Thứ ba 18/03/2025 08:28Thứ ba 18/03/2025 08:28 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Đất nước đó đây

Quảng Ninh: Giữ gìn môi trường - Trách nhiệm cho tương lai bền vững

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Quảng Ninh, với đường bờ biển dài hơn 250km và hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ, là một trong những địa phương có tiềm năng kinh tế biển và kinh tế du lịch lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế nhanh chóng, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch và khai thác khoáng sản, đang đặt ra những thách thức không nhỏ đối với môi trường biển. Việc giữ gìn và bảo vệ môi trường biển ở Quảng Ninh không chỉ là trách nhiệm của chính quyền địa phương mà còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ tương lai.
Quảng Ninh: Giữ gìn môi trường - Trách nhiệm cho tương lai bền vững
Người dân xã Quảng Lâm, huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) hưởng ứng phong trào "Ngày Chủ nhật xanh" thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường.

Theo thông tin từ Sở Du lịch Quảng Ninh, lượng khách du lịch đến tỉnh này trong những tháng cao điểm thường tăng đột biến. Năm 2024, Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 19 triệu lượt khách, trong đó có hơn 3,5 triệu lượt khách quốc tế. Riêng trong quý IV năm 2024, tỉnh này đặt mục tiêu thu hút 3,36 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 909.000 lượt. Những tháng cao điểm du lịch ở Quảng Ninh thường là mùa hè (từ tháng 5 đến tháng 8) và mùa thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12). Vào những thời điểm này, lượng khách du lịch đến Quảng Ninh có thể tăng gấp đôi hoặc gấp ba so với các tháng khác trong năm. Với lượng khách ấy bảo đảm vệ sinh môi trường đặt ra vô cùng cấp bách.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường, môi trường biển Quảng Ninh vẫn đang phải đối mặt với nhiều vấn đề: Lượng rác thải nhựa đổ ra biển ngày càng tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển và sức khỏe con người. Các hoạt động khai thác than, đá vôi... gây ra tình trạng ô nhiễm nước biển, làm suy giảm đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến các rạn san hô, hệ sinh thái biển. Sự gia tăng lượng khách du lịch kéo theo lượng rác thải và nước thải tăng cao, gây ô nhiễm môi trường biển, nhất là tại các khu du lịch trọng điểm như Vịnh Hạ Long, Cô Tô. Các hệ sinh thái biển như rạn san hô, rừng ngập mặn... đang bị suy giảm do các hoạt động khai thác quá mức và ô nhiễm môi trường.

Quảng Ninh: Giữ gìn môi trường - Trách nhiệm cho tương lai bền vững
Các địa điểm du lịch đều có người quản lý, giám sát bảo vệ môi trường.

Để giải quyết những thách thức trên, cấp ủy và chính quyền các cấp ở Quảng Ninh đã triển khai đồng bộ các giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường biển cho người dân, doanh nghiệp và du khách. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt, đảm bảo xử lý đạt quy chuẩn trước khi xả ra môi trường. Xây dựng và thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường biển.

Tăng cường bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng như rạn san hô, rừng ngập mặn, đồng thời triển khai các chương trình phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý môi trường, tăng cường đầu tư cho công tác quan trắc, giám sát và xử lý ô nhiễm môi trường biển. Tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường biển, khuyến khích các sáng kiến và mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả. Hợp tác với các tổ chức quốc tế, các quốc gia trong khu vực để chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực trong công tác bảo vệ môi trường biển.

Trong dịp đi tàu ngắm cảnh vịnh hạ Long vừa qua trong lúc các đồng nghiệp mải mê nắm trời, ngắm biển, thư giãn tôi lên trò chuyện với chú lái tàu, khi thấy một mảnh xốp bập bềnh trên biển tôi đề cập vấn đề môi trường, chú lái tàu cho biết: Tỉnh cũng quyết liệt lắm chú ơi. Chúng cháu làm dịch vụ du lịch nên luôn có ý thức bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực, Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Phân loại rác thải và vứt rác đúng nơi quy định. Tiết kiệm nước, điện và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tàu cuả cháu ngay giấy ăn tự hủy cũng không vứt xuống biển. Nhưng khách cũng nhiều dạng lắm chú ạ.

Giữ gìn môi trường biển ở Quảng Ninh là một nhiệm vụ cấp bách và lâu dài. Chỉ khi có sự chung tay của toàn xã hội, chúng ta mới có thể bảo vệ được vẻ đẹp của biển cả và đảm bảo sự phát triển bền vững. Với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, giữ gìn cảnh quan, giảm thiểu ô nhiễm. Phát triển du lịch bền vững, ưu tiên bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên. Đầu tư vào công nghệ xanh, xử lý rác thải, và bảo vệ rừng, biển là vô cùng cần thiết. Hướng tới du lịch xanh, thân thiện, và bền vững. Bảo đảm môi trường sạch đẹp là yếu tố then chốt cho tương lai vùng du lịch Quảng Ninh./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Đồng bằng sông Cửu Long: Khẩn trương lấy nước ngọt, chuẩn bị cho vụ Hè Thu 2025

Đồng bằng sông Cửu Long: Khẩn trương lấy nước ngọt, chuẩn bị cho vụ Hè Thu 2025

Trước dự báo xâm nhập mặn giảm nhanh sau ngày 15/3, Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi khuyến cáo các địa phương ĐBSCL tăng cường vận hành công trình, lấy nước ngọt, chuẩn bị cho vụ Hè Thu 2025.
Hà Nội báo động đỏ về ô nhiễm không khí

Hà Nội báo động đỏ về ô nhiễm không khí

Chất lượng không khí Hà Nội xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Thành phố đang nỗ lực, cần thêm các biện pháp quyết liệt để cải thiện tình hình.
Hậu Giang: Mặn xâm nhập đột biến, nguy cơ thiếu nước giữa tháng 3

Hậu Giang: Mặn xâm nhập đột biến, nguy cơ thiếu nước giữa tháng 3

Theo dự báo, mặn sẽ tăng cao đột biến trong đợt triều cường giữa tháng 3 này, nhất là tại huyện Long Mỹ và thành phố Vị Thanh, gây ra nguy cơ thiếu nước ngọt diện rộng.
Năng lượng hóa thạch và bài toán chuyển dịch của nhân loại

Năng lượng hóa thạch và bài toán chuyển dịch của nhân loại

Năng lượng hóa thạch, bao gồm than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên, đã đóng một vai trò then chốt trong sự phát triển của nền văn minh nhân loại, đặc biệt là từ cuộc Cách mạng Công nghiệp. Chúng cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, sản xuất điện và sinh hoạt hàng ngày.
Điện mặt trời và điện gió: Hai trụ cột của năng lượng tái tạo

Điện mặt trời và điện gió: Hai trụ cột của năng lượng tái tạo

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng và nguồn năng lượng hóa thạch dần cạn kiệt, năng lượng tái tạo đang trở thành xu hướng tất yếu của thế giới. Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, điện mặt trời và điện gió nổi lên như hai trụ cột chính, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu Net Zero: Thực hiện vì các thế hệ mai sau

Mục tiêu Net Zero: Thực hiện vì các thế hệ mai sau

Mục tiêu Net Zero, hay còn gọi là phát thải ròng bằng không, đang trở thành một khái niệm then chốt trong giai đoạn biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng. Đây không chỉ là một mục tiêu môi trường mà còn là một yêu cầu cấp bách để đảm bảo sự phát triển bền vững của nhân loại.
Tiền Giang khẩn cấp đóng cống ngăn mặn, ứng phó xâm nhập mặn sâu

Tiền Giang khẩn cấp đóng cống ngăn mặn, ứng phó xâm nhập mặn sâu

Tình trạng xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp tại tỉnh Tiền Giang, buộc địa phương phải triển khai các biện pháp ứng phó khẩn cấp. Mới đây, cống âu Nguyễn Tấn Thành, một trong những công trình ngăn mặn lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đã chính thức được vận hành đóng để ngăn chặn nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.
Hà Nội: Chất lượng không khí lại "báo động đỏ", người dân cần cẩn trọng

Hà Nội: Chất lượng không khí lại "báo động đỏ", người dân cần cẩn trọng

Sau những ngày cải thiện đáng kể, chất lượng không khí tại Hà Nội lại ghi nhận sự suy giảm nghiêm trọng, nhiều điểm đo vượt ngưỡng "xấu", ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân.
Việt Nam thúc đẩy thị trường carbon: Bước tiến hướng tới phát thải ròng bằng 0

Việt Nam thúc đẩy thị trường carbon: Bước tiến hướng tới phát thải ròng bằng 0

Việt Nam đang nỗ lực xây dựng thị trường carbon nhằm thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính. Việc vận hành thí điểm sàn giao dịch carbon từ tháng 6/2025 được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
Khẩn trương ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển

Khẩn trương ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển

Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN&PTDS) tỉnh Thanh Hóa đã yêu cầu các ngành liên quan và các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó với rét đậm, rét hại và gió mạnh trên biển.
Chủ động ứng phó với hạn mặn

Chủ động ứng phó với hạn mặn

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đối mặt với nguy cơ xâm nhập mặn nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân.
Việt Nam tăng cường hành động quyết liệt giảm ô nhiễm nhựa

Việt Nam tăng cường hành động quyết liệt giảm ô nhiễm nhựa

Lượng rác thải nhựa ngày càng tăng cao đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường Việt Nam.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính