Chủ nhật 06/07/2025 08:00Chủ nhật 06/07/2025 08:00 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Việt Nam - Kyrgyzstan có tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Thủ tướng Kyrgyzstan cho rằng hai nước Việt Nam - Kyrgyzstan có tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy điện, năng lượng tái tạo, du lịch, công nghệ thông tin, và kinh tế số...
Thủ tướng Kyrgyzstan Adylbek Kasymaliev và Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Diễn đàn.
Thủ tướng Kyrgyzstan Adylbek Kasymaliev và Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng chủ trì Diễn đàn.

Đây là phát biểu của Thủ tướng Kyrgyzstan tại buổi gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam diễn ra vào sáng ngày 7/3.

Phát biểu mở đầu cuộc gặp gỡ, Thủ tướng Kyrgyzstan Adylbek Kasymaliev cho biết buổi gặp gỡ là bước tiến quan trọng để củng cố quan hệ của hai nước trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, năng lượng. Hai nước Việt Nam-Kyrgyzstan có nhiều tiềm năng lớn để thúc đẩy những lĩnh vực, ngành hàng hợp tác còn nhiều tiềm năng như: Nông nghiệp, thủy điện, năng lượng tái tạo, du lịch, công nghệ thông tin, và kinh tế số...

Bốn năm trở lại đây, những cải cách đa chiều đã được Chính phủ Kyrgyzstan thực hiện đã góp phần thúc đẩy kinh tế nước này phát triển ổn định, tổng ngân sách quốc nội (GDP) trung bình khoảng 9%.

Hiện nay, Kyrgyzstan đang tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Kyrgyzstan dành nhiều ưu đãi cả về thuế quan, thủ tục xuất khẩu, thủ tục hành chính... mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài; trong đó, có doanh nghiệp Việt Nam.

"Quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước đã được cụ thể hóa thông qua các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Kyrgyzstan. Hy vọng qua sự kiện này, hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước sẽ được khởi sắc; quan hệ hợp tác kinh tế sẽ trở thành hình mẫu. Kyrgyzstan luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam đến hợp tác đầu tư," Thủ tướng Kyrgyzstan nêu rõ.

Hiện tại, Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 3 ASEAN và thứ 32 thế giới; top 20 về thương mại quốc tế và Top 15 về thu hút FDI hàng đầu thế giới, cùng với không khí đầu tư kinh doanh rất sôi động, được xem là một trong những “công xưởng” của thế giới.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có các thế mạnh về dân số đông, chính trị ổn định; an ninh được bảo đảm; có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và hội nhập tốt.

Việt Nam có lợi thế về mặt bằng sản xuất sẵn có và thị trường tiêu thụ rộng lớn, bao gồm thị trường nội địa trên 100 triệu dân với sức mua khá lớn và thị trường của gần 6 tỷ người tiêu dùng trong 17 Hiệp định thương mại tự do (song phương và đa phương) mà Việt Nam là thành viên. Đây sẽ là những điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hợp tác, phát triển.

Những kết quả đạt được trong hợp tác về kinh tế thời gian qua tích cực nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên và mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống tốt đẹp giữa hai nước. Đặc biệt, thời gian tới, chính trị, kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường; rủi ro về sự gián đoạn chuỗi cung ứng và những khó khăn, thách thức mang tính toàn cầu ngày càng gia tăng, đặt ra mối đe dọa với sự ổn định kinh tế của mỗi quốc gia.

Trước bối cảnh đó, Việt Nam và Kyrgyzstan cần hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn, nhất là trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và chuyển đổi năng lượng để cùng ứng phó và nâng cao sức chống chịu của mỗi nền kinh tế. Việc tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại song phương cũng như trong khuôn khổ đa phương giữa hai khối ASEAN và Liên minh Kinh tế Á Âu sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cả Việt Nam và Kyrgyzstan.

Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho hay trong hơn ba thập kỷ qua (kể từ khi tái thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1992), Việt Nam-Kyrgyzstan tiếp tục thiết lập mối quan hệ đối tác tốt đẹp dựa trên nền tảng quan hệ hữu nghị bền chặt, hiểu biết lẫn nhau và đã ghi nhận nhiều bước phát triển tích cực thông qua phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương.

Cụ thể như Liên Hợp Quốc, Hội nghị phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA)..., tạo nền tảng cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai bên. Kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước trong những năm gần đây có bước tăng trưởng tích cực (từ 66-70%/năm), nhất là từ khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu; trong đó, Kyrgyzstan là thành viên có hiệu lực từ năm 2016.

Đặc biệt, năm 2024 kim ngạch thương mại hai chiều đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay, tăng 172% đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Kyrgyzstan tại ASEAN và ở chiều ngược lại Kyrgyzstan là đối tác thương mại thứ 3 của Việt Nam tại khu vực Trung Á.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Kyrgyzstan Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Kyrgyzstan

Sáng 6/3/2025, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Kyrgyzstan Adylbek Kasimalyev thăm chính thức Việt Nam.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Kyrgyzstan tại ASEAN Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Kyrgyzstan tại ASEAN

Đây là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên trong chương trình gặp gỡ giữa Thủ tướng Kyrgyzstan với cộng ...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chúc mừng những thành tựu về kinh tế mà Kyrgyzstan đã đạt được trong thời gian qua nhờ chính sách năng động, hiệu quả trong khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh về tự nhiên và vị trí chiến lược là một trong những mắt xích trung chuyển quan trọng của hành lang Á-Âu.

Nhiều dự án về giao thông vận tải, xây dựng, lọc dầu, xi măng, thủy điện… đã được Kyrgyzstan triển khai, nhất là việc khởi công xây dựng tuyến đường sắt kết nối 3 nước Trung Quốc-Kyrgyzstan-Uzbekistan với tổng chiều dài khoảng 500 km, được coi là dự án kết nối Á-Âu mới quan trọng của Trung Á.

Bên cạnh đó, Kyrgyzstan là quốc gia có thế mạnh về các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên như luyện kim màu, urani, thorium... và có tiềm năng rất lớn về khai thác, chế biến gỗ và phát triển năng lượng tái tạo.

Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng phát triển các ngành công nghiệp có tính nền tảng như khai khoáng, chế biến khoáng sản và các ngành, lĩnh vực công nghệ cao..., mới nổi như chíp bán dẫn, dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật, điện toán đám mây.

Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng xanh hóa, phát triển năng lượng tái tạo và nguồn năng lượng mới; đồng thời tái khởi động Chương trình phát triển điện hạt nhân nhằm đa dạng hoá, ổn định nguồn cung, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội và góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Đây là những lĩnh vực mà Kyrgyzstan có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển. Vì vậy, Bộ trưởng mong muốn các cơ quan chức năng và doanh nghiệp hai nước sẽ tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực này thời gian tới, qua đó đưa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, năng lượng giữa Việt Nam và Kyrgyzstan ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực.

“Chính phủ, Bộ Công Thương và các bộ, ngành của Việt Nam sẵn sàng phối hợp với Chính phủ, các bộ, ngành, các cơ quan chức năng của Kyrgyzstan để bảo trợ và làm cầu nối hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp 2 nước tăng cường tiếp xúc, triển khai các hoạt động đầu tư, hợp tác đầu tư trong tương lai," Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Thống kê của Hải quan Việt Nam cho thấy giai đoạn 2017-2021, trao đổi thương mại giữa hai bên chỉ đạt mức trung bình 1,36 triệu USD/năm. Tuy nhiên, mức tăng kim ngạch song phương giữa Việt Nam và Kyrgyzstan là 70,9% năm 2022 và 66,7%, đạt 7,5 triệu USD trong năm 2023.

Năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 21,5 triệu USD, tăng 172% so với năm 2023; trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Kyrgyzstan 10,8 triệu USD, nhập khẩu từ Kyrgyzstan 10,7 triệu USD.

Bài liên quan

Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tại Hà Nội

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký ban hành Quyết định số 3359/QĐ-UBND về việc thành lập Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Hà Nội trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội.
Đồng Nai: Xử phạt hàng loạt các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp

Đồng Nai: Xử phạt hàng loạt các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đồng Nai yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV, phân bón; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông sản, thủy sản chấp hành nghiêm các quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh phân bón, thuốc BVTV và sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Quảng Ninh: Lễ ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Quảng Ninh: Lễ ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp

Ngành nông nghiệp Việt Nam cần chuyển đổi mạnh mẽ trong bối cảnh đảm bảo an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
Thái Nguyên: Những lợi thế để nông, lâm nghiệp bứt phá

Thái Nguyên: Những lợi thế để nông, lâm nghiệp bứt phá

Sau khi sáp nhập, tỉnh Thái Nguyên sẽ có diện tích đất nông, lâm nghiệp khá lớn (trên 700 nghìn héc-ta), trong đó có hơn 150 nghìn héc-ta đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng lúa, trồng cây hằng năm, cây lâu năm
Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Lâm Đồng thúc đẩy ứng dụng năng lượng tái tạo vào sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh phát triển nông nghiệp bền vững gắn với bảo vệ môi trường, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực triển khai ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo vào hoạt động sản xuất và kinh doanh nông nghiệp. Đây là một trong những bước đi quan trọng nhằm tiết kiệm chi phí, tận dụng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

CÁC TIN BÀI KHÁC

Lâm Đồng: Xã Quảng Tân công bố các quyết định về cán bộ

Lâm Đồng: Xã Quảng Tân công bố các quyết định về cán bộ

Ngày 2/7, UBND xã Quảng Tân, tỉnh Lâm Đồng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND xã về việc thành lập các phòng chuyên môn, Trung tâm Phục vụ hành chính công và công bố Quyết định của UBND xã về Công tác cán bộ. Ông Trần Vĩnh Phú, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã chủ trì hội nghị.
TP. Hồ Chí Minh: Giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp tăng lên 8.200 đồng/kg

TP. Hồ Chí Minh: Giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp tăng lên 8.200 đồng/kg

Quyết định mới ban hành của UBND TP.HCM điều chỉnh giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM từ 7.600 đồng lên 8.200 đồng/kg.
Ông Trần Minh Sáng làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai (mới)

Ông Trần Minh Sáng làm Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lào Cai (mới)

Chiều ngày 1/7, UBND tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thành lập các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và công bố các quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh liên quan đến công tác cán bộ.
Quảng Ninh: Kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng trên 11%

Quảng Ninh: Kinh tế trong 6 tháng đầu năm 2025 tăng trưởng trên 11%

Ngày 2/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hội nghị kiểm điểm, đánh giá tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm và thảo luận một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.
Đà Nẵng - Bay cao cùng đất nước trong đêm hội lịch sử

Đà Nẵng - Bay cao cùng đất nước trong đêm hội lịch sử

Tối 30/6, tại sân khấu DIFF bên bờ sông Hàn, hàng ngàn người dân và đại biểu đã hòa nhịp trong chương trình nghệ thuật đặc biệt mang chủ đề “Đà Nẵng – Bay cao cùng đất nước”, một dấu mốc tinh thần quan trọng chào đón thời khắc chuyển mình của thành phố sau sự kiện công bố Nghị quyết sáp nhập đơn vị hành chính.
Hải Phòng: Đồng loạt ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Phòng: Đồng loạt ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hòa chung không khí của cả nước, bắt đầu từ ngày 1/7/2025, thành phố Hải Phòng chính thức triển khai cuộc Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp năm 2025 trên toàn địa bàn. Đây là cuộc tổng điều tra quy mô lớn của quốc gia, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc thu thập thông tin toàn diện, làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng, xây dựng kế hoạch và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, nông nghiệp trong giai đoạn mới.
Quảng Ninh: Lễ ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Quảng Ninh: Lễ ra quân tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức lễ ra quân Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.
Chung kết Cuộc thi Hoa hậu Quý bà hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025

Chung kết Cuộc thi Hoa hậu Quý bà hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025

Ngày 30/6, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra Chung kết cuộc thi Hoa hậu Quý bà hòa bình Việt Nam 2025 - Mrs Grand Vietnam 2025. Người đẹp Nguyễn Thị Thưa, số báo danh 333 đến từ Hải Dương đã giành ngôi vị Hoa hậu Quý bà Hòa bình Việt Nam 2025.
Cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường Trung Quốc và châu Á

Cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng thị trường Trung Quốc và châu Á

Hội chợ chuyên ngành hữu cơ dành riêng cho thị trường châu Á - Organic Festa Asia 2025 sẽ diễn ra từ ngày 03 – 05/9/2025 tại Thượng Hải, Trung Quốc với quy mô ước tính hơn 300 doanh nghiệp, 13.000 khách tham quan và chuyên gia hữu cơ.
Tinh gọn bộ máy, kiện toàn hệ thống: Tỉnh Quảng Ngãi bước vào thời kỳ phát triển mới

Tinh gọn bộ máy, kiện toàn hệ thống: Tỉnh Quảng Ngãi bước vào thời kỳ phát triển mới

Tinh gọn tổ chức, thống nhất mô hình quản trị và nâng cao hiệu quả điều hành là mục tiêu trọng tâm của đợt sắp xếp đơn vị hành chính lần này. Tỉnh Quảng Ngãi mới ra đời với kỳ vọng trở thành hình mẫu về đổi mới thể chế và tổ chức bộ máy trong tiến trình hiện đại hóa đất nước.
Chính quyền địa phương 2 cấp: Dấu mốc cải cách hành chính lịch sử từ ngày 1/7/2025

Chính quyền địa phương 2 cấp: Dấu mốc cải cách hành chính lịch sử từ ngày 1/7/2025

Từ hôm nay, 34 tỉnh, thành trên cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã, thay thế mô hình 3 cấp cũ đã tồn tại nhiều thập niên. Đây là bước chuyển mình quan trọng, đặt nền móng cho một nền hành chính tinh gọn, hiện đại và phục vụ nhân dân hiệu quả hơn.
Cao Bằng: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính

Cao Bằng: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính

Sáng 30/6, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết thúc hoạt động đơn vị hành chính (ĐVHC), sắp xếp các ĐVHC cấp xã; quyết định thành lập Đảng bộ cấp xã; chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ cấp xã.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính