Thứ tư 16/07/2025 10:46Thứ tư 16/07/2025 10:46 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Chất làm lạnh máy điều hòa: Nguồn siêu ô nhiễm không khí

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Theo các nhà nghiên cứu từ Mỹ, chất làm lạnh được sử dụng phổ biến trong các hệ thống điều hòa. Khi chất làm lạnh rò rỉ, chúng có sức tàn phá rất lớn đối với bầu khí quyển của Trái Đất gây biến đổi khí hậu toàn cầu.

Bà Jennifer Byrne là chủ sở hữu và kỹ thuật viên của công ty sửa chữa Comfy Heat and Cooling, ở TP Philadelphia (bang Pennsylvania, Mỹ). Bà Byrne thường được gọi đến những ngôi nhà cải tạo kém chất lượng để sửa chữa máy điều hòa. Tại đây, bà nhận ra nhiều thợ sửa nhà bỏ qua các bước như kiểm tra chất làm lạnh của máy điều hòa sau khi lắp đặt chúng. Điều này có thể khiến máy điều hòa bám tuyết, theo hãng tin AP. “Vấn đề này xảy ra thường xuyên tại TP này. Thông thường, các khách hàng của tôi nói rằng họ đã mua một ngôi nhà vừa được sửa chữa và mọi thứ đều không ổn, đặc biệt là máy điều hòa bị bám tuyết” - bà Byrne nói. Phần tuyết bám trên hệ thống điều hòa này là dấu hiệu của cơn ác mộng đối với khí hậu toàn cầu vì nó khiến hóa chất làm lạnh bị rò rỉ ra ngoài.

Chất làm lạnh máy điều hòa: Nguồn siêu ô nhiễm không khí
Chất làm lạnh cho máy điều hòa chính là tác nhân gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu. Ảnh minh họa

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trên toàn thế giới, nhu cầu về điều hòa không khí đang tăng lên khi nhiệt độ tăng và người dân có thu nhập cao hơn. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và IEA, số lượng thiết bị làm mát toàn cầu ước tính sẽ lên tới 9,5 tỉ trong khoảng từ nay đến năm 2050. Chất làm lạnh được sử dụng phổ biến trong các hệ thống điều hòa. Khi chất làm lạnh rò rỉ, chúng có sức tàn phá rất lớn đối với bầu khí quyển của Trái Đất.

Theo AP, các chất làm lạnh này là “loại khí nhà kính mạnh nhất mà khoa học hiện đại biết đến” và chúng đang được sử dụng rộng rãi trong những năm gần đây. Một trong những loại chất làm lạnh phổ biến nhất là R-410A. Chất này gây hại cho khí hậu gấp 2.088 lần so với carbon dioxide - loại khí sinh ra từ việc đốt than và xăng dầu. Theo đài BBC, trong R-410A còn có hydrofluorocarbons (HFCs). HFCs có khả năng hấp thụ bức xạ hồng ngoại, giữ nhiệt bên trong khí quyển thay vì để nó thoát ra ngoài không gian. Điều này tạo ra hiệu ứng nhà kính làm ấm Trái Đất.

Ông Doug Parr - nhà khoa học khí hậu tại Tổ chức môi trường Greenpeace - nói rằng vì HFCs là loại khí mạnh có thể tồn tại trong khí quyển tới 29 năm nên cần phải loại bỏ dần dần chúng. Một khi chúng được sản xuất, rất khó để giải quyết chúng. Đây là lý do tại sao Đạo luật Không khí sạch của Mỹ cấm hành vi cố ý thải các chất làm lạnh. Ngoài ra, cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ cũng đề ra lộ trình nhằm loại bỏ việc sử dụng chất làm lạnh. Ước tính mỗi năm, thị trường Việt Nam tiêu thụ trên dưới 2 triệu máy điều hòa, có tốc độ phát triển lớn nhất về tiêu thụ trong khu vực Đông Nam Á, dự kiến quy mô đạt 2,9 tỷ USD năm 2025. Trong giai đoạn 2020 – 2021, ngành điều hòa của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh nên tốc độ tăng trưởng có giảm đi, đến nay vẫn còn khó khăn do tình hình kinh tế chưa khởi sắc. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn là thị trường có tốc độ phát triển lớn nhất về tiêu thụ điều hòa trong khu vực Đông Nam Á.

Theo các nhà khí tượng học, các đợt nắng nóng diễn ra trên phần lớn lãnh thổ Việt Nam vào mùa hè những năm gần đây đã chạm kỷ lục về thời lượng và nhiệt độ trong ngày. Nhiệt độ cao nhất được ghi nhận là 42,5 độ C (Tháng 6/2017) - mức nhiệt kỷ lục trong suốt 45 năm. Do ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu, nắng nóng ở Việt Nam dự kiến kéo dài qua các năm tới, kéo theo nhu cầu sử dụng điều hòa tăng. Điều này khiến cho Việt Nam ngày càng phải đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu trầm trọng. Việc ứng phó với biến đổi khí hậu cần sự hợp tác từ cả cộng đồng quốc tế và cấp chính phủ, địa phương. Việt Nam cần đẩy mạnh các biện pháp bảo vệ môi trường, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính, và phát triển nông nghiệp bền vững.

Mỗi khi đến một hộ gia đình sửa chữa máy điều hòa, xe tải của bà Byrne thường chất đầy các dụng cụ như hộp, ống dẫn, bình chứa. Trong số bình chứa này có một bình màu hồng chứa R-410A. Khi xử lý hệ thống điều hòa bị rò rỉ chất làm lạnh, bà Byrne sẽ xả phần chất làm lạnh còn lại trong máy điều hòa vào một trong các bình chứa. Sau đó, bà mới bắt đầu tháo rời các bộ phận của máy điều hòa. Điều này góp phần ngăn khí làm lạnh tiếp tục bị thải vào không khí. Tuy nhiên, máy điều hòa không phải là thiết bị duy nhất có chứa chất làm lạnh gây hại môi trường. Ông Eckhard Groll - chuyên gia về điện lạnh và kỹ thuật cơ khí tại ĐH Purdue (Mỹ) - cho biết ô tô cũng tạo ra những chất siêu ô nhiễm này. Theo ông Groll, hệ thống điều hòa không khí trên các ô tô “dễ bị rò rỉ” và trung bình, khoảng 25% chất làm lạnh từ ô tô bị rò rỉ ra ngoài mỗi năm. Chỉ tính riêng ở Mỹ, 200 triệu ô tô ở nước này có thể thải ra hơn 43.000 tấn chất làm lạnh mỗi năm. Siêu thị cũng là một trong những nguồn chính rò rỉ chất làm lạnh ra môi trường. Các siêu thị có đường ống làm lạnh lớn để mang chất làm lạnh đến những tủ đông và tủ mát.

Bà Danielle Wright - Giám đốc điều hành của nhóm vận động Hội đồng Điện lạnh Bền vững Bắc Mỹ - cho biết trung bình mỗi siêu thị rò rỉ khoảng 25% chất làm lạnh mỗi năm. “Tôi không nói rằng các siêu thị nhất thiết phải cắt giảm hệ thống làm lạnh. Nhưng họ nên lắp hệ thống chống rò rỉ. Điều này sẽ tiết kiệm hơn so với việc để chất làm lạnh rò rỉ ra ngoài” - bà Wright nói. Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm ra một số loại hóa chất ít có tác động đến khí hậu. Tuy nhiên, chúng lại có những đặc tính tiêu cực khác như dễ cháy và ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hại. Một số nhà nghiên cứu đang xem xét dùng carbon dioxide như một chất làm lạnh. Tuy nhiên, ông Groll cho rằng điều này buộc người dùng phải thay đổi hệ thống điều hòa đang sử dụng. Một trong những chất làm lạnh phổ biến nhất trong máy điều hòa không khí, hydrofluorocarbons (HFC), có khả năng làm nóng gấp 1.000 lần carbon dioxide.

Các nhà khoa học cho biết nếu cứ phụ thuộc vào HFC, toàn cầu có thể nóng lên nửa độ C vào cuối thế kỷ này. Điều này sẽ làm tăng khí nhà kính, gây ra những cơn bão, hạn hán chết người và nhiều đợt nắng nóng hơn. Ở cấp độ toàn cầu, những nỗ lực hạn chế sử dụng chất làm lạnh cũng đang được triển khai. Năm 2016, các đại diện từ hơn 150 quốc gia đã ký Bản sửa đổi Kigali thuộc Nghị định thư Montreal. Theo đó, các nước đồng ý giảm 80% mức tiêu thụ HFCs từ nay đến năm 2047. Trong đó, các nước công nghiệp giàu có được yêu cầu tiên phong giảm mạnh HFC. Hiện thị trường đã có các chất làm mát ít gây hại cho môi trường hơn, do một số công ty lớn như Chemours Co. và Honeywell International Inc. sản xuất. Daikin và Mitsubishi Electric Corporation cũng đã và đang nghiên cứu sản phẩm của riêng họ, song chưa được như mong muốn.

Chẳng hạn R-32 của Daikin vẫn có khoảng 1/3 khả năng gây nóng lên toàn cầu so với các chất làm lạnh thông thường. Nó vẫn gây ô nhiễm và cũng dễ cháy hơn dù rẻ hơn một số chất làm mát khác. "Mặc dù R-32 giúp tránh được một lượng lớn khí thải, nhưng chúng ta cần phải giảm xuống mức thấp hơn”, bà Prima Madan - chuyên gia về làm mát và sử dụng năng lượng hiệu quả tại Hội đồng Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có trụ sở tại Mỹ - nhấn mạnh.

Các công ty làm mát cũng đang tìm kiếm những lựa chọn mới. “Nếu không có chất làm lạnh xanh con người sẽ là người thua cuộc”, ông Jawa - giám đốc điều hành của Daikin Ấn Độ - nói. Tuy nhiên hiện tại, các chất lựa chọn thay thế HFC vẫn còn khá đắt. Điều đó dẫn tới sự phản đối ngay cả ở các nước giàu có. Thượng viện Mỹ gần đây đã đồng ý giảm 85% mức tiêu thụ HFC, nhưng trong vòng 15 năm./.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Cảnh báo mưa lớn cục bộ, gió giật mạnh ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ

Cảnh báo mưa lớn cục bộ, gió giật mạnh ở khu vực vùng núi Bắc Bộ, cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ

Dự báo, chiều tối và đêm 08/7 tại khu vực vùng núi Bắc Bộ, cao nguyên Trung Bộ và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 80mm.
Tái diễn tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 16, giao thông đi lại khó khăn

Tái diễn tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên Quốc lộ 16, giao thông đi lại khó khăn

Những trận mưa lớn khiến nhiều điểm trên Quốc lộ 16, tỉnh Nghệ An tiếp tục bị sạt lở nghiêm trọng. Khối lượng đất, đá lớn tràn trên núi tràn xuống đường ảnh hưởng đến việc lưu thông của người dân gặp nhiều khó khăn.
Sáng tạo để thích ứng trước biến đổi khí hậu, hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Sáng tạo để thích ứng trước biến đổi khí hậu, hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan chưa từng thấy, nắng nóng kéo dài trên 38 °C, hạn hán nặng ở Tây Nguyên và ĐBSCL, xâm nhập mặn lan rộng vào mùa khô, mưa đá và lũ bất thường ở miền Bắc và Trung.
Đẩy mạnh hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozone

Đẩy mạnh hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ozone

Với những kết quả tích cực trong các hoạt động hợp tác, Cục Biến đổi khí hậu (DCC) và Văn phòng dịch vụ dự án Liên hợp quốc (UNOPS) vừa chính thức tiếp tục gia hạn Bản ghi nhớ hợp tác (MOU) giữa hai bên thêm 03 năm.
Tu Mơ Rông, Kon Tum: Gần 200 triệu đồng thiệt hại do ảnh hưởng bão số 1

Tu Mơ Rông, Kon Tum: Gần 200 triệu đồng thiệt hại do ảnh hưởng bão số 1

Do ảnh hưởng của bão số 1, huyện Tu Mơ Rông ghi nhận tình trạng mưa vừa kèm gió mạnh, lượng mưa đo được từ 34,8mm đến 44mm. Dù bão không đổ bộ trực tiếp, nhưng với đặc điểm địa hình đồi núi dốc và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, thiên tai đã gây thiệt hại đáng kể trên địa bàn huyện.
Bão số 1: 22.500 ha lúa và hoa màu bị ngập

Bão số 1: 22.500 ha lúa và hoa màu bị ngập

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), từ ngày 10 - 12/6 do ảnh hưởng bão số 1, mưa lớn đã gây nhiều thiệt hại tại các tỉnh, thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam.
Quảng Ninh: Triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 1

Quảng Ninh: Triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 1

Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Văn bản số 12/BCH-VP yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, không được chủ quan, lơ là trước diễn biến phức tạp của bão số 1 (WUTIP).
Bộ Nông Nghiệp và Môi trường chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 1

Bộ Nông Nghiệp và Môi trường chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 1

Dù không trực tiếp đổ bộ vào đất liền, bão số 1 được dự báo sẽ gây mưa lớn trên diện rộng tại Trung Bộ và Tây Nguyên. Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) đã tổ chức họp khẩn chỉ đạo các địa phương không được chủ quan, đặc biệt tại các vùng có nguy cơ sạt lở, lũ quét và ngập úng.
Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 16 tỉnh

Đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở 16 tỉnh

Các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-50mm có nơi trên 60mm.
Sự sống gắn liền với  bảo vệ đại dương

Sự sống gắn liền với bảo vệ đại dương

Ngày Đại dương thế giới được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc công nhận vào ngày 8/6/2009 và được tổ chức hằng năm sau đó. Mục tiêu chung của ngày Đại dương thế giới là nâng cao nhận thức cho người dân và các nhà quản lý về vai trò quan trọng của biển và đại dương. Bên cạnh đó, ngày này còn là ngày mọi người trên toàn cầu kỷ niệm và tôn vinh những giá trị của đại dương cung cấp cho cuộc sống của con người.
Rừng đầu nguồn: Lá chắn cho sự sống và phát triển bền vững

Rừng đầu nguồn: Lá chắn cho sự sống và phát triển bền vững

Rừng đầu nguồn, lá phổi xanh của Trái Đất, nơi khởi nguồn của những dòng sông mang nặng phù sa, từ bao đời nay đã đóng vai trò vô cùng thiết yếu đối với sự cân bằng sinh thái và đời sống con người.
Lâm Đồng chủ động ứng phó nguy cơ thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2025

Lâm Đồng chủ động ứng phó nguy cơ thiên tai trong mùa mưa lũ năm 2025

Trước dự báo thời tiết bất thường, mưa lớn diện rộng, sạt lở đất và lũ quét có nguy cơ xảy ra trên địa bàn, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Công điện khẩn số 536/UBND nhằm tăng cường công tác phòng, chống thiên tai trong thời gian tới. Công điện được ban hành sau khi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương có các chỉ đạo cụ thể liên quan đến tình hình mưa bão và an toàn phòng chống thiên tai trên cả nước.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính