Chủ nhật 02/02/2025 16:57Chủ nhật 02/02/2025 16:57 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Năm mới nói chuyện cũ

Những văn nghệ sỹ, trí thức tuổi Tỵ

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Văn nghệ sĩ ở Việt Nam những người chuyên sáng tác, sáng tạo và thể hiện, trình diễn các tác phẩm văn học - nghệ thuật. Họ là những trí thức nổi tiếng mà sự nghiệp của họ có ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội.

Đào Tấn - Sinh năm Ất Tỵ 1845

Đào Tấn sinh năm Ất Tỵ 1845, mất năm Đinh Mùi 1907. Ông quê ở làng Vĩnh Thạnh, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Lúc nhỏ ông là học trò của cụ tú Nguyễn Diêu, tác giả của nhiều vở tuồng có tiếng. Chịu ảnh hưởng của thầy học nên ông đã tập viết tuồng từ thuở còn bé. Năm 22 tuổi, ông đậu cử nhân, 4 năm sau ông làm Hiệu thư ở Huế, chuyên soạn các vở tuồng theo lệnh vua Tự Đức. Năm 1874, ông được bổ làm Tri phủ Quảng Trạch, sau thăng Thừa chỉ, Thị độc, rồi Phủ doãn tỉnh Thừa thiên. Khi vua Tự Đức mất (năm 1883), ông cáo quan về nhà, nhưng sau đó lại ra làm quan dưới triều Đồng Khánh. Năm 1889, ông được bổ làm Tổng đốc An - Tĩnh (Nghệ An - Hà Tĩnh), rồi lần lượt làm Thượng thư bộ Công, bộ Binh, bộ Hình.

Những văn nghệ sỹ, trí thức tuổi Tỵ
Chân dung Đào Tấn.

Vì mâu thuẫn với tên việt gian Nguyễn Thân, Thượng thư bộ Lại, một kẻ thân Pháp, ông xin về hưu khoảng năm 1902. Ông nổi tiếng thanh liêm, công minh, đuợc hầu hết sĩ phu trọng vọng, lại giỏi văn chương, thích soạn tuồng hát.Chính ông lập ra môn hát bộ ở Bình Định. Tại quê nhà có lập một trường dạy kịch nghệ gọi là Học bộ đình. Ông mất năm 1907, thọ 62 tuổi.

Nguyễn Bá Học - Sinh năm Đinh Tỵ 1857

Những văn nghệ sỹ, trí thức tuổi Tỵ
Chân dung Nguyễn Bá Học.

Nguyễn Bá Học là nhà văn, quê ở làng Nhân Mục, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay là xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm, ngoại thành Hà Nội). Ông theo đuổi nghiệp văn chương năm 1918 bằng việc viết truyện ngắn, chính luận và chọn dịch các bài Hán văn, Pháp văn đăng ở Tạp chí Nam Phong, Tạp chí Đông Dương. Ông được giới văn học đánh giá là một trong hai cây bút đầu tiên viết truyện ngắn hiện đại bằng Quốc ngữ trong văn học Việt Nam. Trong vòng ba năm (từ năm 1918 đến 1921), ông viết 7 truyện ngắn đăng trên Tạp chí Nam Phong. Nguyễn Bá Học nổi tiếng với câu nói: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Ông mất năm Đinh Mùi 1907.

Tống Hữu Định- Sinh năm Kỷ Tỵ 1869

Những văn nghệ sỹ, trí thức tuổi Tỵ
Tống Hữu Định người "khai sơn phá thạch" nghệ thuật cải lương.

Tống Hữu Định là người khởi xướng bộ môn ca kịch cải lương, hiệu Tịnh Trai, tục gọi là Thầy Phó Mười Hai (vì ông làm phó tổng và là người con thứ 12 trong gia đình); quê quán ở làng Long Châu, tỉnh Vĩnh Long. Ông nổi tiếng là người hào hoa, say mê âm nhạc dân tộc. Chính ông là người có sáng kiến khai sinh ra điệu hát "ca ra bộ" (năm 1914) - tiền thân của nghệ thuật hát cải lương sau này. Trong lịch sử bộ môn hát cải lương Nam bộ, các nhà nghiên cứu đã dành cho ông một chỗ đứng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của bộ môn này. Ông mất năm Nhâm Thân 1932.

Nhà thơ Thâm Tâm - Sinh năm Đinh Tỵ 1917

Những văn nghệ sỹ, trí thức tuổi Tỵ
Chân dung nhà thơ Thâm Tâm.

Nhà thơ Thâm Tâm tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh năm Đinh Tỵ 1917 ở thị xã Hải Dương. Năm 1938, ông vẽ tranh và sáng tác văn học. Từ những năm 1940, ông tham gia viết báo, viết văn và thường được đăng tải trên Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày nay, Tiểu thuyết thứ năm và Truyền bá quốc ngữ, Phổ thông bán nguyệt san. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Thâm Tâm tham gia văn hóa Cứu quốc, ở trong Ban biên tập Báo Tiên Phong (1945-1946); sau đó ông nhập ngũ, làm thư ký tòa soạn Báo Vệ quốc quân (sau là Báo Quân đội Nhân dân). Trong số các tác phẩm của ông, “Tống biệt hành” là một thi phẩm nổi tiếng với một phong cách thơ hòa hợp giữa cổ điển và hiện đại, thể hiện hào khí yêu nước rất cao. Ông mất năm Canh Dần 1950

Nhà văn Nam Cao – Sinh năm Đinh Tỵ 1917

Những văn nghệ sỹ, trí thức tuổi Tỵ
Chân dung nhà văn Nam Cao (trên bìa sách).

Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí, sinh năm Đinh Tỵ 1917, mất năm Tân Mão 1951 tại làng Đại Hoàng, Cao Đà, huyện Nam Song nay là xã Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Trước Cách mạng tháng Tám, ông dạy học tư, sáng tác văn học, nổi tiếng với các truyện ngắn, tiểu thuyết xã hội. Năm 1943, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc, Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông tham gia hoạt động tích cực ở quê ông. Năm 1946 nhập đoàn quân Nam tiến vào miền nam Trung bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác tuyên truyền, báo chí và văn nghệ ở Việt Bắc. Ngày 30/11/1951 ông hi sinh tại bốt Hoàng Đan, Gia Viễn, Ninh Bình trên đường đi công tác vào vùng địch. Các tác phẩm chính của ông đã được xuất bản: Chí phèo, Sống mòn, Đôi mắt, truyện ngắn Nam Cao,...

Lê Văn Thới - Sinh năm Đinh Tỵ 1917

Những văn nghệ sỹ, trí thức tuổi Tỵ
Nhà khoa học Lê Văn Thới.

Lê Văn Thới sinh năm Đinh Tỵ 1917, mất năm Quý Hợi 1983. Là một Giáo sư, quê ở Gò Dâu, Tây Ninh. Năm 1942, Lê Văn Thới đỗ cử nhân khoa Lí Hóa, rồi đỗ đầu kĩ sư hóa học (1943). Đến 1947 ông đỗ tiến sĩ quốc gia, hạng tối danh dự với lời ban khen của Hội đồng giám khảo. Từ 1947-1956 ông phụ trách nhiều đề tài Hóa học hữu cơ cơ cấu, là Trưởng ban khảo cứu cây thông của viện Đại học Bordeaux Pháp.

Từ 1956-1958, ông làm trưởng phòng khảo cứu sinh học tại Sở khai thác thuốc lá và diêm quẹt ở Paris và khảo cứu các chất gây ung thư của khói thuốc lá. Về nước từ năm 1958, ông giữ nhiều chức vụ trong ngành đại học và trong khảo cứu khoa học. Ông luôn theo dõi và nghiên cứu hóa học hiện đại, làm giáo sư tại trường Đại học khoa học Sài Gòn (nay là trường Đại học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh). Điều ông đặc biệt quan tâm là đặt nền móng tân tiến cho nền thuật ngữ Việt Nam, tiếp tục công trình mà Hoàng Xuân Hãn đã khởi sự.

Từ năm 1970, ông cùng các đồng nghiệp gây dựng nên ủy ban soạn thảo danh từ chuyên môn, đề ra nguyên tắc soạn thảo danh từ chuyên môn. Dù bận rộn đến đâu, ông cũng vẫn đến chủ trì buổi họp của ủy ban Danh từ vào mỗi sáng thứ 7 tại bộ Giáo dục Sài Gòn. Sau 1975, ông là chủ tịch Hội trí thức yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh, giáo sư Đại học Tổng Hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1983 ông mất, thọ 66 tuổi. Giới khoa học, văn hóa và mọi người đều có tình cảm thân thiết đều thương tiếc ông./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Tết Ngã rạ: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cor

Tết Ngã rạ: Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Cor

Hằng năm, cứ vào cuối tháng 10 âm lịch, sau khi thu hoạch lúa, ngô xong, người Cor (thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) tổ chức ăn Tết Ngã rạ. Đây là một trong những nghi lễ để tạ ơn thần linh, tổ tiên, cầu mong dân làng no ấm, làm ăn phát đạt và cuộc sống bình an.
Lễ hội Chùa Hương: Hành trình về cõi Phật

Lễ hội Chùa Hương: Hành trình về cõi Phật

Lễ hội Chùa Hương, hay còn gọi là trẩy hội Chùa Hương, là một lễ hội truyền thống lớn và kéo dài nhất ở Việt Nam, diễn ra tại khu danh thắng Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Lễ hội không chỉ là dịp để người dân hành hương về cõi Phật, cầu bình an, may mắn cho gia đình và người thân, mà còn là cơ hội để khám phá vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hòa mình vào không gian văn hóa tâm linh đặc sắc.
Việt Nam đất nước hòa bình

Việt Nam đất nước hòa bình

Việt Nam, một quốc gia có lịch sử và văn hóa lâu đời, không chỉ là một hình mẫu của sự kiên cường, vượt qua thử thách để xây dựng nền hòa bình, mà còn là đất nước nổi bật với những giá trị văn hóa đặc sắc và nét đẹp của con người. Từ những di sản văn hóa truyền thống đến những giá trị nhân văn, Việt Nam đã khẳng định được bản sắc riêng biệt trong dòng chảy chung của nền văn minh nhân loại. Nét đẹp con người Việt Nam không chỉ thể hiện qua những hành động trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong những truyền thống, phong tục, và cách thức ứng xử của người dân.
Chữ Thọ: Ước nguyện về một cuộc sống lâu dài của con người và loài người

Chữ Thọ: Ước nguyện về một cuộc sống lâu dài của con người và loài người

Chữ Thọ (壽) là một biểu tượng văn hóa sâu sắc, mang ý nghĩa về tuổi thọ, sự trường tồn và sức khỏe. Nó là một trong “Ngũ Phúc” (五福) - Phúc (福), Lộc (祿), Thọ (壽), Khang (康), Ninh (寧) - năm điều ước vọng tốt đẹp mà con người luôn hướng đến. Chữ Thọ không chỉ đơn thuần là một khái niệm về thời gian sống, mà còn bao hàm những giá trị về sức khỏe, tinh thần minh mẫn và một cuộc sống an yên. Bài viết này sẽ đi sâu vào khám phá ý nghĩa, nguồn gốc, các biểu tượng liên quan và tầm quan trọng của chữ Thọ trong văn hóa phương Đông.
Những năm Tỵ đáng nhớ của thế kỷ XX

Những năm Tỵ đáng nhớ của thế kỷ XX

Một trăm năm cuối của Thiên niên kỷ thứ hai vừa qua đối với dân tộc Việt Nam ta là một thế kỷ hào hùng, mang tầm vóc và ý nghĩa to lớn của thời đại. Bởi chính thế kỷ XX đã mở ra một kỷ nguyên mới và một thời đại mới cho dân tộc ta: đó là Thời đại Hồ Chí Minh và Kỷ nguyên độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Những năm Tỵ trong lịch sử Việt Nam

Những năm Tỵ trong lịch sử Việt Nam

Tỵ (巳) là một trong số 12 chi của Địa chi, thông thường được coi là địa chi thứ sáu. Đứng trước nó là Thìn, đứng sau nó là Ngọ. Để tiện ghi nhớ hoặc là do sự giao thoa văn hóa nên mỗi địa chi được ghép với một trong 12 con giáp. Tỵ tương ứng với rắn. Những năm Tỵ trong sử Việt cũng khá nhiều sự kiện.
Mùa xuân nhớ về quê hương yêu dấu

Mùa xuân nhớ về quê hương yêu dấu

Mùa xuân là một mùa đẹp và ý nghĩa. Nó không chỉ là mùa của sự sống mà còn là mùa của những hy vọng và ước mơ. Hãy cùng chào đón mùa xuân với tất cả niềm vui và sự lạc quan. Với những người xa xứ xuân về nỗi nhớ quê hương lại càng da diết, Đó là nơi cất giữ tuổi thơ là kỷ niệm, quê hương yêu dấu mãi mãi trong tim mỗi người.
Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân rộn ràng đón Xuân Ất Tỵ 2025

Cán bộ, chiến sĩ Vùng 3 Hải quân rộn ràng đón Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 29/1, trong không khí hân hoan chào đón năm mới, cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 3 Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Tại quân cảng Đà Nẵng, lễ chào cờ đầu năm được tổ chức trang trọng, khẳng định tinh thần sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Tổ quốc.
Câu đối Tết và văn hóa truyền thống

Câu đối Tết và văn hóa truyền thống

Câu đối thực chất là một thể văn biền ngẫu gồm 2 vế đối nhau với nội dung thể hiện quan điểm, suy nghĩ của tác giả trước những sự vật hiện tượng trong cuộc sống. Vào dịp Tết đến xuân về, người xưa thường trao nhau những câu đối có nội dung thể hiện ước mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến vào năm mới. Đây là nét văn hóa truyền thống phổ biến tại các nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.
Chữ Lộc: Biểu tượng của thịnh vượng và may mắn

Chữ Lộc: Biểu tượng của thịnh vượng và may mắn

Chữ Lộc (禄) là một biểu tượng văn hóa quan trọng trong nhiều nền văn hóa Đông Á, đặc biệt là Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Nó tượng trưng cho sự thịnh vượng, tài lộc, may mắn và những điều tốt lành trong cuộc sống. Chữ Lộc thường xuất hiện cùng với chữ Phúc (福) và Thọ (寿) trong cụm từ “Phúc Lộc Thọ” (福禄寿), biểu tượng cho những ước vọng cơ bản của con người về một cuộc sống hạnh phúc, giàu có và trường thọ.
Hai năm Tỵ đáng nhớ của đất nước trong dòng chảy lịch sử

Hai năm Tỵ đáng nhớ của đất nước trong dòng chảy lịch sử

Trong lịch sử, năm Tỵ gắn với nhiều cột mốc quan trọng của đất nước, trong đó phải kể đến hai chiến công lẫy lừng từ thuở “… Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập” trước kẻ xâm lăng phong kiến phương Bắc. Nhân dịp đất nước chào đón mùa xuân Ất Tỵ 2025, chúng ta hãy cùng nhìn lại khoảnh khắc năm xưa…
Xung quanh chuyện về Bác Hồ trồng cây dịp tết

Xung quanh chuyện về Bác Hồ trồng cây dịp tết

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống lâu đời tốt đẹp. Mỗi lần tết đến xuân sang, trong những ngày thiêng liêng nhất của năm thường nhớ đến người xưa, những vị anh hùng dân tộc đã có công dựng nước với tấm lòng sùng kính biết ơn.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính