Chủ nhật 24/11/2024 15:25Chủ nhật 24/11/2024 15:25 Hotline: 0326.050.977Hotline: 0326.050.977 Email: toasoan@tapchihuucovietnam.vnEmail: [email protected]

Tag

Cao Bằng: Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ góp phần thực hiện hiệu quả giảm nghèo

Tăng
aa
Giảm
Chia sẻ Facebook
Bình luận
In bài viết
Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ (CSSP) do Chính phủ Việt Nam và Quỹ Phát triển nông nghiệp Quốc tế (IFAD) tài trợ triển khai tại Cao từ năm 2017. Qua 7 năm thực hiện, Dự án từng bước đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cộng đồng, hình thành các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng tiếp cận thị trường, tạo sinh kế bền vững, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới vùng dự án.
Cao Bằng: Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ góp phần thực hiện hiệu quả giảm nghèo
Được Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ hỗ trợ, hơn 1.000 m2 vườn đồi trồng chè hữu cơ của gia đình bà Nguyễn Thị Lành, xóm Bản Cắn, xã Vân Trình, huyện Thạch An (Cao Bằng) cho thu lợi hơn 200 triệu đồng/năm - Quốc Sơn.

Tạo sinh kế bền vững cho nông dân

Qua 7 năm triển khai, huyện Thạch An có 47 xóm, 3.457 hộ dân thuộc 7 xã: Vân Trình, Trọng Con, Đức Long, Thụy Hùng, Đức Thông, Minh Khai, Quang Trọng được hưởng lợi từ các hoạt động đầu tư của Dự án CSSP, tổng kinh phí thực hiện trên 127 tỷ đồng.

Các xã vùng dự án huyện Thạch An thành lập được 166 nhóm đồng sở thích (CIG), với 2.327 thành viên. Dự án đầu tư xây dựng đường liên xã, liên thôn, đường vào khu sản xuất; kênh, mương thuỷ lợi, nước sinh hoạt…, phục vụ sản xuất, sinh hoạt của người dân. Hỗ trợ 2 hợp tác xã, 10 hộ kinh doanh có sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP của tỉnh, xây dựng 189 mã số vùng trồng thạch đen trên địa bàn 7 xã dự án, với diện tích 630, 67ha, 2.532 hộ dân tham gia. Vùng dự án thực hiện 13 mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu, gồm: rau an toàn, chăn nuôi gà, bí xanh thơm, hồi, thạch đen, chè hữu cơ…, với 733 hộ tham gia, trong đó có 394 hộ nghèo và cận nghèo, các hộ được hưởng 100% sản phẩm thu được từ các mô hình. Hiệu quả dự án đã tạo cơ hội cho lao động nông thôn có việc làm, người dân vùng dự án tăng thu nhập, diện mạo nông thôn được đổi mới.

Xã Vân Trình (Thạch An) có 9 xóm, 662 hộ, 2.884 nhân khẩu. Triển khai dự án, xã thành lập 35 nhóm CIG, với 454 thành viên, trong đó có 128 thành viên hộ nghèo, 62 thành viên hộ cận nghèo, 319 thành viên là phụ nữ, phần lớn là dân tộc thiểu số. Theo bà Nguyễn Thị Lành, Trưởng nhóm CIG chè xóm Bản Cắn, xã Vân Trình, xã có 8 ha cây chè, từ khi triển khai Dự án CSSP, 11 thành viên trong nhóm được tập huấn, biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, hình thành tư duy sản xuất hàng hóa hữu cơ, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Nhóm được dự án hỗ trợ máy sao chè và hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu sản phẩm “Chè Thụy Ngân”, tạo cơ hội cho sản phẩm chè tiếp cận thị trường thuận lợi.

“Được hỗ trợ từ các hoạt động Dự án CSSP, gia đình tôi có hơn 1.000 m2 vườn đồi trồng chè hữu cơ, không bón phân hóa học, không sử dụng thuốc kích thích, thuốc diệt cỏ, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, cây chè cho năng suất. Hàng năm, gia đình thu hái, sản xuất được hơn 80 kg chè khô chất lượng cao, sản phẩm chè có chứng nhận nhãn hiệu được khách hàng đến thu mua tại nhà, giá bán 250 – 300 nghìn đồng/kg, thu lợi hơn 200 triệu đồng/năm”. Bà Lành cho biết.

Về hiệu quả Dự án CSSP triển khai trên địa bàn xã, ông Đinh Xuân Chiến, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Trình đánh giá, thành công của dự án đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, người dân biết khai thác tiềm năng đất đai, nguồn nước, đầu tư hiệu quả vào các cây trồng, vật nuôi thế mạnh của địa phương. Dự án tạo cơ hội cho nông dân có điều kiện ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa, hình thành vùng liên kết sản xuất tập trung hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao thu nhập theo hướng tiếp cận thị trường, tạo sinh kế bền vững cho người dân.

Hiệu quả dự án thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển

Cao Bằng: Dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ góp phần thực hiện hiệu quả giảm nghèo
Mô hình nuôi bò vỗ béo của hộ dân vùng Dự án Hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ huyện Hà Quảng (Cao Bằng) cho hiệu quả kinh tế cao - Ảnh minh họa.

Với mục tiêu nâng cao thu nhập và giảm mức độ dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu của hộ nghèo, cận nghèo tại các xã dự án thực hiện, Dự án CSSP triển khai 4 hợp phần và 7 tiểu hợp phần trên địa bàn 30 xã thuộc 3 huyện: Nguyên Bình, Thạch An, Hà Quảng của tỉnh Cao Bằng.

Qua 7 năm (2017 – 2024) thực hiện, Dự án đã hỗ trợ hoàn thiện 5 kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị dựa trên nguồn hàng các cây trồng, vật nuôi thế mạnh địa phương, như: Bò Mông, lợn đen, dong riềng, gừng hàng hóa, lúa gạo chất lượng cao…; xây dựng 8 bản kế hoạch hành động phát triển chuỗi giá trị (VCAP) cấp huyện và 53 bản VCAP cấp xã. Các kế hoạch đầu tư chiến lược phát triển chuỗi giá trị góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm, cải thiện đời sống, thực hiện giảm nghèo cho các hộ dân hưởng lợi dự án. Các hộ dân vùng dự án đã chuyển đổi từ tập quán sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô hàng hóa gắn với liên kết chuỗi giá trị từ khâu cung ứng cây, con giống chất lượng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

Dự án triển khai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã hỗ trợ thành lập 678 nhóm CIG, tổ hợp tác, trong đó có 644 tổ được nhận tài trợ hơn 43,5 tỷ đồng; 280 tổ hợp tác, nhóm CIG liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó có 180 nhóm CIG liên kết với 6 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sản xuất theo chuỗi giá trị. Việc kết nối người dân, người sản xuất với các đơn vị bao tiêu sản phẩm đã tạo đầu ra ổn định cho nông sản. Dự án cũng duy trì 322 nhóm tiết kiệm tín dụng cho phụ nữ nghèo tham gia chuỗi giá trị sản xuất hàng hóa với tổng kinh

phí gần 30 tỷ đồng dành cho Quỹ Phụ nữ phát triển và đầu tư 188 công trình hạ tầng cơ sở đưa vào sử dụng phục vụ các chuỗi giá trị sản xuất…

Dự án CSSP thực hiện tại Cao Bằng đã có 25.000 người dân được tiếp cận các hoạt động dự án, gần 13.000 hộ được hưởng lợi với hơn 57.000 thành viên, tỷ lệ hộ nghèo đạt 35%, vượt chỉ tiêu dự án 10%. Hoạt động của dự án đã tác động thúc đẩy sản xuất, giúp người dân có kiến thức nâng cao kỹ thuật sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, có thêm kiến thức về thị trường. Dự án hỗ trợ hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa hữu cơ, đảm bảo vệ sinh môi trường. Từ các nguồn lực được lồng ghép, dự án góp phần đầu tư hiệu quả vào mục tiêu giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển.

Bài liên quan

CÁC TIN BÀI KHÁC

Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Diễn đàn Mekong Startup - Động lực thúc đẩy kinh tế xanh

Ngày 15/11, UBND tỉnh Đồng Tháp đã phối hợp cùng Bộ NN-PTNT tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (Mekong Startup) lần 2 (2024) với chủ đề "Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển".
Từ làng rau sạch Hội An đến làng du lịch tốt nhất gọi tên Trà Quế

Từ làng rau sạch Hội An đến làng du lịch tốt nhất gọi tên Trà Quế

Tối 14/11, tại Cartagena de Indias, Colombia, làng rau Trà Quế ở Hội An, Quảng Nam vinh dự nhận giải thưởng “Làng Du lịch tốt nhất năm 2024” từ Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism).
Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu thực phẩm Halal

Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu thực phẩm Halal

Việt Nam được đánh giá có tiềm năng xuất khẩu thực phẩm Halal. Tiềm năng mở rộng xuất khẩu Halal của Việt Nam càng được thể hiện rõ hơn khi Việt Nam đã nằm trong top 20 nước xuất khẩu thực phẩm hàng đầu thế giới và là một trong 15 nước xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.
Trung Quốc luôn là khách hàng lớn của gạo Việt Nam

Trung Quốc luôn là khách hàng lớn của gạo Việt Nam

Theo Bộ Công Thương, 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo đạt 7,7 triệu tấn, trị giá 4,8 tỷ USD, tăng 10,2% về lượng và 23,5% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Tiềm năng xuất khẩu rau củ quả sang thị trường Trung Quốc

Tiềm năng xuất khẩu rau củ quả sang thị trường Trung Quốc

Kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam năm 2023 đạt 5,6 tỷ USD, riêng Trung Quốc là 3,63 tỷ chiếm gần 65% tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam. Năm 2024 dự kiến kim ngạch rau quả xuất khẩu của Việt Nam sẽ khoảng 7,5 tỷ USD, riêng Trung Quốc sẽ đạt trên 5 tỷ, chiếm khoảng 70% khối lượng.
52 tỷ USD xuất khẩu: Nông nghiệp vẫn chật vật

52 tỷ USD xuất khẩu: Nông nghiệp vẫn chật vật

Nông nghiệp Việt Nam tuy đóng góp quan trọng vào GDP và xuất khẩu, nhưng hoạt động tài trợ chuỗi cung ứng còn rất hạn chế.
Kinh tế tập thể Tuy Phong: Nở rộ sắc màu công nghệ cao

Kinh tế tập thể Tuy Phong: Nở rộ sắc màu công nghệ cao

Kinh tế tập thể ở huyện Tuy Phong (Bình Thuận) đang có những bước tiến đáng kể nhờ ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Ngân hàng "rót vốn" cho 1 triệu ha lúa

Ngân hàng "rót vốn" cho 1 triệu ha lúa

Ngân hàng vào cuộc hỗ trợ nông dân Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Khẳng định uy tín và chất lượng của chè “made in Vietnam” trên trường quốc tế

Khẳng định uy tín và chất lượng của chè “made in Vietnam” trên trường quốc tế

Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam, Ông Hoàng Vĩnh Long cho biết, sản xuất và xuất khẩu chè của Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới. Ngành chè nước ta có trên 1,5 triệu người trực tiếp tham gia trồng và sản xuất chè và khoảng 2,5 triệu người gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè.
Doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị đủ thông tin và kiến thức khi vào thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt Nam cần trang bị đủ thông tin và kiến thức khi vào thị trường Halal

Doanh nghiệp Việt Nam muốn được chứng nhận Halal phải có đủ thông tin và kiến thức đâu là sản phẩm được phép và không được phép theo quy định của các nước Hồi giáo.
10 tháng, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái

10 tháng, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 10 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp ước đạt 51,74 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành này xuất siêu khoảng 15,2 tỷ USD, tăng mạnh hơn 62% so với cùng kỳ 2023.
Việt Nam hiện đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản

Việt Nam hiện đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: “Xuất khẩu nông sản của Việt Nam đang đạt đỉnh cao nhất từ trước đến nay. Năm nay, chúng ta sẽ cán đích ở mức cao nhất về kim ngạch xuất khẩu nông sản. Việt Nam hiện đứng thứ 2 Đông Nam Á, đứng thứ 15 thế giới về xuất khẩu nông sản”.
XEM THÊM
Based on MasterCMS Ultimate Edition 2024 v2.9
Quay về đầu trang
Giao diện máy tính