động tái đàn vật nuôi an toàn

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Trung bình từ tháng 2 - 4 hàng năm là thời điểm tái đàn của các hộ nông dân chăn nuôi tại Hải Dương sau khi đã phục vụ dịp Tết Nguyên Đán, tuy vậy đây cũng là thời điểm giao mùa, thời tiết tiềm ẩn nhiều yếu tố nguy cơ phát sinh dịch bệnh cho vật nuôi nên cần đặc biệt chú ý an toàn khi tái đàn.
Thời tiết giao mùa người dân chủ động tái đàn vật nuôi an toàn
Các hộ chăn nuôi cần chuẩn bị chuồng trại bảo đảm vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi nhập con giống, chuồng trại phải phù hợp với từng loại vật nuôi (ảnh minh họa).

Theo đó, để thực hiện việc tái đàn vật nuôi an toàn, mới đây ông Mai Văn Quang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú ý (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tỉnh Hải Dương cho biết: Thực hiện Công văn số 181/UBND-VP3 ngày 20/2/2025 của UBND tỉnh về tăng cường phòng, chống dịch bệnh động vật; triển khai Tháng vệ sinh, tiêu độc môi trường đợt 1 năm 2025 và để bảo đảm công tác tái đàn vật nuôi bảo đảm an toàn, Chi cục đã phối hợp với các đơn vị chức năng của tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Môi trường, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thành phố tăng cường giám sát dịch bệnh, chủ động tuyên truyền đến các chủ trang trại, hộ chăn nuôi tích cực tiêm phòng vắc-xin vụ xuân cho đàn vật nuôi, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi. Khuyến cáo các hộ chăn nuôi cần chuẩn bị chuồng trại bảo đảm vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi nhập con giống, chuồng trại phải phù hợp với từng loại vật nuôi.

Bên cạnh đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú ý (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tỉnh Hải Dương cũng đề nghị, các địa phương tích cực tuyên truyền, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, tái đàn an toàn dịch bệnh cho các hộ nuôi. Mở rộng phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đưa vào chăn nuôi các con giống đặc sản có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định, nhằm hạn chế rủi ro cho người chăn nuôi.

Đây là thời điểm diễn biến phức tạp của thời tiết, do dó người chăn nuôi cần cẩn trọng trong việc tái đàn để phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi.

Thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng cho biết, từ đầu năm đến nay cả nước đã xảy ra 27 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 13 tỉnh, thành phố với số lợn chết và tiêu hủy là 1.167 con; 6 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 4 tỉnh với số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy gần 17.245 con (tăng 6,15 lần so với cùng kỳ năm 2024); 1 ổ dịch bệnh viêm da nổi cục tại tỉnh Quảng Nam; 6 ổ dịch lở mồm long móng tại 4 tỉnh, 151 gia súc mắc bệnh; 23 ổ dịch bệnh dại trên động vật (tăng 3 ổ dịch so với cùng kỳ năm 2024) tại 15 tỉnh, thành phố; tiêu huỷ 25 con chó, mèo.

Thời tiết giao mùa người dân chủ động tái đàn vật nuôi an toàn
Người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hải Dương cần cẩn trọng trước nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan trong thời gian tới.

Chi cục Chăn nuôi và Thú ý (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tỉnh Hải Dương khuyến cáo, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh, cần cẩn trọng trước nguy cơ dịch bệnh phát sinh, lây lan trong thời gian tới là rất cao do thời tiết diễn biến bất thường ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn vật nuôi; các mầm bệnh nguy hiểm ở động vật còn lưu hành rộng rãi, với tỷ lệ cao ở ngoài môi trường và trong quần thể gia súc, gia cầm; tỷ lệ tiêm phòng các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi còn thấp...

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường tại các văn bản: Số 980/BNN-TY ngày 12/2/2025 về tăng cường công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm; số 1133/BNN-TY ngày 17/2/2025 về chấn chỉnh công tác báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn và rà soát tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi; UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu UBND các huyện, thành phố, các địa phương cần tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi; lợi ích của việc tiêm vắc-xin phòng bệnh; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng dịch và chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi.

Ngoài ra, tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống; nâng cao năng lực sản xuất giống tại địa phương để có con giống với giá thành phù hợp trong quá trình sản xuất. Khi tái đàn cần chú ý đến chất lượng con giống, duy trì đàn giống bố mẹ để bảo đảm nguồn con giống có chất lượng, nguồn gốc rõ ràng. Khi nhập con giống bên ngoài, nên tìm hiểu các cơ sở có uy tín. Sau khi mua con giống, cần chủ động tiêm đầy đủ các loại vắc-xin phòng bệnh và áp dụng quy trình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học để hạn chế dịch bệnh. Trong quá trình nuôi cần thường xuyên theo dõi, giám sát sức khỏe đàn vật nuôi để chủ động các biện pháp phòng và trị bệnh.

Bài liên quan

Hải Dương: 6000 ha rau màu vụ hè thu đã được trồng

Hải Dương: 6000 ha rau màu vụ hè thu đã được trồng

Cùng với thu hoạch nốt lúa đông xuân, chuẩn bị sản xuất vụ mùa, nông dân Hải Dương đang tích cực mở rộng diện tích trồng rau màu vụ hè thu 2025.
Hải Dương tích cực mở rộng diện tích trồng rau màu vụ hè thu 2025

Hải Dương tích cực mở rộng diện tích trồng rau màu vụ hè thu 2025

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, Hải Dương cho biết, nông dân trên địa bàn tỉnh đã trồng được khoảng 6.000 ha cây rau màu vụ hè thu, đạt 63% diện tích theo kế hoạch.
Hải Dương: Nông dân xã Thanh Quang thu hoạch khoảng 455 tỷ đồng từ vải sớm

Hải Dương: Nông dân xã Thanh Quang thu hoạch khoảng 455 tỷ đồng từ vải sớm

Tính đến chiều qua 22/6 nông dân tại xã Thanh Quang (Thanh Hà, Hải Dương) thu hoạch khoảng 455 tỷ đồng từ việc bán vải sớm.
Hải Dương đã thu hoạch lúa đông xuân đạt khoảng 76%

Hải Dương đã thu hoạch lúa đông xuân đạt khoảng 76%

Hải Dương đang thu hoạch lúa vụ đông xuân, phấn đấu đến ngày 25/6 sẽ hoàn thành, chuyển trọng tâm sang gieo cấy vụ mùa. Ước toàn tỉnh hiện thu hoạch đạt 76%.
Hải Dương: Quy định xây dựng công trình trên đất trồng lúa

Hải Dương: Quy định xây dựng công trình trên đất trồng lúa

UBND tỉnh Hải Dương mới đây đã ban hành quy định về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa.
Câu chuyện chồng Đài, vợ Việt đam mê trồng lúa tốt ở Hải Dương

Câu chuyện chồng Đài, vợ Việt đam mê trồng lúa tốt ở Hải Dương

Câu chuyện thú vị về chồng Đài, vợ Việt “bén duyên”, chung niềm đam mê trồng lúa tốt gần 10 năm nay ở thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là một tấm gương sáng về phát triển kinh tế cho gia đình, hàng ngày mang từng hạt gạo mẩy, trắng thơm ngon, sạch sẽ đến tận tay người tiêu dùng.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Bộ Nông Nghiệp và Môi trường chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 1

Bộ Nông Nghiệp và Môi trường chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 1

Dù không trực tiếp đổ bộ vào đất liền, bão số 1 được dự báo sẽ gây mưa lớn trên diện rộng tại Trung Bộ và Tây Nguyên. Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã tổ chức họp khẩn chỉ đạo các địa phương không được chủ quan, đặc biệt tại các vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét và ngập úng.
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 16 tỉnh

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 16 tỉnh

Các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-50mm có nơi trên 60mm.
Sự sống gắn liền với  bảo vệ đại dương

Sự sống gắn liền với bảo vệ đại dương

Ngày Đại dương thế giới được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc công nhận vào ngày 8/6/2009 và được tổ chức hằng năm sau đó. Mục tiêu chung của ngày Đại dương thế giới là nâng cao nhận thức cho người dân và các nhà quản lý về vai trò quan trọng của biển và đại dương. Bên cạnh đó, ngày này còn là ngày mọi người trên toàn cầu kỷ niệm và tôn vinh những giá trị của đại dương cung cấp cho cuộc sống của con người.
Rừng đầu nguồn: Lá chắn cho sự sống và phát triển bền vững

Rừng đầu nguồn: Lá chắn cho sự sống và phát triển bền vững

Rừng đầu nguồn, lá phổi xanh của Trái Đất, nơi khởi nguồn của những dòng sông mang nặng phù sa, từ bao đời nay đã đóng vai trò vô cùng thiết yếu đối với sự cân bằng sinh thái và đời sống con người.
Lâm Đồng chủ động ứng phó nguy cơ thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2025

Lâm Đồng chủ động ứng phó nguy cơ thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2025

Trước dự báo thời tiết bất thường, mưa lớn diện rộng, sạt lở đất và lũ quét có nguy cơ xảy ra trên địa bàn, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Công điện khẩn số 536/UBND nhằm tăng cường công tác phòng, chống thiên tai trong thời gian tới. Công điện được ban hành sau khi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương có các chỉ đạo cụ thể liên quan đến tình hình mưa bão và an toàn phòng chống thiên tai trên cả nước.
Chủ động ứng phó sự cố môi trường mùa mưa bão năm 2025

Chủ động ứng phó sự cố môi trường mùa mưa bão năm 2025

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết và nguy cơ xảy ra sự cố môi trường trong mùa mưa bão, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện nhiều biện pháp chủ động phòng ngừa và ứng phó.
Cao Bằng: Có 310 điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét cao

Cao Bằng: Có 310 điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét cao

Cao Bằng hiện có đến 310 điểm nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét, trong đó, một số huyện có nhiều điểm nguy cơ sạt lở, lũ quét cao, như: Nguyên Bình 108 điểm, Bảo Lâm 38 điểm, Bảo Lạc 28 điểm… Đó là con số thống kê của Văn phòng Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Cao Bằng.
Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm môi trường

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 255/TB-VPCP ngày 23/5/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ cấp bách tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật, quyết liệt ngăn chặn, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường.
Tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 23/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt cục bộ ở Bắc Bộ.
Yên Bái: Ban hành Công điện hoả tốc ứng phó thiên tai

Yên Bái: Ban hành Công điện hoả tốc ứng phó thiên tai

Ngay 21/5, thay mặt Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký Công điện hỏa tốc số 2226/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tập trung chủ động ứng phó với mưa lớn, mưa dông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Bộ NN&MT yêu cầu các tỉnh thành Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chủ động ứng phó mưa lũ

Bộ NN&MT yêu cầu các tỉnh thành Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ chủ động ứng phó mưa lũ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 22/5 đến ngày 24/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
Kỷ niệm ngày Quốc tế Đa dạng sinh học

Kỷ niệm ngày Quốc tế Đa dạng sinh học

Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học, được Liên Hợp Quốc vào ngày 22 tháng 5 hàng năm, là một dịp quan trọng để chúng ta nhìn nhận và tôn vinh sự phong phú và đa dạng vô giá của sự sống trên Trái Đất. Đây không chỉ là cơ hội để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đa dạng sinh học đối với hành tinh và con người, mà còn là lời kêu gọi hành động khẩn cấp để bảo vệ và duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên vô giá này cho các thế hệ tương lai.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính