Thứ năm 20/03/2025 18:41Thứ năm 20/03/2025 18:41 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

“Phja Oắc – Phja Đén” – Báu vật miền Non nước

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Vườn quốc gia Phja Oắc – Phja Đén, thuộc huyện Nguyên Bình, là báu vật được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho miền Non nước Cao Bằng với khí hậu trong lành, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mang vẻ đẹp hoang sơ đã và đang là điểm đến hấp dẫn của đông đảo du khách trong và ngoài nước mỗi khi đến Cao Bằng.
“Phja Oắc – Phja Đén” – Báu vật miền Non nước

Mùa đông trên đỉnh Phja Oắc. Ảnh Quốc Sơn.

Vườn quốc gia Phia Oắc - Phia Đén được thành lập tháng 1/2018 có tổng diện tích tự nhiên hơn 10.593 ha thuộc địa bàn 4 xã: Thành Công, Quang Thành, Phan Thanh, Hưng Đạo và thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Vườn quốc gia được quy hoạch thành 3 phân khu chức năng: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt diện tích hơn 4.035 ha; Phân khu phục hồi sinh thái diện tích hơn 6.417 ha; Phân khu dịch vụ hành chính hơn 140 ha. Riêng vùng đệm vườn quốc gia có diện tích hơn 8.276 ha, trên địa bàn 42 thôn thuộc 6 xã: Phan Thanh, Thành Công, Quang Thành, Hưng Đạo, Vũ Nông, Thể Dục và thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình.

“Phja Oắc – Phja Đén” – Báu vật miền Non nước

Sắc đỏ quyến rũ của hoa đào mỗi độ xuân về dọc hai bên đường đến Vườn quốc gia Phja Oắc – Phja Đén. Ảnh Quốc Sơn

Phja Oắc – Phja Đén là hai ngọn núi cao trong khu vườn quốc gia. So với mực nước biển, đỉnh núi Phja Đén cao 1.391m, đỉnh núi Phja Oắc cao 1.931m, được ví như “viên ngọc quý”, “lá phổi xanh”, “nóc nhà” phía tây của tỉnh Cao Bằng. Nơi đây có nhiều loại khoáng sản quý hiếm như: vàng, bạc, thiếc, vonfram, quặng uranium…, rừng thuộc hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và á nhiệt đới núi trung bình; hệ sinh thái rừng lùn hay còn gọi là “rừng rêu” kiểu rừng của khí hậu ôn đới đặc trưng của miền Bắc Việt Nam; có các loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm, với 1.287 loài thuộc 786 chi trong 202 họ thực vật của 6 ngành thực vật, trong đó, có 90 loài thực vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam như: ba gạc lá vòng, bách bộ đứng, dẻ tùng sọc trắng, thiết sam núi đá, vù hương, sến mật, thông pà cò, lát hoa, nghiến, cùng nhiều loài dược liệu quý: thất diệp nhất chi hoa, đông trùng hạ thảo, sâm núi…

Vườn quốc gia có 496 loài động vật có xương sống và hàng nghìn loài động vật không xương sống, côn trùng; 58 loài động vật quý hiếm, gồm 30 loài thú có tên trong Sách Đỏ Việt Nam như: tê tê vàng, khỉ mặt đỏ, báo gấm, vượn đen…; 12 loài bò sát, trong đó 3 loài ở thứ hạng cực kỳ nguy cấp… Đây là nguồn tài nguyên vô cùng quý hiếm, những nguồn gen động vật có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn cao.

“Phja Oắc – Phja Đén” – Báu vật miền Non nước

Đồi chè hữu cơ của Nông trường chè Kolia, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Ảnh Quốc Sơn.

Vườn quốc gia Phja Oắc – Phja Đén còn được ví như “viên ngọc quý”, “lá phổi xanh”, “nóc nhà” phía tây của tỉnh Cao Bằng, với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, nhiệt độ trung bình thấp, độ ẩm cao, là thiên đường của nhiều loài hoa. Nơi đây bốn mùa hoa nở, nhất là vào mùa xuân, hoa nở miên man, sắc hoa rực rỡ, bởi sắc đỏ quyến rũ của đỗ quyên, sắc xanh ngọc bích mơn man của cẩm tú cầu, sắc tím nồng nàn của hoa mua, sắc trắng, vàng… của lan rừng phủ kín sườn núi, tràn xuống khe thung hoà vào màu xanh của sắc lá cây rừng, của núi non hùng vĩ, điệp trùng. Và mùa đông, nhiệt độ xuống thấp, đỉnh Phja Oắc lại được phủ đầy màu trắng tinh nguyên của băng tuyết hay mờ ảo của màn sương màu khói khiến cho khung cảnh thiên nhiên nơi đây đẹp tựa bức tranh kỳ vĩ mà huyền ảo, hoang sơ nhưng diễm lệ, như hư như thực đến mê hoặc.

“Phja Oắc – Phja Đén” – Báu vật miền Non nước

Khu nghỉ dưỡng Kolia, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình. Ảnh Quốc Sơn.

Với vẻ đẹp kỳ vĩ, Vườn quốc gia Phja Oắc – Phja Đén lưu giữ hệ sinh thái đặc trưng, đa dạng sinh học và hệ thống địa chất, địa mạo độc đáo có giá trị nghiên cứu khoa học, với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú và tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch sinh thái, nằm trong hành trình tuyến du lịch phía tây của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Nơi đây đang là điểm đến hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong, ngoài nước đến nghỉ dưỡng, trải nghiệm “Khám phá Phja Oắc- Ngọn núi của những đổi thay”.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Trà Vinh ứng phó hạn mặn: Tưới tiết kiệm nước lên ngôi

Trà Vinh ứng phó hạn mặn: Tưới tiết kiệm nước lên ngôi

Tình hình xâm nhập mặn ngày càng sâu vào các sông lớn, kết hợp với mùa khô kéo dài, đang gây ra những thách thức lớn đối với nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Trà Vinh.
Tuyên Quang: Tỷ lệ che phủ rừng tăng trưởng năm thứ 5 liên tiếp

Tuyên Quang: Tỷ lệ che phủ rừng tăng trưởng năm thứ 5 liên tiếp

Diện tích có rừng toàn tỉnh Tuyên Quang đạt gần 420 nghìn ha, tỷ lệ che phủ rừng 65,21%, tăng 0,3% so với 2023, đây là năm thứ 5 liên tiếp tỉnh đạt mục tiêu tăng tỷ lệ che phủ rừng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Vụ điều trễ hẹn, năng suất giảm mạnh do thời tiết bất lợi

Bà Rịa - Vũng Tàu: Vụ điều trễ hẹn, năng suất giảm mạnh do thời tiết bất lợi

Thời tiết diễn biến bất thường đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ điều năm nay tại Bà Rịa - Vũng Tàu, khiến mùa thu hoạch bị chậm trễ và sản lượng giảm mạnh, gây lo lắng cho người trồng điều trong tỉnh.
Khu công nghiệp chuyên biệt: Động lực mới cho ngành tái chế Việt Nam

Khu công nghiệp chuyên biệt: Động lực mới cho ngành tái chế Việt Nam

Dự án xây dựng khu công nghiệp tái chế tài nguyên đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ giới chuyên gia và doanh nghiệp. Sự ra đời của khu công nghiệp chuyên biệt này được kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mới, thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế Việt Nam phát triển theo hướng kinh tế tuần hoàn và bền vững.
Tiền Giang chủ động ứng phó xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất và sinh hoạt

Tiền Giang chủ động ứng phó xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất và sinh hoạt

Những ngày qua, xâm nhập mặn tăng cao trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Để bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt cho người dân, trên cơ sở phương án phòng, chống hạn, mặn của UBND tỉnh, Tiền Giang đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ứng phó.
Anh Sơn vào mùa hoa gạo – Vẻ đẹp làm say đắm lòng người

Anh Sơn vào mùa hoa gạo – Vẻ đẹp làm say đắm lòng người

Tháng Ba về, khi những tia nắng xuân trải dài trên miền đất Nghệ An, những cây hoa gạo cổ thụ ở huyện Anh Sơn lại bừng nở, khoác lên mình sắc đỏ rực rỡ. Giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình, những bông hoa gạo bung nở như những đốm lửa sáng rực trên nền trời xanh thẳm, tạo nên một vẻ đẹp vừa thơ mộng, vừa hoài niệm. Đây cũng là thời điểm nhiều du khách tìm về Anh Sơn để chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp và ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
Cá lồng bè chết hàng loạt trên hạ lưu sông Thu Bồn, Quảng Nam

Cá lồng bè chết hàng loạt trên hạ lưu sông Thu Bồn, Quảng Nam

Hàng trăm tấn cá lồng bè nuôi tại hạ lưu sông Thu Bồn thuộc các xã Duy Nghĩa, Duy Hải (huyện Duy Xuyên) và phường Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) đã bị chết hàng loạt trong những ngày gần đây, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.
Khánh Hòa: Nông nghiệp xanh lan tỏa, bảo vệ môi trường bền vững

Khánh Hòa: Nông nghiệp xanh lan tỏa, bảo vệ môi trường bền vững

Khánh Hòa đang đẩy mạnh các mô hình nông nghiệp xanh, từ sản xuất hữu cơ đến xử lý chất thải, nhằm thực hiện hiệu quả Đề án "Chuyển đổi xanh" của tỉnh.
Nhật Bản: Hoa Anh Đào nở sớm, lời cảnh báo từ biến đổi khí hậu

Nhật Bản: Hoa Anh Đào nở sớm, lời cảnh báo từ biến đổi khí hậu

Hoa Anh Đào, biểu tượng văn hóa của Nhật Bản, đang hé nở rực rỡ, nhưng sự thay đổi trong thời gian nở hoa đã trở thành một hồi chuông cảnh tỉnh về tác động của biến đổi khí hậu.
Ứng phó thời tiết xấu, bảo vệ mùa "vàng" nuôi thủy sản

Ứng phó thời tiết xấu, bảo vệ mùa "vàng" nuôi thủy sản

Thời tiết diễn biến phức tạp đe dọa năng suất nuôi thủy sản. Các địa phương đang nỗ lực bảo vệ mùa vụ bằng nhiều giải pháp đồng bộ.
Cây chè "khát" nước, báo động tình trạng khô hạn

Cây chè "khát" nước, báo động tình trạng khô hạn

Những ngày giữa tháng 2/2025, tại thị trấn Nông trường Thái Bình - nơi được coi là “thủ phủ” cây chè của huyện Đình Lập, tình Lạng Sơn, màu xanh ngút ngàn quen thuộc đã nhường chỗ cho màu nâu của thân cây chè bị chết khô. Tình trạng này không chỉ diễn ra tại thị trấn mà còn lan rộng ra nhiều xã trồng chè khác trên địa bàn huyện.
Sóc Trăng "căng mình" chống hạn mặn

Sóc Trăng "căng mình" chống hạn mặn

Sóc Trăng đang bước vào cao điểm mùa khô 2025 với tình hình xâm nhập mặn diễn biến phức tạp. Từ ngày 23/2, nước mặn đã ăn sâu vào sông Hậu từ 45-60km, đe dọa trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân. Trước tình hình đó, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương tăng cường quan trắc đo mặn, kịp thời đóng cống ngăn mặn để trữ ngọt, bảo vệ sản xuất và nước sinh hoạt.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính