![]() |
Hệ thống điện bị hư hại đã được PC Thanh Hóa khắc phục . |
Chiều ngày 19/09 cơn mưa lớn kèm dông lốc đã làm nhiều nhà dân, cơ sở hạ tầng như: trường học, trụ sở cơ quan nhà nước, hệ thống cột điện bị hư hại, nhiều diện tích hoa màu bị ảnh hưởng. Theo đó, bước đầu thống kê cho thấy, toàn tỉnh có 221 ngôi nhà bị tốc mái, hư hỏng, 1 nhà phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất; diện tích cây trồng bị ảnh hưởng lớn, gồm: 18,82ha lúa, 61,07ha rau màu, 33,5ha cây trồng hằng năm, 5ha cây lâu năm bị hư hại; 157 cây xanh đô thị và bóng mát bị gãy đổ; 2 điểm trường bị hư hỏng nhẹ, ảnh hưởng đến công tác dạy và học; 61 cột điện hạ thế và 6 cột viễn thông bị gãy, nghiêng; 3 ô tô con và 4 xe máy bị hư hỏng; 2 trụ sở cơ quan, 5 nhà xưởng, 1ha nhà màng, nhà lưới, 61 chuồng trại chăn nuôi bị thiệt hại.
Thông tin từ Công ty Điện lực Thanh Hóa (PC Thanh Hóa), đến đêm 20/7, hầu hết sự cố đã được đơn vị xử lý, cấp điện trở lại cho các khu dân cư, bệnh viện, trường học và cơ sở sản xuất thiết yếu. Đến đêm 20/7, hầu hết sự cố đã được xử lý, cấp điện trở lại cho gần như toàn bộ khách hàng. Một số khu vực dân cư cục bộ còn bị ảnh hưởng, dự kiến sẽ được ngành điện khắc phục trong sáng nay (21/7).
Trước đó, trong sáng 20/7, lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa và các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa đã tham dự cuộc họp trực tuyến với Chính phủ, do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì, để bàn giải pháp ứng phó với bão số 3.
![]() |
Lức lượng chức năng khẩn trương giúp người dân khắc phục nhà cửa bị hư hại sau cơn mưa dông vào chiều ngày 19/07. |
![]() |
![]() |
Cây côi gãy đỗ được lực lượng chức năng thu gom, dọn dẹp. |
Cùng ngày, UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn đã ban hành 3 công điện khẩn và 1 công văn chỉ đạo, yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai các biện pháp phòng, chống thiên tai, nhất là ứng phó với bão số 3.
Trong chiều 20/7, Đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã trực tiếp xuống kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó tại xã Hoa Lộc và các xã thuộc huyện (Nga Sơn cũ), những địa bàn có nguy cơ ảnh hưởng nặng do bão.
Để phòng chống và đảm bảo an toàn trước cơn bão số 3 (tên quốc tế là Wipha), tỉnh Thanh Hóa đã chính thức cấm biển từ 8h ngày 21.7. Tính đến 7 giờ sáng nay (21/7), toàn tỉnh có 6.566 phương tiện với 21.868 lao động đã neo đậu, tránh trú bão an toàn tại bến; còn 9 phương tiện với 88 lao động đang hoạt động trên vùng biển Quảng Trị - Huế; Nam Biển Đông (Cà Mau). Đến thời điểm này, 100% phương tiện đang hoạt động trên biển đã nắm được thông tin về bão số 3 và thường xuyên liên lạc với gia đình cũng như cơ quan chức năng.
Trước cơn bão số 3 có diễn biến phức tạp, ngư dân các xã ven biển tỉnh Thanh đã khẩn trương kéo thuyền bè lên đường để đảm bảo an toàn.
![]() |
Ngư dân phường Sâm Sơn hối hả đưa tàu thuyền vào nơi an toàn. |
![]() |
Tàu thuyền được người dân đưa vào nới tránh trú bão an toàn. |
![]() |
Ngư lưới cụ được ngư dân thu gom, bảo quản để tránh thiệt hại trước khi bão đỗ bộ. |
Văn phòng Thường trực Chỉ huy phòng, chống thiên tai tỉnh Thanh Hóa đề nghị các địa phương tiếp tục rà soát, tổng hợp thiệt hại (nếu có) và báo cáo kịp thời về văn phòng để phục vụ công tác tổng hợp, chỉ đạo ứng phó. Trực ban tiếp tục theo dõi sát diễn biến thời tiết và tình hình trên địa bàn, sẵn sàng báo cáo, điều phối ứng phó theo yêu cầu.