Thứ ba 15/07/2025 04:21Thứ ba 15/07/2025 04:21 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Kể chuyện những năm Tỵ

Những năm Tỵ đáng nhớ của thế kỷ XX

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Một trăm năm cuối của Thiên niên kỷ thứ hai vừa qua đối với dân tộc Việt Nam ta là một thế kỷ hào hùng, mang tầm vóc và ý nghĩa to lớn của thời đại. Bởi chính thế kỷ XX đã mở ra một kỷ nguyên mới và một thời đại mới cho dân tộc ta: đó là Thời đại Hồ Chí Minh và Kỷ nguyên độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Những năm Tỵ đáng nhớ của thế kỷ XX
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm, chúc Tết nhân dân Uông Bí, công nhân công trường xây dựng Nhà máy Điện Uông Bí, xuân Ất Tỵ (1965).

Và thời gian, dù chỉ luôn hiện hữu như một khách thể của vũ trụ bao la thì vẫn là một minh chứng hùng hồn, ghi dấu son đậm nét với những sự kiện trọng đại trong tiến trình cách mạng của đất nước. Những mốc thời gian: 1911, 1930, 1941, 1945, 1954, 1975, 1986... đã và sẽ mãi trở thành những năm tháng không thể nào quên đối với các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Điểm lại suốt chặng đường dài của thế kỷ XX, ta chợt nhận ra một điều: có những năm Tỵ có ý nghĩa vô cùng to lớn với cuộc trường chinh lâu dài và anh dũng của dân tộc. Nhân buổi đầu xuân Ất Tỵ 2025, xin được điểm qua đôi nét về những mốc son năm Tỵ đó.

Nửa cuối thế kỷ XIX của lịch sử dân tộc ta là một trang sử bi hùng, đầy đau thương uất hận, khi những thước đất cuối cùng của Tổ quốc dần dần bị rơi vào tay bọn xâm lược thực dân, thì những người con kiên trung bất khất vẫn phất cao ngọn cờ yêu nước, đứng lên đấu tranh. Và khi những tờ lịch cuối cùng của thế kỷ XIX đã được bóc đi thì thực dân Pháp, về cơ bản đã bình định xong Việt Nam và bắt tay vào công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc Việt Nam bắt đầu thế kỷ XX trong đêm tối nô lệ dưới ách thực dân.

Năm Tỵ đầu tiên 1905 của thế kỷ XX đã chứng kiến một phong trào yêu nước và cách mạng mới rầm rộ nổ ra dưới sự lãnh đạo của các nhà ái quốc là những sĩ phu yêu nước như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đức Kế, Hồ Tá Bang… Phong trào có tên là Cuộc vận động Duy tân. Trong vòng gần 10 năm trời (1905-1912) cùng với các phong trào yêu nước khác như Phong trào Đông Du... Cuộc vận động Duy Tân đầu thế kỷ đã thu hút sức chú ý và lôi kéo hàng chục vạn nhân dân ở khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam hưởng ứng, tham gia.

Thực chất của Phong trào Duy tân không chỉ là cổ súy cho cái mới, cho việc truyền bá chữ Quốc ngữ, mà còn công khai phê phán xã hội phong kiến, tính bảo thủ của Nho Giáo và những phong tục, tập quán lạc hậu; và dẫu rằng cuối cùng thất bại, nhưng Phong trào Duy Tân cũng đã đi vào lịch sử dân tộc như là một cuộc vận động xã hội - chính trị rộng lớn, một quá trình chuẩn bị về tinh thần, về tư tưởng cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng dân tộc - dân chủ trong thời đại mới.

12 năm sau, Đinh Tỵ 1917, khi mà ở nước Nga xa xôi đã nổ ra cuộc cách mạng long trời lở đất, đó là Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, thì ở Việt Nam cũng đã nổ ra cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn (tức Đội Cấn). Mặc dù cuộc khởi nghĩa Thái nguyên chỉ tồn tại chưa đầy nửa năm trời, song những nghĩa sĩ dưới ngọn cờ “Nam binh phục Quốc” cũng đã làm cho thực dân Pháp phải đau đầu, mất ăn, mất ngủ

Năm Kỷ Tỵ tiếp theo 1929 là năm có nhiều sự kiện thật đặc biệt. Phong trào cách mạng ở Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng đã phát triển lên một cao trào mới. Giai cấp công nhân Việt Nam đã đủ sức gánh vác sứ mệnh lịch sử của mình. Vào tháng 3-1929, những người con ưu tú nhất của giai cấp công nhân Việt Nam đã đứng ra thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên tại số 5D Hàm Long, Hà Nội. Không bao lâu sau, ngày 17-06-1929, Đông Dương cộng sản Đảng thành lập, rồi tháng 8 năm ấy thành lập An Nam cộng sản Đảng và tháng 9-1929, Tuyên đạt thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn.

Để rồi vào ngày 3-2-1930, ba tổ chức cách mạng Việt Nam nói trên đã họp tại Cửu Long (Hương Cảng - Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc để hợp nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Mùa xuân năm Tân Tỵ 1941 đã chứng kiến một sự kiện trọng đại: đó là ngày 8-2-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sau 30 năm bôn ba nước ngoài, đã trở về Tổ quốc trực tiếp chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Cột mốc 108 và núi rừng biên giới Việt - Trung là những chứng nhân đầu tiên chứng kiến bước chân của một người con xa quê mẹ đã 30 năm để “đi tìm hình của nước”.

Cuộc hành trình đã dài 3 thập kỷ - từ khi anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành trở thành lãnh tụ vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, một chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - là một cuộc hành trình đầy gian khổ và hiểm nguy, song cũng đầy ắp những câu chuyện đẹp như những huyền thoại. Và sự ra đời của mặt trận Việt Minh (tháng 5-1941) cũng đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của cách mạng ViệtNam, mở đầu cho một cao trào mới: “đánh Pháp, đuổi Nhật”, tiến tới Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân.

12 năm sau, Quý tỵ 1953 đã mở màn cho Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954. Quân và dân ta đã tiến nhanh về Tây Bắc, bao vây và cô lập thực dân Pháp ở Lai Châu, buộc chúng phải co cụm về Điện Biên Phủ, để rồi mùa hè năm 1954, quân và dân ta đập tan cứ điểm Điện Biên Phủ làm lên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Mùa xuân Ất tỵ 1965, cả nước bước vào cuộc chiến tranh không cân sức chống đế quốc Mỹ xâm lược. Đầu năm đó, những phong trào yêu nước sôi nổi đã được phát động thu hút hang vạn, hàng triệu người tham gia; đó là phong trào: “Ba sẵn sàng” và phong trào “Ba đảm đang”. Nó cũng đã mở đầu cho một ý chí, một quyết tâm sắt đá của toàn dân tộc “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” thực hiện chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do.” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của cả dân tộc Việt Nam.

Năm Đinh Tỵ 1977, hai năm sau khi Tổ quốc ta được thống nhất, cả nước ca khúc khải hoàn, bắt đầu thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế. Ngày 20-9 năm ấy, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 149 của Liên Hiệp Quốc. 12 năm sau, Xuân Kỷ Tỵ 1989 là những tháng năm đầu tiên của công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nền kinh tế nước ta đã, đang đứng trước muôn vàn khó khăn và thử thách, vậy mà Đảng ta đã vững tay chèo lái, đưa con thuyền dân tộc ta vượt qua sóng gió, hiểm nguy tưởng chừng không sao vượt qua nổi; để cho đến hôm nay, bằng sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đã tạo ra được thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam vững bước đi lên.

Giờ đây bình tâm mà xem xét, chắc mỗi chúng ta ai cũng có chung một nhận định là: thế kỷ XX đối với đất nước ta là một thế kỷ đầy biến động dữ dội và cũng đầy ắp những sự kiện thật lớn lao. Có phải ngẫu nhiên hay không mà lịch sử dân tộc ta mở đầu thế kỷ XX là Phòng trào Duy tân và kết thúc lại là Công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tất nhiên cả ở hai định danh đó, con người và xã hội đã thay đổi rất nhiều để phù hợp với những quy luật khách quan của sự vận động xã hội. Thêm vào đó, thế kỷ XX, phần cuối của nó lại tiếp cận với một cuộc Cách mạng khoa học lần thứ 3, sản phẩm của văn minh trí tuệ và kỷ nguyên thông tin, đó là nền kinh tế tri thức của nhân loại. Nhận biết để mà sớm hòa nhập được với nó quả là không ít khó khăn và đòi hỏi cả một dân tộc phải cố gắng và nỗ lực phi thường.

Những năm Tỵ trong thế kỷ XX quả là có nhiều sự kiện thật trọng đại và có ý nghĩa hết sức to lớn, đã góp phần tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc ta. Bước sang Xuân năm Tân Tỵ của thế kỷ 21, năm 2001 đã đánh dấu một sự kiện lớn lao, đó là Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX. Đại hội đã vạch kế sách, đường lối, chiến lược xây dựng nước nhà trong giai đoạn cách mạng mới: Giai đoạn tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và phát triển. Tự hào về truyền thống của cha ông, về những gì đã đạt được trong thế kỷ XX, chúng ta càng thêm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội vì một ngày mai tươi sáng./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ gieo mạ, sẵn sàng cho vụ lúa Mùa 2025

Hải Phòng: Đẩy nhanh tiến độ gieo mạ, sẵn sàng cho vụ lúa Mùa 2025

Ngay sau khi kết thúc vụ lúa Xuân bội thu, các địa phương tại Hải Phòng đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ gieo mạ, sẵn sàng cho vụ lúa Mùa sắp tới. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - Môi trường, diện tích mạ đã gieo trên toàn thành phố ước đạt 969 ha, đạt 34,3% kế hoạch đề ra.
Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Quảng Trị: Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 66.500 tấn

Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ước đạt hơn 66.500 tấn, đạt 47,7% so với kế hoạch…
Cao Bằng: Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao, tặng kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách

Cao Bằng: Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam trao, tặng kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát cho gia đình chính sách

Tại tỉnh Cao Bằng, ngày 12/7/2025, đoàn công tác Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam do ông Hoàng Bình Quân, Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam làm trưởng đoàn đã trao tặng quà, kinh phí hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khăn tại phường Thục Phán và 2 xã Minh Tâm, Hòa An.
Danh sách 34 Chủ tịch Hội Nông dân các tỉnh, thành phố

Danh sách 34 Chủ tịch Hội Nông dân các tỉnh, thành phố

Sau khi sáp nhập các tỉnh, thành phố trên cả nước, xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả danh sách 34 Chủ tịch Hội Nông dân của tỉnh, thành phố.
Gia Lai: Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn thăm, làm việc tại phường Quy Nhơn Tây

Gia Lai: Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn thăm, làm việc tại phường Quy Nhơn Tây

Ngày 10/7, ông Phạm Anh Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã đến thăm, làm việc tại phường Quy Nhơn Tây nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sau sáp nhập. Cùng tham gia buổi làm việc có lãnh đạo các sở, ngành liên quan của tỉnh.
Đắk Lắk: Công bố 4 nền tảng số phục vụ chính quyền địa phương hai cấp

Đắk Lắk: Công bố 4 nền tảng số phục vụ chính quyền địa phương hai cấp

Chiều 10/7, Tỉnh ủy Đắk Lắk tổ chức Hội nghị công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Đắk Lắk theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, kết nối đến 102 xã, phường trong tỉnh.
Gia Lai: Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn kiểm tra hoạt động sau sáp nhập tại xã Hra

Gia Lai: Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn kiểm tra hoạt động sau sáp nhập tại xã Hra

Sáng 10/7, Đoàn công tác ông Phạm Anh Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai làm Trưởng đoàn đã tới thăm, kiểm tra tình hình hoạt động sau sáp nhập tại xã Hra.
Nghệ An phân bổ hơn 140 tỷ đồng cho các xã, phường mới để mua sắm trang thiết bị, phục vụ chuyển đổi số

Nghệ An phân bổ hơn 140 tỷ đồng cho các xã, phường mới để mua sắm trang thiết bị, phục vụ chuyển đổi số

Để đảm bảo tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp hiệu quả, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Tỉnh Nghệ An sẽ phân bổ 141 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các xã mới để mua sắm trang thiết bị và phục vụ chuyển đổi số.
Khánh Hoà ráo riết chuẩn bị thực hiện Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Khánh Hoà ráo riết chuẩn bị thực hiện Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà đã yêu cầu các cơ quan liên quan khẩn trương chuẩn bị phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư… để triển khai thực hiện Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, đoạn qua địa phận tỉnh Khánh Hòa.
Khánh Hoà: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm đạt hơn 41%

Khánh Hoà: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 6 tháng đầu năm đạt hơn 41%

Tính đến cuối tháng 6/2025, tỉnh Khánh Hòa đã giải ngân vốn đầu tư công đạt 41,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn tỷ lệ giải ngân bình quân của cả nước là 32,06%.
Quảng Ngãi kiện toàn bộ máy lãnh đạo BQL Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp

Quảng Ngãi kiện toàn bộ máy lãnh đạo BQL Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa công bố quyết định bổ nhiệm Trưởng Ban và 8 Phó Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) Dung Quất và các Khu công nghiệp (KCN). Việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sau sáp nhập, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Quảng Trị tham dự kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO tại Cộng hòa Pháp

Quảng Trị tham dự kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO tại Cộng hòa Pháp

Đoàn công tác Quảng Trị do ông Hoàng Xuân Tân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã tham gia phái đoàn của Việt Nam dự kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO được tổ chức tại thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính